[CẢNH BÁO] Buồn Nôn Nhưng Không Nôn Là Biểu Hiện Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Những ai đã từng trải qua tình trạng buồn nôn nhưng không nôn đều cảm thấy rất khó chịu, người nôn nao, mệt mỏi. Đi kèm với đó là cảm giác lo lắng, băn khoăn không biết liệu đây có phải là biểu hiện của bệnh lý hay không. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
5/5 - (16122 bình chọn)- 1. Buồn nôn nhưng không nôn là hiện tượng gì?
- 2. Nguyên nhân gây buồn nôn nhưng không nôn
- 2.1. Ốm nghén
- 2.2. Căng thẳng gây buồn nôn nhưng không nôn
- 2.3. Tác dụng phụ của thuốc
- 2.4. Mất nước
- 2.5. Hạ đường huyết
- 2.6. Đau nửa đầu gây buồn nôn nhưng không nôn được
- 2.7. Dị vật trong họng
- 2.8. Trào ngược dạ dày thực quản
- 2.9. Viêm đại tràng
- 2.10. Viêm loét dạ dày tá tràng
- 2.11. Tắc ruột
- 2.12. Vấn đề ở túi mật
- 2.13. Ung thư
- 3. Chẩn đoán
- 4. Điều trị buồn nôn nhưng không nôn
- 4.1. Thay đổi chế độ ăn uống
- 4.2. Thuốc tây
- 4.3. Mẹo dân gian chữa buồn nôn nhưng không nôn
- 5. Cách phòng tránh
1. Buồn nôn nhưng không nôn là hiện tượng gì?
Buồn nôn nhưng không nôn hay còn gọi là nôn khan là cảm giác khó chịu trong cổ họng và bụng. Người bệnh lúc này muốn cho hết những gì đã ăn ở trong bụng ra ngoài qua miệng nhưng không làm được. Điều này gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc.
Nhiều người gặp phải tình trạng này, đôi khi chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, lặp đi lặp lại rất có thể là dấu hiệu bệnh lý không thể bỏ qua.
2. Nguyên nhân gây buồn nôn nhưng không nôn
Những cơn buồn nôn “không hẹn mà gặp” có thể đến bất chợt, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi buồn nôn nhưng không nôn, buồn nôn nhưng không đau bụng hoặc không đi kèm với bất kỳ dấu hiệu nào khác xuất phát từ những lý do không đáng ngại. Bên cạnh đó có những lý do từ bệnh lý rất đáng để lưu tâm.
2.1. Ốm nghén
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường bị ốm nghén với triệu chứng là buồn nôn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt, cơn buồn nôn bị kích thích bởi mùi vị của các loại thức ăn. Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn khi mang thai đi kèm với mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, thay đổi khẩu vị.
>>Đừng bỏ lỡ: Rối loạn tiêu hóa khi mang thai và cách xử lý an toàn
2.2. Căng thẳng gây buồn nôn nhưng không nôn
Công việc, cuộc sống hiện đại khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng căng thẳng kéo dài. Điều này sẽ tác động xấu tới hệ tiêu hóa, giảm chức năng hoạt động. Từ đó gây tích tụ chất độc trong cơ thể. Những độc tố này sẽ gửi tín hiệu hóa học đến não và gây ra cảm giác buồn nôn.
2.3. Tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc Tây được chỉ định để điều trị bệnh có chứa tác dụng phụ là cảm thấy buồn nôn nhưng không nôn. Có thể kể đến một số loại như: Thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm…
2.4. Mất nước
Mất nước cũng có thể gây buồn nôn đi kèm với chóng mặt, môi khô. Nguyên nhân là bởi khi cơ thể mất nước sẽ gây rối loạn tuần hoàn. Lượng máu vì thế lưu thông tới cơ quan tiêu hóa kém hơn.
2.5. Hạ đường huyết
Một số hormone như epinephrine, glucagon… đóng vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu đường huyết thấp, các hormone này sẽ tự động tăng cao để sản sinh ra nhiều glucose hơn giúp bù đắp lượng thiếu hụt. Hệ quả của quá trình này là dạ dày phải chịu nhiều áp lực hơn gây buồn nôn.
2.6. Đau nửa đầu gây buồn nôn nhưng không nôn được
Chứng đau nửa đầu thường đi kèm tình trạng buồn nôn mà không nôn được Lúc này, chất serotonin trong não sẽ gửi tín hiệu đến các mạch máu, kích hoạt não bộ gây nên cảm giác buồn nôn, mệt mỏi.
2.7. Dị vật trong họng
Những dị vật như xương cá, miếng thức ăn hoặc đồ vật nhỏ mắc trong họng sẽ gây buồn nôn, nghẹn khi nuốt, đau họng. Dị vật trong họng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ buồn nôn nhưng không nôn được. Đây là trường hợp cấp cứu, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ xử lý đúng cách.
2.8. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản cũng nằm trong danh sách lời đáp cho buồn nôn không nôn được là biểu hiện của bệnh gì? Đây là tình trạng lượng axit dịch vị đáng lẽ nằm ở dạ dày lại trào ngược lên thực quản. Nó gây buồn nôn, khó chịu trong bụng đi cùng với đau ngực, ợ chua, cảm giác vướng ở cổ họng, khó nuốt thức ăn.
2.9. Viêm đại tràng
Nếu buồn nôn mà không nôn được xuất hiện cùng táo bón xen lẫn phân lỏng, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng thì có thể bạn đang mắc viêm đại tràng. Cơn đau viêm đại tràng có thể âm ỉ hoặc dữ dội, dọc theo khung đại tràng.
2.10. Viêm loét dạ dày tá tràng
Ăn vào cảm giác buồn nôn có thể là biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng. Các biểu hiện khác bao gồm: Chướng bụng, ợ nóng, đau tức chấn thủy. Người bệnh cũng sẽ có cảm giác mệt mỏi, nhiều trường hợp còn sụt cân không rõ nguyên nhân.
2.11. Tắc ruột
Cảm giác buồn nôn cả ngày đi kèm đau quặn bụng, khó đi vệ sinh có thể là dấu hiệu của tắc ruột. Tình trạng này là do thức ăn vào cơ thể bị ứ lại tại phần ruột bị tắc. Quá trình tiêu hóa thức ăn vì thế bị gián đoạn. Lúc này người bệnh nên tạm dừng việc nạp thức ăn vào cơ thể đồng thời áp dụng các biện pháp điều trị của bác sĩ.
2.12. Vấn đề ở túi mật
Khi chức năng của túi mật bị ảnh hưởng hoặc mắc phải một số bệnh lý ở cơ quan này sẽ gây buồn nôn kéo dài. Ngoài ra, người bệnh có thể bị vàng da, đau tức ngực, đau thượng vị.
2.13. Ung thư
Một vấn đề nghiêm trọng khác không thể bỏ qua là ung thư vòm họng, thực quản, dạ dày. Nôn khan thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, đôi khi sẽ đi cùng với đau tức ngực, nghẹn khi ăn, khó thở, đầy bụng.
3. Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán như: Siêu âm ổ bụng, nội soi, xét nghiệm máu…
4. Điều trị buồn nôn nhưng không nôn
Vậy buồn nôn nhưng không nôn được phải làm sao? Nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ quyết định tới việc lựa chọn phương pháp điều trị sao cho hợp lý. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần tình trạng này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, đa số cần áp dụng một số biện pháp chữa trị triệu chứng.
4.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Việc điều chỉnh thực đơn hàng ngày sẽ giúp giảm bớt tình trạng buồn nôn hoặc ít nhất là hỗ trợ trong quá trình điều trị. Bạn cần tránh xa các loại thực phẩm như: Đồ ăn cay nóng, đồ tái sống, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia… Ăn thực phẩm dễ tiêu, bổ sung trái cây, rau xanh. Cháo, canh, súp là những loại thực phẩm được khuyến khích trong giai đoạn đầu. Đặc biệt cần uống đủ nước, để đảm bảo cơ thể không bị mất nước.
4.2. Thuốc tây
Buồn nôn nhưng không nôn uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người khi muốn chấm dứt nhanh chóng tình trạng này. Một số loại thuốc có thể được chỉ định như: Thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc diệt khuẩn đường ruột, thuốc nhuận tràng…
4.3. Mẹo dân gian chữa buồn nôn nhưng không nôn
Trong dân gian có nhiều vị thuốc “cây nhà lá vườn” có thể làm dịu cơn buồn nôn. Đây là cách chữa buồn nôn nhưng không nôn tại nhà đơn giản, thuận tiện.
– Gừng: Lấy gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch, thái lát. Sau đó ngậm vài lát gừng trong miệng để bớt cảm giác buồn nôn.
– Chanh: Ngửi mùi từ vỏ chanh hoặc lá chanh vò nát cũng sẽ giúp giảm cảm giác nôn nao. Mùi tinh dầu từ vỏ cũng sẽ mang tới cảm giác thư giãn cho bạn.
– Bạc hà: Nhai một vài lá bạc hà hoặc vò nát lá bạc hà để tiết mùi cũng có thể giúp bạn quên đi cơn khó chịu.
5. Cách phòng tránh
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với các món ăn lành mạnh, hạn chế các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa. Ăn đúng giờ, đủ bữa, tập trung khi ăn. Không nằm hay vận động mạnh ngay sau khi ăn.
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để duy trì nền tảng sức khỏe tốt, hỗ trợ tích cực cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
– Khám sức khỏe định kỳ.
Bài viết trên đã giúp bạn lý giải nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý khi gặp tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được. Khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng và kéo dài, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn gì đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
XEM THÊM
- Rối loạn tiêu hóa có đáng lo? Cùng tìm hiểu ngay cách giải quyết
- Khám phá cách để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Từ khóa » đầy Bụng Buồn Nôn Là Bị Làm Sao
-
Đầy Bụng, Buồn Nôn Thường Xuyên Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Buồn Nôn Chướng Bụng Là Bệnh Gì? Có Cần Dùng Thuốc Không?
-
Ợ Hơi Buồn Nôn Chướng Bụng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Đầy Hơi Chướng Bụng Buồn Nôn | TCI Hospital
-
Nguyên Nhân Chướng Bụng đầy Hơi Kéo Dài, Khó Chữa Dứt điểm
-
Chướng Bụng Đầy Hơi Buồn Nôn Là Bệnh Gì, Làm Sao Điều Trị?
-
Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Tại Nhà, An Toàn, Hiệu Quả
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng, Buồn Nôn, Chóng Mặt, đau đầu Nên Giải ...
-
Đầy Bụng Khó Tiêu: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Hiện Tượng Chướng Căng Bụng Kèm Nôn ói Có Phải Ngộ độc Thức ăn ...
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[BẬT MÍ] 11 Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Hiệu Quả Dứt điểm
-
Nguyên Nhân Và Nhóm Thực Phẩm Nên ăn Khi Bị đầy Hơi - Medlatec
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
-
Buồn Nôn Nhưng Không Nôn được - Nguyên Nhân Do đâu
-
Ăn Xong Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Bật Mí Cách Trị Buồn Nôn Sau Khi ăn
-
Ăn Không Tiêu Buồn Nôn – Tiềm ẩn Nhiều Căn Bệnh Khó Lường