Đầy Bụng Khó Tiêu: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị

I. Đầy bụng khó tiêu là bệnh gì?

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa chứ không phải bệnh lý. Khi bị đầy bụng ăn không tiêu chúng ta rất dễ nhận ra bởi sau khi dạ dày tiếp nhận thức ăn nhiều giờ vẫn không được tiêu hóa, tích lại gây cảm giác bụng tức, trướng bụng đầy hơi khó tiêu những điều này ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

II. Dấu hiệu đầy bụng khó tiêu là gì?

Khi bị đầy bụng khó tiêu người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình:

Đầy hơi: Bụng tức nặng căng phình như chứa đầy hơi, thường đi kèm với hiện tượng xì hơi, ợ hơi liên tục có thể ợ nóng, ợ chua.

Khó tiêu: tình trạng này có thể xuất hiện thường xuyên hoặc từng đợt, xảy ra sau khi ăn no và kéo dài hàng giờ sau đó. Người bệnh có cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng trên nặng hơn đau lan lên nửa ngực, có thể buồn nôn, nôn, kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy.

Chướng bụng: bụng bị căng cứng, phình to, óc ách như chứa đầy nước gây khó chịu ngay cả khi họ không ăn uống. Điều này khiến người bệnh có cảm giác chán ăn mệt mỏi, sợ ăn. Hiện tượng này xảy ra khi lượng khí trong hệ tiêu hóa tăng quá mức.

Ngoài ra, người bệnh còn có dấu hiệu sụt cân chán ăn mệt mỏi, chán ăn mất ngủ,…

chán ăn mệt mỏi dấu hiệu đầy bụng

Đầy bụng khó tiêu khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn

III. Nguyên nhân đầy bụng khó tiêu

1. Do thói quen ăn uống

Đầy bụng khó tiêu có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống, không ít người ăn không tiêu do ăn quá nhiều, ăn thực phẩm khó tiêu và dễ sinh hơi, dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém. Những thực phẩm dễ gây chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu như: đồ uống có cồn; thức ăn giàu đạm; hải sản; thức ăn nhiều dầu mỡ; thực phẩm tái, sống (nem chua, tiết canh) ngoài đầy bụng còn dễ gây tiêu chảy, ngộ độc.

Thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, ăn quá nhanh, không nhai kỹ, ăn không đúng bữa, không đúng giờ, vừa ăn xong đã đi nằm ngay hay ngồi yên một chỗ khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đầy bụng khó tiêu.

2. Do rối loạn tiêu hóa

Sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn, nhiễm độc tố tạo khiến loạn khuẩn đường ruột, vi khuẩn HP xâm nhập khiến chức năng hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn đến đầy bụng khó tiêu. Dư acid dịch vị, cơ thể suy nhược, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa, một số người do khả năng dung nạp lactose kém cũng gây chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu.

Để hiểu hơn về rối loạn tiêu hóa, TTND Lê Văn Điềm – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có những chia sẻ cụ thể, rối loạn tiêu hóa là tình trạng các cơ vòng trong của hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường và khiến các chức năng của hệ tiêu hóa bị biến đổi, từ đó gây nên tình trạng rối loạn.

Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau và điển hình là đau bụng, đầy hơi, chán ăn, đại tiện bất thường… Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, đi kèm với một số triệu chứng như chướng bụng, buồn nôn, đau tức hạ sườn, vàng da, sụt cân… đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gan nguy hiểm cần được chú ý.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh nên chú ý chọn những thực phẩm tươi, an toàn, tốt cho hệ tiêu hóa (như chuối, dứa, khoai lang, bơ, đu đủ…), đăc biệt không lạm dụng các chất kích thích (rượu bia, cà phê…). Uống đủ nước trong ngày và duy trì chế độ tập luyện điều độ mỗi ngày.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe gan mật, giúp gan tăng khả năng giải độc, chống độc cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ rối loạn.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh mãn tính trong thời gian dài vô tình tiêu diệt lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hay bị đầy bụng khó tiêu, chướng bụng đầy hơi tiêu chảy,…

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân chủ quan, tự ý dùng thuốc khi bị bệnh, uống thuốc không đúng liều lượng, không theo chỉ định của bác sĩ điều trị, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu. Nguy hiểm hơn có thể gây kháng thuốc, khiến đại tràng yếu đi và suy giảm chức năng.

tác dụng phụ của thuốc gây khó tiêu

Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh có thể gây đầy bụng khó tiêu

4. Mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Tình trạng ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng còn có thể đến từ các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó một số bệnh có thể kể đến như viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày. Các bệnh này ảnh hưởng xấu đến khả năng co bóp tống thức ăn và làm chậm quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh tuyến tụy cũng là một nguyên nhân gây giảm tiết men tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan dẫn đến suy giảm chức năng gan mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa.

5. Liên quan đến chức năng gan

Một nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng đầy hơi khó tiêu là hoạt động chức năng gan kém. Như đã biết thì gan có chức năng tiết ra mật để giúp tiêu hóa thức ăn. Nếu như gan gặp vấn đề, do tế bào Kupffer hoạt động quá mức khiến tế bào gan bị tổn thương sẽ giảm tiết mật, gây trở ngại đến quá trình tiêu hóa đặc biệt là sau khi ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ. Cụ thể, Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y học quốc gia Mỹ chỉ rõ, Kupffer khi bị kích hoạt quá mức sẽ sản sinh ra các chất gây viêm như Interleukin (IL6, IL10…), TNF-α, TGF-β… gây hủy hoại và làm chết tế bào gan. Và tùy vào mức độ cũng như tính chất của các chất gây viêm này mà dẫn đến các bệnh lý gan tương ứng, triệu chứng đầy bụng, khó tiêu cũng nằm trong danh mục các triệu chứng điển hình của bệnh về gan.

Nếu như bệnh nhân xuất hiện tình trạng đầy bụng khó tiêu kèm với các biểu hiện khác như nước tiểu có màu vàng, da xấu nổi mụn nhọt và mẩn ngứa, cơ thể mệt mỏi suy nhược thì hãy nhanh chóng đi khám gan để biết chính xác về tình trạng sức khỏe của mình.

6. Vấn đề tâm lý

Theo các bác sĩ, tâm lý là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa của cơ thể con người. Các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, áp lực công việc, mất ngủ, buồn bực có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương, nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến nhu động ruột, gây khó tiêu, đầy bụng. Đặc biệt khi stress kéo dài mà sử dụng chất kích thích, thuốc an thần sẽ khiến bộ máy tiêu hóa hoạt động kém hơn.

7. Do bia rượu

Trong rượu bia chứa hàm lượng cồn rất lớn, khi uống rượu bia lúc dạ dày trống rỗng, niêm mạc dạ dày và thực đạo bị chất cồn kích thích dễ phát sinh đầy hơi khó tiêu, tổn thương làm cho dạ dày đau đớn, thậm chí nôn ói, lâu ngày dẫn tới viêm dạ dày cấp tính.

IV. Đầy bụng khó tiêu phải làm sao?

Làm gì khi bị đầy bụng khó tiêu là vấn đề người bệnh quan tâm nhưng chúng ta cần phải biết, đầy bụng khó tiêu là triệu chứng tập hợp của nhiều vấn đề liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh lý gan mật. Vì vậy, người thường xuyên bị đầy bụng khó tiêu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nói rõ về tình trạng bệnh, làm các kiểm tra cần thiết để tìm ra giải pháp điều trị tối ưu nhất.

làm gì khi bị đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu thường xuyên cần được thăm khám

1. Thuốc trị đầy bụng khó tiêu

Để chữa chướng bụng đầy hơi khó tiêu người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y sau:

Thuốc chống axit: có tác dụng giảm axit dịch vị dư trong dạ dày, hỗ trợ điều trị đầy bụng.

Thuốc chống đầy hơi: có công dụng giải quyết lượng hơi tích tụ trong dạ dày, đẩy lùi triệu chứng ăn không tiêu nhanh chóng.

Thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày: chứa dược chất tăng khả năng co bóp trong dạ dày, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh, đẩy thức ăn xuống ruột già, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Men tiêu hóa: cung cấp men tiêu hóa giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn, được dùng trong trường hợp chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu kéo dài do rối loạn tiêu hóa

2. Ăn gì khi bị đầy bụng khó tiêu?

Khi bị đầy bụng khó tiêu ngoài việc dùng thuốc điều trị người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để loại bỏ tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Thức ăn mềm: cơm mềm, cháo trắng, cháo đậu xanh, cháo tía tô ngoài dễ ăn, bổ dưỡng lại tránh gây nặng cho hệ tiêu hóa, xoa dịu dạ dày giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Rau xanh: rau xanh ngoài cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, người hay bị đầy bụng khó tiêu ăn rau mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng táo bón, đầy bụng. Nhưng cần lưu ý bỏ qua các loại rau cải xoăn, bông cải xanh, rau cải bẹ bởi trong rau cải có chứa chất raffinose làm cản trở quá trình tiêu hóa.

Chuối: chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như mangan, kali, vitamin C và B6 có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa. Kali trong chuối giúp cân bằng Natri trong dạ dày rất tốt cho việc giảm tình trạng khó tiêu. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối, ăn sau bữa ăn.

Sữa chua: lợi khuẩn được tạo ra trong quá trình lên men sữa chua giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, làm dịu dạ dày và ruột hấp thụ nhiều dinh dưỡng. Khi bị đầy bụng khó tiêu người bệnh nên ăn 1- 2 hộp sữa chua trong ngày.

ăn gì khi đầy bụng khó tiêu

Người bệnh nên ăn sữa chua khi bị rối loạn tiêu hóa

Gừng: ngoài là gia vị quen thuộc trong căn bếp gia đình, gừng còn được biết đến là vị thuốc chữa bệnh tiêu hóa hiệu quả. Một tách trà gừng nóng sẽ giúp ấm bụng, cải thiện đầy hơi, xoa dịu khó chịu khi bị đầy bụng khó tiêu.

3. Đầy bụng không tiêu kiêng gì?

Ngoài việc quan tâm ăn gì khi bị đầy bụng khó tiêu, người bệnh cần biết khi bị đầy bụng khó tiêu, chức năng của hệ tiêu hóa đang gặp “trục trặc” việc hấp thu chuyển hóa các chất rất hạn chế. Vì vậy, ngoài ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa người bệnh cần lưu ý kiêng những thực phẩm không tốt cho bệnh sau:

Thực phẩm chiên rán: có hàm lượng chất béo rất cao, đòi hỏi hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn bình thường. Chất béo khi phân hủy sẽ hình thành khí, tăng cảm giác khó chịu, nặng bụng.

Thực phẩm muối chua lên men: cá khô, dưa muối, kim chi,…khiến cho tình trạng khó tiêu trở nên nặng hơn.

Đồ uống có gas: chứa nhiều carbon dioxide khi uống sẽ làm tăng khí tích tụ trong dạ dày dẫn đến căng tức bụng, ợ hơi liên tục. Người bệnh nên thay thế bằng các loại nước ép trái cây, nước lọc sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Sữa và sản phẩm từ sữa: có chứa nhiều lactose, mà lactose lại là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chướng bụng đầy hơi tiêu chảy nhất là ở trẻ em.

V. Đầy bụng, ăn không tiêu có nguy hiểm không?

Đầy bụng, ăn không tiêu là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đa phần các trường hợp bị đầy bụng khó tiêu do chế độ ăn uống, sinh hoạt thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe ngoài việc gây ra cảm giác khó chịu sau mỗi bữa ăn. Người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hợp lý hơn thì tình trạng đầy bụng khó tiêu sẽ sớm được cải thiện.

Tuy nhiên, tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu xảy ra thường xuyên, kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng khác như: chướng bụng, ợ hơi, đầy hơi chán ăn, buồn nôn chán ăn, chán ăn mệt mỏi dẫn đến suy nhược cơ thể, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nghiêm trọng khác liên quan đến hệ tiêu hóa, gan mật cần được thăm khám, kiểm tra điều trị sớm.

VI. Cách phòng tránh đầy bụng

Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là điều quan trọng. Bạn nên xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống cũng như lối sống lành mạnh để ngăn ngừa hoặc ít nhất là hạn chế tình trạng đầy bụng khó tiêu.

1. Thay đổi thói quen ăn uống:

Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, chọn thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường, chất xơ và vitamin. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, quá nhiều đạm và nhiều chất béo. Hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá, các gia vị nóng như mù tạt, ớt, hạt tiêu. Tăng cường hệ men tiêu hóa đường ruột bằng cách ăn sữa chua, tiêu thụ các sản phẩm có các lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

2. Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học:

Thường xuyên vận động, tham gia tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe toàn diện, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress từ đó hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn. Làm việc điều độ, cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp thư giãn và nạp lại năng lượng cho cơ thể.

vận động phòng ngừa đầy bụng khó tiêu

Lối sống lành mạnh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

3. Tránh việc lạm dụng thuốc kháng sinh:

Trong những trường hợp không cần thiết nên hạn chế sử dụng kháng sinh vì chúng sẽ gây tác dụng phụ dẫn đến tình trạng khó chịu ở hệ tiêu hóa. Nếu bị các bệnh về đường tiêu hóa, cần khám và điều trị dứt điểm.

4. Bảo vệ lá gan của bạn:

Với những người có vấn đề về gan hoặc những người thường xuyên uống bia rượu thì nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm chức năng có tác dụng bảo vệ gan và ngăn ngừa các tổn thương có thể xảy ra. Trong trường hợp các triệu chứng đầy bụng khó tiêu có liên quan đến bệnh lý gan mật, cần đi khám tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín.

Theo các nhà khoa học, để bảo vệ gan hiệu quả cần phải kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú ở gan có nhiệm vụ tạo ra phản ứng miễn dịch và bắt giữ các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, loại bỏ tế bào hồng cầu chết), hạn chế tổn thương tế bào gan, từ đó giúp gan giữ vững và tăng cường các vai trò giải độc, khử độc.

Wasabia và S.Marianum (có trong HEWEL) là hai tinh chất thiên nhiên giúp hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan hiện nay. Khác với các phương pháp chỉ giải quyết được triệu chứng bên ngoài của bệnh gan, tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có thể giải quyết được yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh ra các bệnh lý về gan, nhờ vậy làm giảm các triệu chứng bệnh gan như đầy hơi, mệt mỏi, mụn nhọt, chán ăn, ăn không ngon, bứt rứt trong người.

Sản phẩm HEWEL đến từ Mỹ, kết hợp 2 tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến và phương pháp tinh chiết riêng biệt, đảm bảo chất lượng và độ tinh khiết cao của tinh chất, được hàng triệu người Việt Nam tin tưởng sử dụng trong việc hỗ trợ giải độc, chống độc, bảo vệ gan. Bạn có thể tham khảo, tìm hiểu sử dụng sản phẩm chủ động bảo vệ lá gan của mình.

Nghiên cứu dưới góc độ sinh học phân tử đã chứng minh, S. Marianum kết hợp cùng Wasabia Japonica giúp hỗ trợ kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, làm hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… Do vậy, bộ đôi tinh chất này giúp cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.

5/5 - (1 vote)

Từ khóa » đầy Bụng Buồn Nôn Là Bị Làm Sao