Đèn LED Diệt Khuẩn Là Gì? Có Tốt Không? Có Nên Mua Không?
Có thể bạn quan tâm
Đèn LED diệt khuẩn là một thiết bị nhà thông minh giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn nhờ khả năng diệt khuẩn hiệu quả. Cùng tham khảo bài viết này để hiểu rõ đèn LED diệt khuẩn là gì và có tốt không nhé!
1Đèn LED diệt khuẩn là gì?
Đèn LED diệt khuẩn là thiết bị thông minh có cấu tạo cũng tương tự như những bóng đèn thông thường. Tuy nhiên, nó được tích hợp tính năng khử vi khuẩn trong không gian nhà ở bằng ánh sáng tia cực tím, giúp diệt và làm biến dạng vi khuẩn có hại trong không gian một cách tối ưu.
Cơ chế hoạt động của đèn là tia UV xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn và virus, phá hủy ADN, ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên nhanh của chúng.
Đèn LED diệt khuẩn là thiết bị thông minh, được tích hợp tính năng khử vi khuẩn trong không gian nhà ở
2Nguyên lý hoạt động của đèn LED diệt khuẩn
Diệt khuẩn bằng tia UV
Bằng cách diệt khuẩn với tia UV, đèn sẽ sử dụng tia này để phá hủy các liên kết DNA trong tế bào virus và vi khuẩn. Nhờ đó, giúp tiêu diệt và vô hiệu hóa chúng một cách dễ dàng.
Tuy vậy, tia UV của đèn phát ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường xung quanh, và khả năng kháng cự của chính vi khuẩn đó.
Đèn LED diệt khuẩn sẽ sử dụng tia UV để phá hủy các liên kết DNA trong tế bào virus và vi khuẩn
Diệt khuẩn bằng HEV
HEV (viết tắt của High Energy Visible Light) là định nghĩa ánh sáng năng lượng cao nhìn thấy được trong ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng này nằm giữa 2 bước sóng 405nm và 450nm. Khi đạt đến bước sóng này, các tia HEV sẽ làm oxy hóa đến các màng tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng.
Tia HEV trong đèn LED diệt khuẩn có thể làm oxy hóa các màng tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng
3Ứng dụng của đèn LED diệt khuẩn
Trong đời sống thường ngày
Đèn LED diệt khuẩn sử dụng tia cực tím có khả năng diệt khuẩn vô cùng mạnh mẽ, có thể phá vỡ liên kết chuỗi ADN của các vi sinh vật, làm chúng bị bất hoạt, không thể sinh sôi được và chết đi.
Do đó, đèn LED diệt khuẩn thường được ứng dụng trong đời sống thường ngày như: chế biến thực phẩm, dược phẩm, diệt khuẩn nước ở hồ bơi, sản xuất nước đóng chai, diệt khuẩn tại bệnh viện,...
Đèn LED diệt khuẩn được ứng dụng trong nông nghiệp
Trong xử lý nước
Khả năng diệt khuẩn đặc thù của loại đèn LED này còn được ứng dụng trong xử lý nước, giúp nước an toàn về mặt vi sinh. Nhờ vậy, con người có thể sử dụng nước cho ăn uống, sản xuất máy lọc nước gia đình, dây chuyền lọc nước, xử lý bể cá, hồ bơi,...
Đèn LED diệt khuẩn có khả năng như vậy là nhờ tia cực tím trong đèn tác dụng rất mạnh lên Nucleo Protein của vi khuẩn, từ đó làm biến dạng hoặc tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
Đèn LED diệt khuẩn được ứng dụng trong xử lý nước
Trong diệt khuẩn không khí
Sử dụng đèn LED diệt khuẩn không khí là cách làm khá phổ biến và hiệu quả hiện nay. Phương pháp này dùng tia UV để tấn công trực tiếp và phá hủy cấu trúc ADN của vi khuẩn, virus gây bệnh trong không khí.
Phương pháp khử trùng bằng đèn LED diệt khuẩn vô cùng đơn giản, nhanh chóng, an toàn với môi trường và rất hiệu quả. Cách làm này có thể tiêu diệt được 99% vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh trong không khí mà không tốn nhiều công sức hay dùng thêm hóa chất độc hại.
Đèn LED diệt khuẩn có thể tiêu diệt 99% vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh trong không khí
Trong diệt khuẩn bề mặt vật thể
Các bề mặt vật thể là nơi vi khuẩn bám dính phổ biến và dễ dàng mang đến nguy cơ lây nhiễm khi con người tiếp xúc với vật thể đó. Để diệt khuẩn bề mặt vật thể hiệu quả bạn cần phải bỏ thời gian và di chuyển đèn LED nhiều hơn (nếu dùng đèn LED di động) để đảm bảo tia UV có thể chiếu tới mọi nơi trên bề mặt.
Tính ứng dụng này thường sẽ được sử dụng ở những nơi tập trung nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh và tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh như bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám,...
Dùng đèn LED để diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh bám trên bề mặt vật thể được ứng dụng phổ biến tại các bệnh viện, phòng khám,...
Trong chiếu xạ trực tiếp
Khi ứng dụng trong chiếu xạ trực tiếp, đèn LED diệt khuẩn sẽ được treo ở một độ cao nhất định, sao cho luồng bức xạ cực tím có thể chiếu rọi đến mọi nơi trong phòng.
Khi sử dụng phương pháp này, người làm việc trong phòng phải được trang bị phương tiện bảo vệ những chỗ da hở và mắt để phòng ngừa bị bỏng.
Đèn LED được ứng dụng trong chiếu xạ trực tiếp có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh nhờ luồng bức xạ cực tím chiếu rọi mọi nơi trong phòng
4Có nên mua đèn LED diệt khuẩn không?
Việc trang bị cho không gian sống một chiếc đèn LED diệt khuẩn là điều cần thiết. Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi, cùng với đó là khả năng sinh sôi nhanh chóng và bám chắc trên các đồ dùng trong nhà. Việc bạn tẩy rửa chỉ có thể tiêu diệt một phần nhỏ thôi.
Thêm vào đó, tình trạng dịch bệnh hiện nay tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Việc trang bị chiếc đèn diệt khuẩn thông minh vừa có tác dụng chiếu sáng, mà còn có khả năng diệt vi khuẩn vô cùng hữu ích cho sức khỏe của cả gia đình.
Trang bị cho gia đình một chiếc đèn LED diệt khuẩn giúp bảo vệ sức khỏe các thành viên tốt hơn
Xem thêm:
- Có mấy loại đèn LED trên thị trường? Nên dùng loại nào là tốt nhất?
- 5 thương hiệu mặt nạ đèn LED tốt nhất hiện nay
- Đèn LED có bền không? Khi nào cần thay bóng đèn LED?
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về đèn LED diệt khuẩn là gì và có tốt không. Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé!
Từ khóa » Tia Uv Diệt Khuẩn Có Hại Không
-
Đèn UV Diệt Khuẩn Có Hại Không - Hoàng Phát Lighting
-
Không Nên Sử Dụng đèn Diệt Khuẩn Cực Tím (UV) để Khử Trùng Tay.
-
Đèn UV Có Hại Không ? Chỉ Số Nào Có Hại Cho Mắt Và Sức Khỏe ?
-
Đèn Tia Cực Tím Có Hại Không - TÀI LỘC
-
Cảnh Báo: Những Tác Hại Của Tia UV Bạn Cần Biết Trước Khi Quá Muộn
-
4 Tác Hại Của Tia UV Và Biện Pháp Ngăn Chặn | Medlatec
-
Đèn Diệt Khuẩn UV Có Hại Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng ... - Kenkodo
-
Đèn Tia Cực Tím UV Có Hại Cho Sức Khỏe Con Người Hay Không?
-
HIỆU QUẢ KHỬ KHUẨN BẰNG TIA CỰC TÍM VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ ...
-
Tia UV Là Gì? Tia UV Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Con Người Không?
-
Ứng Dụng Của đèn UV Trong Ngành Chế Biến Thực Phẩm - RAMA
-
Lợi Hại Của Tia Cực Tím Với Sức Khỏe - VnExpress
-
Bộ Câu Hỏi Về đèn Led Diệt Khuẩn Điện Quang
-
Tia Cực Tím (UV) Có Thực Sự Ngăn Chặn Vi Khuẩn Họ SARS Hay Không?