Cảnh Báo Thói Quen ăn Mặn Rất Dễ Gây Tăng Huyết áp
Có thể bạn quan tâm
Ăn mặn gây tăng huyết áp và dẫn đến hàng loạt các bệnh tim mạch rất nguy hiểm. Thế nhưng, nhiều người thậm chí còn không ý thức được mình và gia đình đang ăn mặn.
Mục lục
- 1 Vì sao ăn mặn gây tăng huyết áp và nhiều bệnh tim mạch?
- 1.1 Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là ăn mặn, dung nạp bao nhiêu muối gọi là nhiều?
- 1.2 Nguyên nhân ăn mặn gây tăng huyết áp
- 2 Hạn chế ăn mặn để kiểm soát huyết áp – Thực hiện như thế nào?
- 2.1 Nấu ăn ở nhà thay vì đi hàng quán
- 2.2 Hạn chế thực phẩm nhiều muối
- 2.3 Hạn chế dùng gia vị mặn
Vì sao ăn mặn gây tăng huyết áp và nhiều bệnh tim mạch?
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là ăn mặn, dung nạp bao nhiêu muối gọi là nhiều?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành chỉ nên dùng tối đa 5g muối/ngày. Nếu vượt hơn mức này thì gọi là ăn mặn. Theo kết quả điều tra mới nhất, người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ trung bình 9,4 g muối/ngày – một con số khá bất ngờ, gần gấp đôi so với khuyến nghị của thế giới.
Ăn mặn – thừa muối là thói quen từ xưa đến nay của người Việt, tuy nhiên thói quen này không hề có lợi cho huyết áp
Nguyên nhân ăn mặn gây tăng huyết áp
Thứ nhất, do thành phần chính của muối ăn là Natri, nếu dung nạp quá nhiều muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với Natri, ion Natri được chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, từ đó gây tăng trương lực của thành mạch, dẫn đến co mạch, tăng sức cản ngoại vi, hệ quả là tăng huyết áp.
Thứ hai, nếu bạn ăn mặn trong lúc đang gặp các vấn đề stress thì càng khiến hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động, gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, dẫn đến huyết áp cao, thậm chí hình thành xơ vữa động mạch.
Thứ ba, do ăn nhiều muối có thể khiến các tế bào bị mất nước, khi đó cơ thể gửi tín hiệu lên não yêu cầu phải bổ sung thêm lượng nước cần thiết, tạo cảm giác “khát nước”. Tuy nhiên nếu chúng ta uống nhiều nước sẽ làm tăng khối lượng máu tuần hoàn, tăng huyết áp và về lâu dài có thể dẫn đến suy tim nếu không giảm lượng muối nạp vào cơ thể một cách kịp thời.
Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn? Vì thói quen này có thể khiến bệnh càng thêm trầm trọng
Chưa kể, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn thống kê, thói quen thường xuyên ăn mặn dẫn đến 62% các ca đột quỵ (tai biến mạch máu não).Chính vì vậy, mỗi người cần có ý thức giảm ăn mặn càng sớm càng tốt, như vậy mới giúp giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe đã kể trên.
Hạn chế ăn mặn để kiểm soát huyết áp – Thực hiện như thế nào?
Để từ bỏ thói quen ăn mặn, mỗi người cần kiên trì áp dụng các giải pháp dưới đây:
Nấu ăn ở nhà thay vì đi hàng quán
Mặc dù đi ăn ở các hàng quán là một lựa chọn tiện lợi và nhanh chóng, tuy nhiên ở đây thường phục vụ thức ăn nhanh, thực phẩm đã chế biến sẵn, có khuynh hướng ít dinh dưỡng và chứa nhiều Natri.
Tốt nhất là bạn hãy tự nấu ăn ở nhà để kiểm soát tốt các thành phần có trong bữa ăn của mình, đồng thời dễ dàng chủ động cắt giảm bớt lượng muối (Natri) có trong thức ăn.
Hạn chế thực phẩm nhiều muối
Để tránh trường hợp ăn mặn tăng huyết áp, bạn cần hạn chế hoặc không lựa chọn các món chứa nhiều muối như dưới đây:
- Thực phẩm lên men: dưa muối, cà muối, kiệu, dưa chuột muối…
- Thực phẩm ăn liền: mì gói ăn liền, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp, xúc xích, giò, chả, pizza, spaghetti…
- Các món mắm: mắm cá, mắm ruốc, mắm tôm, mắm tép, mắm cáy…
- Các món ăn vặt: thịt bò khô, trái cây sấy khô, hạt điều rang muối, ô mai, bim bim, bánh gạo…
Hạn chế dùng gia vị mặn
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng Natri thường có hai nguồn gốc: từ thực phẩm tự nhiên và từ việc bổ sung muối và các gia vị mặn khi chế biến hoặc chấm thức ăn.
Như vậy trong quá trình chế biến, bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc và gia vị khác để thay thế cho muối. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt giảm dần lượng muối và các gia vị mặn (như bột canh, hạt nêm, xì dầu…) hoặc sử dụng các sản phẩm gia vị giảm mặn.
Lựa chọn gia vị giảm mặn để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Có thể bạn và gia đình đang ăn mặn và đang có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Căn bệnh này thực sự rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức phòng ngừa bệnh từ những thói quen đơn giản. Hãy nhớ cho bớt muối – chấm nhẹ tay – giảm ngay đồ mặn và sử dụng gia vị giảm mặn ngay hôm nay nhé!
>>> Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc ăn mặn bị bệnh gì và có nguy hiểm không?
- Tác hại của việc ăn mặn mà bạn không ngờ tới
- Nước mắm cho người cao huyết áp nên chọn loại nào?
Từ khóa » Thói Quen ăn Mặn Cao Huyết áp
-
Ăn Mặn Liên Quan Thế Nào Tới Tăng Huyết áp? | Vinmec
-
Tại Sao ăn Mặn Lại Tăng Huyết áp? Tác Hại Của Việc ăn Mặn
-
Bạn Có Biết: Vì Sao ăn Mặn Lại Tăng Huyết áp? | Medlatec
-
Ăn Mặn Là Yếu Tố Nguy Cơ Của Tăng Huyết áp Và Các Bệnh Lý Tim Mạch
-
Ăn Mặn Dễ Bị Cao Huyết áp - Tuổi Trẻ Online
-
"Ăn Mặn" Thủ Phạm Gây Tăng Huyết áp Và Bệnh Tim Mạch
-
Nguy Cơ Tăng Huyết áp Từ Thói Quen ăn Uống
-
Thói Quen ăn Mặn Và Nguy Cơ Tăng Huyết áp Tại Việt Nam
-
Từ Bỏ Thói Quen ăn Mặn để Kiểm Soát Huyết áp - Báo Thanh Niên
-
Bị Tăng Huyết áp Mà Không Biết Vì Thói Quen ăn Mặn | Doanh Nhân
-
Thói Quen ăn Mặn Của Người Việt: Hiểu Rõ để Bảo Vệ Sức Khỏe - VOV
-
Những Tác Hại Khôn Lường Từ Thói Quen ăn Mặn - VOV
-
Bị Tăng Huyết áp Mà Không Biết Vì Thói Quen ăn Mặn - Vietnamnet
-
5 Thói Quen ăn Uống Làm Tăng Huyết áp Mà Bạn Không Biết