Cảnh Báo 4 Chức Năng Quan Trọng Của Thận đang Kêu Cứu
Có thể bạn quan tâm
1/ Cấu tạo của thận gồm những gì?
Thận là bộ phận quan trọng trong hệ tiết niệu, có hình hạt đậu nằm trong khoang bụng sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống. Mỗi cơ thể người sẽ có hai quả thận, có nhiều chức năng của thận quan trọng & ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì sự sống. Mỗi quả thận sẽ tiết nước tiểu vào niệu quản, dẫn nước tiểu vào bàng quang. Chức năng lọc máu của thận được thực hiện bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, điều chỉnh huyết áp.
Mỗi quả thận dài khoảng 10-12,5 cm, rộng 5-6 cm, dày 3-4 cm và nặng khoảng 150 gam. Có hai bờ, một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bởi vỏ xơ. Hai quả thận quay bờ lõm vào nhau, ở chính giữa có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan.
(Ảnh: Mô phỏng cấu tạo của thận)
2/ 4 chức năng quan trọng nhất của thận là gì?
Thận có nhiều chức năng nhưng 4 chức năng quan trọng nhất của thận cần được đặc biệt bảo vệ đó chính là:
2.1/ Lọc máu và chất thải
Tất cả máu trong cơ thể sẽ đi qua thận theo chu kỳ từ 20-25 lần/ngày và phân chia thành các mao mạch li ti bện chặt vào nephron. Sau đó, thận sẽ đưa các chất thải ra ngoài cơ thể dưới dạng nước tiểu. Đây đươc xem là chức năng của thận quan trọng nhất.
2.2/ Bài tiết nước tiểu
Nước tiểu bắt đầu từ quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch của cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu. Sau đó lượng nước tiểu này sẽ được hấp thu lại để trở thành nước tiểu chính thức rồi được đổ vào bể thận, xuống ống dẫn nước tiểu tích trữ trong bàng quang và thải ra ngoài nhờ ống đái.
2.3/ Điều hòa thể tích máu
Thận giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể thông qua việc sản xuất nước tiểu. Khi cơ thể chúng ta được cung cấp nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại, lượng nước tiểu sẽ ít đi nếu chúng ta uống ít nước.
2.4/ Chức năng nội tiết
Nội tiết cũng là chức năng của thận không kém phần quan trọng trong sự sống. Thận tham gia vào quá trình bài tiết hormone renin có tác dụng điều hòa huyết áp và sản xuất erythropoietin giúp tăng sản xuất hồng cầu ở tủy xương. Ngoài ra, thận còn hỗ trợ chuyển hóa vitamin D3 và Glucose từ các nguồn không phải hydrat carbon khi cơ thể phải nhịn đói lâu ngày.
(Ảnh: Chức năng của thận đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể)
3/ Một số bệnh thận thường gặp và dấu hiệu nhận biết
Khi thận không được bảo vệ, dần dần sẽ bị suy yếu và sinh ra các bệnh lý thường gặp như:
3.1/ Bệnh suy thận
Là tình trạng suy giảm chức năng của thận, được chia thành 2 nhóm bệnh theo thời gian mắc bệnh là: suy thận cấp (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn). Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày, có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn sau khi được điều trị thích hợp. Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không thể phục hồi, các biện pháp điều trị chỉ giúp làm chậm tiến triển và ngăn ngừa biến chứng, khi chức năng thận suy giảm tới 90%, người bệnh cần được thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo.
Dấu hiệu của bệnh suy thận
Khi gặp các dấu hiệu bên dưới đây, chúng ta nên được tham khám tổng quát, đặc biết chú ý đến cơ quan chức năng của thận nhé:
- Cơ thể bị suy nhược, thường xuyên khó ngủ hoặc mất ngủ
- Tiểu nhiều vào ban đêm, tiểu nhiều lần, nước tiểu có bọt, nước tiểu có màu nhạt hơn hay đậm hơn bình thường, tiểu ra máu, có cảm giác đi tiểu khó khăn như căng cứng, ...
- Sức khỏe thể chất và tinh thần giảm sút
- Ăn uống kém, lười ăn, tiêu hóa kém, dễ bì buồn nôn
- Thường xuyên bị chuột rút, co giật cơ bắp
- Ngứa dai dẳng, nổi mề đay, phù chân, tay, mặt, cổ
- Thường bị hoa mắt, khó thở, chóng mặt, đau tức ngực
- Huyết áp không ổn định hoặc tăng huyết áp khó kiểm soát
- Hơi thở có mùi hôi bất thường
- Thường xuyên đau lưng, đau hông
3.2/ Bệnh sỏi thận
Là bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quang,... hình thành nên những tinh thể rắn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thận. Kích thước của những viên sỏi thận có thể lên tới vài cm, những viên sỏi thận nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu, những viên sỏi lớn hơn khi di chuyển trong thận, bàng quang, niệu quản,... có thể gây cọ xát, dẫn tới tổn thương, thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu và gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm.
(Ảnh: Bệnh sỏi thận có thể gây nên những cơn đau quặn dữ dội)
Những triệu chứng sỏi thận thường gặp
Thường dễ nhầm lẫn với bệnh đau lưng, những cơn đau quặn đang là một triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi thận. Tùy vào kích thước và vị trí của viên sỏi sẽ có những mức ảnh hưởng đến chức năng của thận khác nhau, người bệnh sẽ có cảm giác bị đau ở những vị trí khác nhau ở phần hông và lưng. Ngoài ra, còn có các triệu chứng thường gặp ở người bị sỏi thận như:
- Thường xuyên có cảm giác dễ buồn nôn hoặc nôn
- Đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, tiểu mỗi lần một lượng nhỏ
- Đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu có màu đục bất thường
- Dễ bị sốt và ớn lạnh
- Bị đau rát khi đi tiểu, tiểu ngắt quãng
- Khó đi tiểu hoặc không tiểu được
3.3/ Bệnh viêm cầu thận
Là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận gây ra các biểu hiện như: phù, tăng huyết áp, thiếu máu, thay đổi thành phần nước tiểu,... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới suy giảm chức năng của thận.
Triệu chứng viêm cầu thận thường gặp
Bệnh viêm cầu thận có thể diễn ra một cách âm thầm, không biểu hiện rõ triệu chứng, người bệnh khó nhận biết mình đang bệnh. Tuy hiên, nếu gặp phải những triệu chứng như sau thì bạn nên chú ý hơn về bệnh viêm cầu thận:
- Bị phù ở mặt, tay, chân hoặc toàn thân
- Tăng huyết áp đột ngột
- Đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu có màu bất thường
- Khó tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường
Ngoài ra còn có những triệu chứng viêm cầu thận ít gặp hơn như: Số nhẹ, đau vùng thắc lưng, đau bụng chướng, tiêu chảy, huyết áp không ổn định và dấu hiệu suy tim.
3.4/ Bệnh viêm thận bể thận cấp
Là tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu gồm: nhiễm khuẩn cấp tính các đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận. Viêm thận bể thận dễ xuất hiện sau nhiễm khuẩn tiết niệu dưới, sau phẫu thuật hệ tiết niệu, tắc nghẽn đường niệu,...
3.5/ Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư là tình trạng thận hư thận yếu, gây viêm phù, nước tiểu có protein, máu giảm protein và tăng mỡ, gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng của thận.
Triệu chứng thận hư thường gặp
Bệnh nhân hư thận thường cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém, tăng huyết áp và một số triệu chứng như:
- Bệnh nhân dễ dàng nhận biết bằng sự tăng cân.
- Ở người lớn, cân nặng có thể tăng từ 20 - 30kg.
- Bệnh nhân có thể phù mặt, đặc biệt là phù mi mắt rồi xuống chi dưới, bụng và bộ phận sinh dục hoặc phù toàn thân.
- Có thể có cả dịch ở màng ngoài tim, dịch trong ổ bụng, dịch ở màng phổi một bên hoặc hai bên.
- Tiểu ít, tiểu nhiều lần, lượng tiểu ít vào mỗi lần tiểu.
3.6/ Ung thư thận,
Ung thư thận là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao, gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến hoạt động chức năng của thận, hiện nguyên nhân gây ung thư thận vẫn chưa được xác định rõ ràng.
(Ảnh: Bệnh ung thư thận đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe)
Những dấu hiệu ung thư thận thường gặp
Dấu hiệu thường gặp nhất ở người bệnh ung thư thận đó là đau lưng và tiểu ra máu. Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác, cụ thể như:
- Tiểu ra máu: Tùy vào lượng máu nhiều hay ít mà nước tiểu sẽ có màu nâu, màu hồng hoặc chỉ thay đổi nhẹ màu sắc khó nhận biết. Khi này, bệnh nhân có thể cần đến xét nghiệm nước tiểu để xác định kết quả.
- Bị đau thắt lưng âm ỉ kéo dài, liên tục, cũng có trường hợp đau quặn thắc dữ dội.
- Khối u vùng bụng có thể phát hiện khi sờ tay và cảm nhận hoặc cần đến sự chuẩn đoán bằng hình ảnh.
- Thường xuyên mệt mỏi, tinh thần giảm sút.
- Sút cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
- Sốt, hạ huyết áp.
4/ Làm sao để bảo vệ thận khỏe mạnh?
Thận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Chức năng của thận khỏe sẽ giúp cơ thể bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể và nếu thận yếu, các chất độc sẽ đọng lại bên trong cơ thể gây tắc nghẽn và làm tổn thương thận nghiêm trọng. Chính vì vậy, để bảo vệ thận khỏe mạnh, chức năng của thận hoạt động tốt cần:
Xây dựng thói quen lành mạnh
Hoạt động của thận ảnh hưởng rất nhiều từ lối sống, cần điều chỉnh các thói quen sinh hoạt để tránh gây tổn thương đến thận: uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để hỗ trợ quá trình lọc các chất thải ra ngoài, không làm việc quá sức dẫn đến tình trạng stress, luyện tập thể dục duy trì cơ thể cân đối, tăng sức dẻo dai và phòng ngừa tăng huyết áp, không hút thuốc lá, không lạm dụng các loại thuốc kê đơn bởi có thể gây tổn thương đến thận.
Ăn uống khoa học
Thận giống như chiếc máy bơm hoạt động suốt ngày để thải độc ra khỏi cơ thể. Để giảm áp lực cho thận, nên kiêng các thực phẩm giàu protein, kali, photphat, đồ ăn quá ngọt, nhiều dầu mỡ hoặc quá mặn. Thay vào đó, nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, magie, sắt… để tăng cường chức năng và hoạt động của thận như: bơ, đu đủ, bưởi, táo, lê, nho… Tránh ăn các loại trái cây như: dứa, chuối, cam, quýt…; với rau củ nên ưu tiên: cải bắp, cải xoăn, cải thảo, súp lơ, ớt chuông đỏ, măng tây… sẽ giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường chức năng của thận hiệu quả.
Ngày nay, người ta sử dụng đông trùng hạ thảo như là một dược liệu để bảo vệ chức năng của thận. Chúng tôi khuyên bạn hãy đừng chủ quan và bắt đầu lối sống lành mạnh ngay hôm nay.
Xem thêm: Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Bảo vệ chức năng thận như thế nào?
Từ khóa » Chức Năng Của Thận Là Gì
-
Thận Nằm ở đâu Và Có Cấu Tạo Thế Nào? | Vinmec
-
Chức Năng Của Thận Là Gì? Đặc Điểm Và Cấu Tạo Của Thận
-
Chức Năng Của Thận Là Gì? Cấu Tạo Và Thông Tin Cần Biết
-
2: Thận Và Chức Năng Của Thận - Kidney Education
-
Thận – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chức Năng Của Thận Là Gì? Đặc điểm Và Cấu Tạo Của Thận
-
Làm Gì Tốt Cho Thận? 8 Thói Quen Tốt Giúp Thận Luôn Khỏe Mạnh
-
Thận Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng Của Thận
-
Vị Trí Và Vai Trò Của Thận đối Với Cơ Thể - ISofHcare
-
Chức Năng Của Thận Trên Cơ Thể Người Là Gì?
-
Khám Phá Chức Năng Của Thận Hệ Thống Tiết Niệu - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể
-
Ý Nghĩa Chức Năng Thận Đối Với Cơ Thể Như Thế Nào? - Diag
-
Những Chức Năng Của Thận