Cảnh Báo Từ Cơn đau Tức Tinh Hoàn - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Lê Duy Thảo (khoa Nam học, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc) cho biết mỗi người đàn ông đều gặp phải tình trạng đau tức tinh hoàn, ít nhất một lần trong đời. Đa số trường hợp không quá ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhưng có thể gây ra những tổn thương không thể hồi phục tại tinh hoàn.
"Đau tức tinh hoàn không phải bệnh mà là một triệu chứng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Bệnh có thể chữa khỏi nếu kiểm tra và điều trị kịp thời", bác sĩ cho hay.
Một số bệnh lý thường gặp:
Chấn thương tinh hoàn: Tinh hoàn rất dễ bị chấn thương khi chơi thể thao, vận động mạnh hay gặp tai nạn. Chấn thương này có thể dẫn đến cơn đau tạm thời và giảm dần theo thời gian, song gặp phải chấn thương nghiêm trọng thì cần kiểm tra ngay. Một số trường hợp có thể hình thành tụ máu tinh hoàn hoặc vỡ tinh...
Xoắn tinh hoàn: Xoắn tinh hoàn xảy ra khi thừng tinh bị xoắn và cắt đứt nguồn cấp máu cho tinh hoàn. Nếu tình trạng này không được điều trị trong vòng sáu giờ, tinh hoàn sẽ rơi vào trạng thái tổn thương không thể hồi phục. Các triệu chứng có thể xuất hiện như buồn nôn, đỏ hoặc sẫm màu da bìu; cơn đau đột ngột, dữ dội xảy ra ở một bên bìu, sưng ở bìu, nôn mửa... Xoắn tinh hoàn thường chỉ ảnh hưởng đến một bên, thường ở bên phía tinh hoàn trái. Cơn đau thường đến đột ngột và kèm theo sưng tấy.
Thoát vi bẹn: Thoát vị bẹn xảy ra khi một tạng trong ổ bụng thông qua lỗ bẹn đẩy xuống bìu, gây sưng đau tinh hoàn. Một số trường hợp các tạng có thể tự co trở lại ổ bụng, tuy nhiên cũng có những trường hợp các tạng bị tắc nghẽn (chủ yếu là ruột) gây nên các triệu chứng như tắc ruột. Để điều trị, bác sĩ có thể làm giảm hoặc đẩy khối thoát vị bẹn trở lại vị trí cũ. Nếu không hiệu quả, người bệnh được chỉ định phẫu thuật để đưa các tạng về vị trí cũ, gia cố lại thành bụng tránh những trường hợp tái phát về sau.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng các tĩnh mạch ở tinh hoàn to hoặc xoắn một cách bất thường. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và nhưng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Phẫu thuật là biện pháp điều trị tối ưu hiện nay. Tuy nhiên, một số trường hợp triệu chứng đau không thuyên giảm và thậm chí có thể tái phát sau phẫu thuật. Hiện, 15% nam giới có nguy cơ mắc bệnh, nếu hoạt động thể chất hoặc vận động kéo dài cả ngày khiến bệnh nặng hơn.
Viêm mào tinh hoàn: Viêm mào tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng mào tinh hoàn, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tinh hoàn. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc virus, mà chủ yếu là những tác nhân lây truyền qua tình dục không an toàn (STDs). Các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nôn, đau tinh hoàn, sưng, nóng ở một hoặc cả hai tinh hoàn; thay đổi màu sắc vùng bìu. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Khi nguyên nhân là virus, các phương pháp điều trị hỗ trợ, chẳng hạn như thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp nghỉ ngơi hợp lý sẽ được khuyến cáo .
Khối u tinh hoàn: Một khối u tinh hoàn có thể gây đau và sưng ở vùng tinh hoàn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau âm ỉ ở hang, có khối u trong tinh hoàn hoặc sưng tinh hoàn
Các triệu chứng của khối u tinh hoàn có thể giống với một số bệnh lý khác ảnh hưởng đến nam giới, chẳng hạn như thoát vị bẹn và viêm mào tinh hoàn. Những trường hợp này cần thiết đến viện khám nhằm loại trừ những nguyên nhân ác tính cũng như có định hướng điều trị kịp thời.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, cơn đau tức tinh hoàn có thể do sỏi thận, tràn dịch màng tinh hoàn, nang mào tinh hay các yếu tố tâm lý... Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp, do đó việc thăm khám ngay khi có những triệu chứng ban đầu là vô cùng cần thiết.
Bác sĩ cảnh báo nam giới có biểu hiện như đổi màu sắc vùng bìu, buồn nôn, nôn, tiết dịch bất thường hoặc có máu hay dịch đục từ niệu đạo, sưng tinh hoàn hoặc cơn đau tăng dần... nên đi kiểm tra. Đặc biệt, xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn nghẹt, chấn thương tinh hoàn đều là những cấp cứu nam khoa và cần sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.
Minh Anh
- Tinh hoàn ẩn 20 năm
- Thiếu niên phải cắt bỏ một tinh hoàn do xoắn dây tinh
- Bé trai suýt phải cắt bỏ tinh hoàn
- Cậu bé 14 tuổi suýt hỏng tinh hoàn
- Tinh hoàn bị đau và sưng có nguy hiểm?
Từ khóa » đau Một Bên Tinh Hoàn Phải Là Bệnh Gì
-
Đau Tinh Hoàn Một Bên: Dấu Hiệu đáng Báo động | TCI Hospital
-
[ Đau Tinh Hoàn Bên Phải ] Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa ...
-
Đau Tức Tinh Hoàn Bên Phải Là Do đâu? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bị đau Nhức Tinh Hoàn Trái Và Phải Là Dấu Hiệu Bệnh Gì
-
Đau Tinh Hoàn Bên Phải Và Bên Trái - Dấu Hiệu Bệnh Lý Không được ...
-
Triệu Chứng đau Tinh Hoàn Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm đến Sức Khỏe ...
-
10 Lý Do Gây đau Tinh Hoàn đáng Báo động | Vinmec
-
Đừng Chủ Quan Nếu đau Tinh Hoàn - Vinmec
-
Đau Tinh Hoàn Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Docosan
-
Đau Vùng Bìu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cảnh Báo Bệnh Gì Nếu Bạn Bị đau Tinh Hoàn?
-
Đau Tinh Hoàn Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Hello Bacsi
-
Đau Tinh Hoàn – Dấu Hiệu Những Bệnh Nào ? | Sở Y Tế Nam Định
-
Đau Tinh Hoàn Và Bụng Dưới Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Mẹo Giảm ...
-
Đau Tinh Hoàn Và Bụng Dưới Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?
-
Đau Nhức Tinh Hoàn Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Khám Chữa ở đâu Tốt?
-
Đau 1 Bên Tinh Hoàn Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Hiệu Quả