Cảng Thượng Hải - Hải Cảng Lớn Nhất Trung Quốc

Cảng Thượng Hải - hải cảng lớn nhất Trung Quốc(Thứ hai, 25/10/2010 00:00 GMT+7)

Cảng Thượng Hải được đánh giá là một cảng sầm uất nhất trên thế giới. Đây là một cảng hỗn hợp vừa là cảng biển nước sâu vừa là một cảng sông. Nằm trên cửa sông Dương Tử thuộc thành phố Thượng Hải cảng có diện tích 3,619.6 km² là một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Cảng Thượng Hải được đánh giá là một cảng sầm uất nhất trên thế giới. Đây là một cảng hỗn hợp vừa là cảng biển nước sâu vừa là một cảng sông.

Nằm trên cửa sông Dương Tử thuộc thành phố Thượng Hải cảng có diện tích 3,619.6 km² là một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Cảng Thượng Hải, xưa kia vào giữa thế kỷ thứ 5 và thứ 7 trước CN là vùng đất có tên là Thân hay Hỗ độc. Tới năm 1297, dưới thời nhà Nguyên mới được nâng cấp lên thành phố. Từ năm 1684, dưới thời nhà Thanh, tàu biển nước ngoài mới được phép vào cảng và phải nộp thuế hải quan. Năm 1735 nó đã trở thành cảng biển quan trọng nhất trong khu vực sông Dương Tử.

Hiện nay, Cảng Quốc tế Thượng Hải (SIPG) là cơ quan quản lý duy nhất quản lí các bến trong cảng. SIPG là một công ty ra đời vào năm 2003 sau đó được tổ chức lại thành cảng vụ Thượng Hải. Các cổ đông chính của công ty gồm chính quyền thành phố Thượng Hải (44,23%), Công ty thương mại quốc tế đầu cuối (26,54%) và Tập đoàn Đầu tư Tongsheng Thượng Hải (16,81%).

Giao hàng RORO tai cảng Thượng Hải

SIPG điều hành việc vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế, duy trì, sản xuất và cho thuê container, cũng như xây dựng, quản lý và điều hành các phương tiện của cảng.

Trong số 125 bến mà SIPG quản lí có 82 bến có thể đón các tàu có sức chở từ 10.000 DWT trở lên. Các bến có thể xử lí hàng rời, hàng RO/RO và các hàng hóa đặc biệt.

Hiện tại, Wusongkou, Waigaoqiao và Yangshan là ba khu vực cảng containerchính của cảng Thượng Hải. Khu vực Wusongkou được quản lý bởi Công ty bến cảng Container Thượng Hải (SCT), đây là một liên doanh giữa Hutchison Port Holdings Limited (HPH) và SIPG. Công ty trực tiếp vận hành ba bến container là bến Zhanghuabang, bến đường Jungong và bến đường Bảo Sơn. Các trang thiết bị của 3 bến này gồm bao gồm: hệ thống quản lí và làm sạch container, Khu lưu trữ và vận chuyển hàng hóa, khu lưu trữ hàng hóa nội địa và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử.

Khu vực Waigaoqiao là nơi có nhiều công ty tham gia điều hành như Công ty cảng container quốc tế Pudong Thượng hải, Chi nhánh công ty cảng container SIPG Zhendong, Công ty Cảng Container Đông Thượng Hải và công ty TNHH cảng Container Mingdong Thượng Hải. Công ty Shanghai Pudon hoạt động trên diện tích 500.000 m² với trang bị 147 máy móc thiết bị xử lí container, 36 hệ cẩu dàn bánh lốp, 10 cần trục dàn, 73 xe chở container và 11 xe nâng hàng. Công ty Mingdong Thượng Hải lại trang bị các thiết bị bốc xếp, lưu trữ và chuyển giao container.

Công ty cảng container quốc tế Shengdong Thượng Hải chịu trách nhiệm điều hành cảng nước sâu Yangshan. Cảng được trang bị 34 cần cẩu RTG 120 cẩu dàn container. Cảng có năng lực xếp dỡ 2,2 triệu TEU hàng hóa container. Ngoài cảng container còn có cảng hàng hóa khác trên sông Hoàng Phố. Những bến này hoạt động như những trung tâm phân phối hàng hóa đồng thời góp phần phát triển tài chính của khu vực cửa sông Dương Tử.

Từ năm 2006, cảng Thượng Hải đã trở thành cảng container lớn thứ ba thế giới khi đạt được mức thông qua 21,71 triệu TEU hàng container, 537.000.000 tấn hàng hóa, tăng 21,1% so với năm trước.

Tổng cộng hàng thông qua cảng trong năm 2007 là 560.000.000 tấn hàng hóa, hơn 26.000.000 TEU. Trong năm 2008, cảng xếp dỡ 582.000.000 tấn hàng hóa và 28.000.000 TEU. Trong năm 2008, cảng cũng đón nhận gần 62.000 chuyến tàu trong nước và quốc tế. Vận tải hàng hóa thông qua cảng đăng ký trong năm 2009 là 590.000.000 tấn.

Do không đảm bảo độ sâu cần thiết đối với các cảng ven bờ, nằm trong kế hoạch mở rộng cảng Thượng Hải, một cảng nước sâu mới nằm trên biển Đông Trung Quốc đang được xây dựng cách đất liền 30 km, cảng nước sâu Dương Tử. Dự án này được chia làm 4 giai đoạn. Khi hoàn thành nó sẽ được kết nối với đất liền thông qua một cây cầu dài 32.5km.

Giai đoạn I của dự án đã kết thúc và ddowcj bắt đầu khai thác từ tháng 12/2005 với khoản đầu tư của 7,5 tỷ $. Bến cảng mới có độ sâu 16m được xây dựng trong 5 năm. Ngay trong năm đầu tiên xây dựng, bến cảng này đã xếp dỡ 3.100.000 TEU.

Giai đoạn II được thực hiện với số vốn đầu tư 7 tỷ $ và được đưa vào hoạt động từ tháng 12 năm 2006 với bốn cầu cảng có năng lực xử lý 2.100.000 TEU. Giai đoạn III và IV dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2010 và 2012. Đến năm 2012, cảng nước sâu sẽ có khả năng xử lý 15.000.000 TEU.

Theo Maritime magazine

Từ khóa » Các Cảng Lớn Của Trung Quốc