Cảnh Báo: Những Tác Hại Của Tia UV Bạn Cần Biết Trước Khi Quá Muộn
Có thể bạn quan tâm
1. Tia UV là gì và phân loại
Tia UV còn được gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại, viết tắt của tên tiếng Anh Ultraviolet. Tia UV có thể bắt nguồn từ mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo như đèn thủy ngân, hồ quang,... Tia có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X.
Tia UV bắt nguồn từ mặt trời
Các loại tia UV bao gồm:
Tia UVA (380 - 315 nm)
Những tia này khiến da bị lão hóa và có một số tác động gián tiếp đến các tế bào ADN của con người, thậm chí có thể gây ra bệnh ung thư da.
Tia UVB (315 - 280 nm)
Loại tia cực tím này làm ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào ADN có thể gây ra hiện tượng cháy nắng ở da hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư da.
Tia UVC (< 280 nm)
UVC là tia có nhiều nguồn năng lượng hơn các tia còn lại, chủ yếu đến từ các vật nhân tạo nên không làm hại đến sức khỏe con người.
2. Tác hại của tia UV đến cơ thể con người
Tùy thuộc vào bước sóng mà tia UV tác động đến con người với mức độ khác nhau. Phần lớn tia tử ngoại có ảnh hưởng đến làn da của con người.
Gây rám nắng da
Rám nắng là hiện tượng da chuyển sang màu nâu đỏ khi tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều mà không sử dụng các vật dụng che chắn. Nguyên nhân da có màu nâu đỏ là do máu được bơm thêm vào những vùng da bị tác động cháy nắng bởi tia UV để chữa lành. Tuy nhiên, nếu tình trạng cháy nắng kéo dài, da sẽ bị ảnh hưởng nặng và thậm chí dẫn đến bệnh ung thư da.
Tia UV gây lão hóa da
Tia UV có thể hủy hoại collagen và các mô liên kết dưới da - nguyên nhân gây ra các nếp nhăn, đồi mồi, da mất độ đàn hồi. Làn da rám nắng là bước đầu cho hiện tượng lão hóa da.
Tia tử ngoại - nguyên nhân gây lão hóa ở da
Ung thư da
Ung thư da là bệnh thường gặp bởi tác động của tia cực tím. Theo thống kê, có tới 90% các trường hợp mắc bệnh ung thư da bắt nguồn từ tia cực tím. Nếu tiếp xúc với ánh mặt trời quá lâu, các biểu bì mô ở tế bào đáy bị tổn thương nghiêm trọng. Theo thời gian, các khối u ác tính hình thành gây ung thư dạ, đe dọa đến tính mạng con người.
Một số dấu hiệu thường gặp đối với người bệnh ung thư da như:
-
Xuất hiện các mảng da đóng vảy cứng, xù xì, thô ráp.
-
Có các nốt đỏ, lặn dưới da, gây đau, tức và khó chịu.
-
Các nốt ruồi xuất hiện một cách bất thường, các mụn vàng cứng xuất hiện trên mí mắt.
-
Xuất hiện các mảng bầm lan rộng trên da nhưng không rõ nguyên nhân.
Ảnh hưởng đến thị lực
Các tế bào ở mắt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước tác động của môi trường. Khi tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều hoặc hay nhìn trực tiếp vào ánh mặt trời, tế bào mắt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bức xạ của tia có thể gây bỏng mắt, viêm giác mạc, gây khô mắt và thậm chí dẫn đến mù lòa.
Suy giảm thị lực do bức xạ của tia cực tím
Suy giảm hệ miễn dịch do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời có chứa tia UV có khả năng thay đổi chức năng, sự phân bố của các tế bào bạch cầu trên cơ thể. Theo thời gian, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
3. Tia UV - Lợi ích mang lại
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà tia UV mang lại cho cuộc sống.
Với con người
Tia cực tiếp góp phần tạo sự chắc khỏe cho xương và răng nếu tác động ở một cường độ vừa phải bởi tia có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và tổng hợp vitamin D - thành phần không thể thiếu trong cấu tạo xương và răng.
Với môi trường
Tia cực tím giúp lọc sạch môi trường, diệt các vi khuẩn tồn tại trong môi trường tự nhiên.
Diệt khuẩn trong môi trường không khí
Ngày nay, con người dùng tia UV để chiếu đèn, lọc không khí trong phòng và các không gian kín. Đèn được chiếu trên trần nhà sẽ diệt vi khuẩn ở lớp trên, lợi dụng tính chất đối lưu của không khí, vi khuẩn sẽ được đảo vị trí, lần lượt bị tia UV tiêu diệt cho đến khi bầu không khí được thanh lọc hoàn toàn.
Diệt khuẩn trong môi trường nước
Tia cực tím phát huy tốt tác dụng diệt khuẩn chỉ khi ở trong môi trường nước trong. Đèn cực tím sẽ được đặt dưới đáy hoặc ngầm nước, dòng nước mang vi khuẩn chảy qua sẽ được đèn lọc sạch.
Ngoài ra, tia cực tím còn góp phần trong việc phát hiện tiền giả hoặc các giấy tờ giả như hộ chiếu, thẻ tín dụng và ứng dụng trong ngành khoa học vũ trụ.
Minh họa tác dụng khử trùng nước bằng tia cực tím
4. Các biện pháp phòng ngừa tác động của tia cực tím
Chọn trang phục
Sử dụng các trang phục bảo hộ, chống nắng khi đi ra ngoài là cách tránh tia UV đơn giản và hiệu quả. Nên mặc các quần áo có màu tối, dày và ít bắt nắng để hạn chế tác động của tia UV. Ngoài ra, việc đeo mắt kính râm để bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cũng rất cần thiết.
Bôi kem chống nắng hàng ngày
Kem chống nắng
Sử dụng các loại kem chống nắng cho da khi đi ra ngoài, nên sử dụng các loại kem chống nắng có độ chống nắng SPF trên 30. Tia UV có thể tác động đến làn da bạn ngay cả khi bạn không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, thói quen thường xuyên sử dụng kem chống nắng là thực sự cần thiết.
Tránh giờ nắng cao điểm
Tia cực tím có cường độ mạnh trong khoảng thời gian từ 10 - 16h. Vì vậy, nếu không có việc quan trọng thì bạn nên hạn chế ra ngoài vào thời điểm này.
Thói quen ăn uống
Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại vitamin và rau củ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và phục hồi làn da.
Ngoài ra, bạn nên chủ động thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường từ da hay những dấu hiệu khác trên cơ thể để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời.
Tóm lại, mỗi chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về tia UV để hiểu được tác hại, từ đó tìm cách ngăn ngừa khỏi những tác động tiêu cực. Với những thông tin chi tiết mà chúng tôi mang lại từ bài viết trên đây, hy vọng mỗi bạn đọc sẽ tổng hợp những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình.
Từ khóa » Tia Uv Diệt Khuẩn Có Hại Không
-
Đèn UV Diệt Khuẩn Có Hại Không - Hoàng Phát Lighting
-
Không Nên Sử Dụng đèn Diệt Khuẩn Cực Tím (UV) để Khử Trùng Tay.
-
Đèn UV Có Hại Không ? Chỉ Số Nào Có Hại Cho Mắt Và Sức Khỏe ?
-
Đèn Tia Cực Tím Có Hại Không - TÀI LỘC
-
4 Tác Hại Của Tia UV Và Biện Pháp Ngăn Chặn | Medlatec
-
Đèn Diệt Khuẩn UV Có Hại Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng ... - Kenkodo
-
Đèn LED Diệt Khuẩn Là Gì? Có Tốt Không? Có Nên Mua Không?
-
Đèn Tia Cực Tím UV Có Hại Cho Sức Khỏe Con Người Hay Không?
-
HIỆU QUẢ KHỬ KHUẨN BẰNG TIA CỰC TÍM VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ ...
-
Tia UV Là Gì? Tia UV Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Con Người Không?
-
Ứng Dụng Của đèn UV Trong Ngành Chế Biến Thực Phẩm - RAMA
-
Lợi Hại Của Tia Cực Tím Với Sức Khỏe - VnExpress
-
Bộ Câu Hỏi Về đèn Led Diệt Khuẩn Điện Quang
-
Tia Cực Tím (UV) Có Thực Sự Ngăn Chặn Vi Khuẩn Họ SARS Hay Không?