Khám Phá Chức Năng Của Thận Hệ Thống Tiết Niệu - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh gan mật
Khám phá chức năng của thận hệ thống tiết niệu 22/07/2017 - 09:03 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu túTạ Quang Mậu
Bác sĩ Nội Khoa1900 55 88 92Đặt lịch khámBạn đã biết gì về chức năng của bạn hay chưa hãy cùng chúng tôi khám phá chức năng của thận trong bài viết dưới đây.
Thận là một cơ quan trong hệ thống tiết niệu, có hai quả. Thận là cơ quan nội tạng được tạo nên từ hai phần có hình như hạt đậu, nằm ở phần trên, mặt trước che phủ bởi phúc mạc, mặt sau là cơ thịt chắc khỏe của vùng lưng. Nam giới trưởng thành có sức khỏe bình thường, mỗi quả thận nặng khoảng 134 – 148g. Thận của phụ nữ nhỏ hơn thận nam giới một chút, thận bên trái nặng hơn bên phải.
Chức năng của thận là gì?
Chức năng lọc máu và chất lỏng trong cơ thể
Chức năng của thận chính là làm nhiệm vụ lọc máu và chất lỏng trong cơ thể bằng hàng triệu tiểu cầu thận “tinh vi”. Trong quá trình lọc, thận sẽ đào thải các chất độc và nước qua đường tiết niệu, cân bằng môi trường axit/kiềm.
Thận có chức năng vô cùng quan trọng
Trung bình một ngày, hàng triệu các tiểu cầu thận phải lọc khoảng 200 lít máu và chất lỏng với đủ các thành phần hóa học và sau khi lọc có khoảng 1,5 lít nước được đào thải ra ngoài.
Chức năng bài tiết nước tiểu
Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận (nephron). Đầu tiên là quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Mỗi phút, động mạch thận đưa 1 lít máu vào thận, 40% số đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Như vậy, chỉ 60% số đó tức 600ml huyết tương vào cầu thận mỗi phút, nhưng khi đó ở động mạch đi chỉ còn 480ml, nghĩa là có 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. Làm phép nhân đơn giản thì mỗi ngày sẽ có khoảng 172 lít nước tiểu đầu được hình thành.
Sự tái hấp thu của các ống thận
Mặc dù mỗi ngày có khoảng 180 lít nước tiểu loạt đầu được tạo ra trong các xoang Bowman nhưng chỉ có 1 – 2 lít nước tiểu thực sự được hình thành, và thành phần của nước tiểu hoàn toàn khác với dịch lọc. Đó là do khi chảy qua ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa đã xảy ra sự tái hấp thu nước và các chất cần thiết cho cơ thể.
Làm gì để bảo vệ thận
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước tốt cho thận
Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, thận và máu của bạn sẽ không hoạt động tốt, thận sẽ không thể tạo ra các áp lực nước đủ lớn để đẩy các chất thải thông qua đường tiết niệu để ra ngoài cơ thể. Chất thải độc đọng lại trong thận là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Vì vậy, để giữ cho thận khỏe mạnh, hãy uống đủ nước mỗi ngày, kể cả các loại nước khác ngoài nước lọc.
Ăn các loại thực phẩm làm sạch cơ thể
Trái cây và rau quả giúp thận loại bỏ axit dư thừa ra khỏi cơ thể và bài tiết trong nước tiểu. Thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp nhiều tế bào, trong đó có cả các tế bào ở thận tránh được các thiệt hại do các gốc tự do trong cơ thể gây ra.
Hạn chế tiêu thụ lượng natri (muối) và protein
Cơ thể mất rất nhiều năng lượng loại bỏ những thứ không cần thiết như protein dư thừa, muối và thậm chí cả nước. Nếu những thành phần này quá nhiều trong cơ thể, thận là bộ lọc của cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn. Natri hay protein là cần thiết trong việc duy trì cân bằng chất lỏng, nhưng nếu chúng dư thừa trong cơ thể và không được đào thải ra hết thì có thể gây ra bệnh thận, cao huyết áp và có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngừa bệnh lý về thậnThăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần 1 năm để tầm soát chẩn đoán phát hiện sớm bệnh lý về thận để điều trị hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: bệnh sỏi thậnbệnh suy thậnbệnh suy thận độ 2 Bài viết liên quanCác phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả
Khác với trước đây, mổ mở thường là phương pháp điều trị chính dành cho người bệnh mắc...
Siêu âm sỏi thận và những điều cần lưu ý
Thận là cơ quan trong hệ tiết niệu, có nhiệm vụ lọc các chất thải hóa học ra...
Những chỉ định điều trị sỏi thận cần lưu ý
Sỏi thận là một trong số các loại sỏi tiết niệu có tỷ lệ người mắc cao hơn...
Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật nội soi sỏi thận
Nội soi sỏi thận được coi là các giải pháp điều trị sỏi phổ biến nhất hiện nay...
Có bao nhiêu loại sỏi thận và phân biệt như thế nào?
Sỏi thận là một trong những bệnh phổ biến tại Việt Nam và thường gặp ở nam giới...
Cách điều trị sỏi tiết niệu – sỏi thận rơi xuống bàng quang
Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng ⅓ số ca sỏi đường...
Ung thư gan sống được bao lâu?
Gan bị xơ hóa do rượu có thể phục hồi không?
Da bị vàng có phải là bệnh gan không?
Gan thô có phải là xơ gan không? Nên làm gì khi có chẩn đoán gan thô?
Viêm gan B có chữa khỏi được không?
Bệnh xơ gan tim: Nguyên nhân và triệu chứng cần biết
Xơ gan tim (bệnh lý gan do ứ huyết) xảy ra đối với bệnh nhân có bệnh nền…Những dấu hiệu viêm tụy cấp mà nhiều người bệnh thường lơ là
Mặc dù là một căn bệnh phổ biến, viêm tụy cấp lại thường bị xem nhẹ. Bệnh có…Các phương pháp chẩn đoán viêm tụy cấp hiệu quả và chính xác
Mặc dù viêm tụy cấp có khả năng chữa khỏi, nhưng nguy cơ biến chứng và tử vong…Những điều cần biết về dinh dưỡng sán lá gan
Sán lá gan là một trong những bệnh lý gan mật lây qua đường tiêu hóa. Do sống…Hiểu rõ chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu
Trong quá trình xét nghiệm máu, một trong những chỉ số quan trọng mà các bác sĩ thường…Sinh lý bệnh viêm tụy cấp: Cơ chế và các nguyên nhân gây bệnh
Viêm tụy cấp là một dạng rối loạn vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ gây tử vong…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Chức Năng Của Thận Là Gì
-
Thận Nằm ở đâu Và Có Cấu Tạo Thế Nào? | Vinmec
-
Chức Năng Của Thận Là Gì? Đặc Điểm Và Cấu Tạo Của Thận
-
Chức Năng Của Thận Là Gì? Cấu Tạo Và Thông Tin Cần Biết
-
2: Thận Và Chức Năng Của Thận - Kidney Education
-
Thận – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chức Năng Của Thận Là Gì? Đặc điểm Và Cấu Tạo Của Thận
-
Làm Gì Tốt Cho Thận? 8 Thói Quen Tốt Giúp Thận Luôn Khỏe Mạnh
-
Cảnh Báo 4 Chức Năng Quan Trọng Của Thận đang Kêu Cứu
-
Thận Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng Của Thận
-
Vị Trí Và Vai Trò Của Thận đối Với Cơ Thể - ISofHcare
-
Chức Năng Của Thận Trên Cơ Thể Người Là Gì?
-
Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể
-
Ý Nghĩa Chức Năng Thận Đối Với Cơ Thể Như Thế Nào? - Diag
-
Những Chức Năng Của Thận