Đau Tinh Hoàn Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Đau tinh hoàn là bệnh gì và có phải là dấu hiệu của ung thư không? Nguyên nhân đau tinh hoàn đến từ đâu? Về mặt y khoa, đây là một triệu chứng mơ hồ và khó xác định nguyên nhân cụ thể.
Tuy nhiên, trong bài viết này, HelloBacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ một cách tường tận về hiện tượng này. Đồng thời giúp bạn giải đáp thắc mắc rằng đau tinh hoàn là do các bệnh gì gây ra.
Đau tinh hoàn là bệnh gì?
Đau tinh hoàn là một triệu chứng có liên quan đến các bệnh lý trong cơ quan sinh dục của nam giới. Tuy nhiên, hiện tượng này khá mơ hồ và chưa đủ cơ sở để xác định cụ thể là bạn đang mắc bệnh gì. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Khi đau tinh hoàn, bạn có thể cảm thấy đau từ một trong hai bên, hoặc cả hai tinh hoàn. Cơn đau tinh hoàn ở nam giới có thể diễn ra rất dữ dội. Nguyên do là vì tinh hoàn là nơi có nhiều dây thần kinh chi phối.
Để xác định rõ tình trạng sức khỏe chính xác nhất, bạn vẫn cần đến sự chẩn đoán chuyên khoa.
Các trường hợp dẫn đến cơn đau tinh hoàn:
- Đau tinh hoàn chuyển tiếp: Đây là cơn đau do một cơn đau từ một bộ phận khác của cơ thể, cụ thể như dạ dày hoặc vùng bẹn, háng.
- Đau tinh hoàn có thể cấp tính: Cơn đau đột ngột và ngắn. Đây có thể là cơn đau buốt do chấn thương đột ngột.
- Đau tinh hoàn mãn tính: Đây là cơn đau từ từ và kéo dài. Lúc này, cơn đau âm ỉ tăng dần theo thời gian hoặc khi hoạt động.
Nhưng nhìn chung, tình trạng đau tinh hoàn cũng được khoanh vùng trong những nguyên nhân cụ thể như sau:
9 Nguyên nhân gây ra tình trạng đau tinh hoàn
Như bạn đã biết, đây có thể là triệu chứng của những loại bệnh khác nhau. Nếu như bạn bị đau tinh hoàn mà không rõ lý do, nguyên nhân có thể xuất phát từ:
1. Viêm tinh hoàn
Tình trạng viêm ở một hoặc cả hai tinh hoàn có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Bạn có thể có cảm giác nóng và sưng tinh hoàn. Cách điều trị viêm tinh hoàn hiệu quả nhất là bạn phải đi đến phòng khám chứ không nên điều trị tại nhà.
Ở trẻ em, virus quai bị cũng là một nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng đau bộ phận sinh dục nam và dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn. Trong trường hợp bệnh quai bị, tình trạng sưng tấy thường bắt đầu từ 4-6 ngày sau khi bắt đầu nhiễm bệnh.
2. Thoát vị bẹn (háng)
Đây có thể là triệu chứng của bệnh thoát vị bẹn háng. Bệnh này thường không nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể gây đau đớn. Nếu thấy đau tinh hoàn không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám ngay. Sẽ có một số trường hợp thoát vị bẹn cần phải phẫu thuật gấp.
3. Viêm mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn (Epididymis) nằm phía sau, bên trên và dọc theo chiều dài của tinh hoàn. Mào tinh hoàn có chức năng lưu trữ, đồng thời là nơi để tinh trùng trưởng thành.
Đau tinh hoàn có thể là biểu hiện của bệnh viêm mào tinh hoàn, cơn đau diễn ra liên tục, kèm theo các triệu chứng như sốt, đỏ da ở vùng bìu, sờ thấy mào tinh sưng to, khi nắn nhẹ rất đau. Ngoài ra, bệnh nhân thường đau nhói khi giao hợp hay xuất tinh.
Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Viêm mào tinh hoàn mãn tính sẽ kéo dài hơn 6 tuần.
4. U nang sinh tinh – Spermatocele
Trong một số trường hợp triệu chứng này không xuất phát từ bệnh mà là do sự phát triển bất thường của u nang sinh tinh.
Ống sinh tinh là nơi chứa đầy dịch được hình thành bên trong mào tinh gần tinh hoàn. Những u nang này không phải là ung thư và thường không gây đau đớn. Nhưng đôi khi, những u nang này có thể phát triển với kích thước quá mức và trở nên khó chịu.
5. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Đau tinh hoàn là bệnh gì và có liên quan đến giãn tĩnh mạch thừng tinh không? Rất có thể. Vì đây là một nhóm các tĩnh mạch lớn nằm gần tinh hoàn. Những tĩnh mạch này có thể gây ra cảm giác khó chịu âm ỉ ở tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh bị ảnh hưởng bởi một số hoạt động hàng ngày. Tình trạng đau tinh hoàn thường cải thiện khi nằm xuống. Giãn tĩnh mạch thừng tinh đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng có con và đôi khi được điều trị bằng phẫu thuật.
6. Xoắn tinh hoàn
Nguyên nhân có thể là do xoắn tinh hoàn. Đây là hiện tượng xoắn nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn. Điều này làm gián đoạn nguồn cung cấp máu đến tinh hoàn và dẫn đến đau dữ dội. Hiện tượng xoắn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng này cần được phẫu thuật ngay lập tức để cứu tinh hoàn.
Nếu bạn bị đau ở bộ phận sinh dục do xoắn tinh hoàn, hãy cẩn thận! Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì nó có thể dẫn đến mất tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời.
7. Sỏi thận
Sỏi thận có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn. Sỏi có thể mắc kẹt trong niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang), gây đau lưng, bẹn hoặc bìu.
8. Hội chứng đau sau thắt ống dẫn tinh
Đau tinh hoàn là bệnh gì? Nếu bạn vừa thắt ống dẫn tinh, đây có thể là tác dụng phụ của việc này. Cơn đau này có thể xuất phát từ áp lực cao hơn trong ống dẫn tinh hoặc mào tinh và có thể dẫn đến hội chứng đau sau thắt ống dẫn tinh.
9. Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi 15-35. Đôi khi nó có thể biểu hiện với cảm giác đau âm ỉ hoặc đau ở háng hoặc tinh hoàn, sưng tinh hoàn hoặc nặng hơn và đau ở vùng bụng dưới hoặc bìu.
>> [Hình ảnh] Cấu tạo và sinh lý bộ phận sinh dục nam giới
Đau tinh hoàn có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau tinh hoàn, mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Tình trạng đau tinh hoàn đột ngột, dữ dội có thể do xoắn tinh hoàn. Đây được xem là dấu hiệu nghiêm trọng và nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bạn có thể phải phẫu thuật cắt tinh hoàn.
Những nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn ít nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Chấn thương
- Thoát vị bẹn
- Nhiễm trùng (viêm mào tinh hoàn)
- Tích tụ chất lỏng (u nang sinh tinh)
- Sưng tĩnh mạch trong tinh hoàn (giãn tĩnh mạch thừng tinh)
Những câu hỏi thường gặp về đau tinh hoàn
Sau khi bạn đã hiểu đau tinh hoàn có thể là dấu hiệu bệnh gì, Lúc này, có thể bạn sẽ quan tâm những câu hỏi xoay quanh hiện tượng đau tinh hoàn.
Đau tinh hoàn có cần phẫu thuật không?
Thông thường, triệu chứng đau tinh hoàn KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. Tuy nhiên, trong những tình trạng khẩn cấp như xoắn tinh hoàn hoặc ung thư tinh hoàn, bạn có thể cần phẫu thuật.
Một số tình huống có thể cần phẫu thuật để chữa đau tinh hoàn:
- Xoắn tinh hoàn.
- Cắt mào tinh hoàn.
- Cắt nhỏ thừng tinh.
- Ung thư tinh hoàn.
- Phẫu thuật sửa chữa thoát vị.
- Cắt bỏ tinh hoàn. Nếu cơn đau tinh hoàn của bạn không được điều trị bằng thuốc hoặc các thủ thuật ít xâm lấn. Hiếm khi nhưng bạn có thể cần phải cắt bỏ tinh hoàn để điều trị.. Đây được xem là phương sách cuối cùng.
Hãy nhớ rằng bất cứ khi nào bạn phẫu thuật, điều quan trọng là phải chăm sóc vết thương thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng. Làm theo lời khuyên của bác sĩ về cách làm sạch vết thương.
Cách làm giảm cơn đau tinh hoàn như thế nào?
Bạn có thể giảm đau tinh hoàn tại nhà. Một số biện pháp khắc phục để thử:
- Tắm nước ấm.
- Chườm đá vào vùng bị đau.
- Đeo cốc hoặc dụng cụ hỗ trợ thể thao.
- Thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
- Đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới bìu nếu bạn đang nằm.
Đau tinh hoàn bao lâu thì hết?
Đau tinh hoàn có thể kéo dài hoặc không, tùy thuộc vào giai đoạn cấp tính hay mãn tính. Nếu cơn đau của bạn là do chấn thương đơn giản như một cú đánh bất ngờ hoặc một cú ngã, nó sẽ chỉ đau trong khoảng một giờ.
Nếu cơn đau của bạn kéo dài hơn thế hoặc nếu nó trở nên tồi tệ hơn, hãy lập tức đến trung tâm y tế để được kiểm tra.
Làm thế nào để ngăn chặn cơn đau tinh hoàn?
Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện những bất thường. Ngoài ra, để phòng ngừa cơn đau tinh hoàn, hãy luôn đeo cốc thể thao trước khi chơi các môn thể thao có tính va chạm cao. Bạn cũng nên mặc quần áo bảo hộ trước khi làm công việc nguy hiểm để tránh bị thương.
Đau tinh hoàn có phải là dấu hiệu ung thư tinh hoàn?
Đúng vậy! Đau tinh hoàn có thể là một dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Vì vậy nếu bạn bất chợt đau tinh hoàn không rõ nguyên, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đau tinh hoàn là bệnh gì và có liên quan đến bệnh STDs không?
Rất có thể! Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai và chlamydia có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể; bao gồm cả tinh hoàn. Điều này có thể khiến tinh hoàn bị sưng hoặc viêm, kèm theo đó là cảm giác đau rát.
Ai có nhiều nguy cơ bị đau tinh hoàn?
Không giới hạn độ tuổi! Cả bé trai lẫn nam giới trưởng thành đều có thể bị đau tinh hoàn. Bạn có thể có nguy cơ cao bị đau tinh hoàn nếu bạn làm công việc nặng nhọc hoặc nếu chơi các môn thể thao vận động mạnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, đau tinh hoàn nên được can thiệp và điều trị bằng phương pháp y tế. Nếu vấn đề không nghiệm trọng, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau. Bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết để có thể biết đau tinh hoàn là bệnh gì và nguyên nhân do đâu. Tóm lại, nếu bạn đã và đang mắc phải cơn đau tinh hoàn thì bạn nên tiếp tục theo dõi. Nếu tinh trạng kéo dài hơn 4 tuần thì nên đi khẩn trương đi khám bạn nhé.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » đau Một Bên Tinh Hoàn Phải Là Bệnh Gì
-
Đau Tinh Hoàn Một Bên: Dấu Hiệu đáng Báo động | TCI Hospital
-
[ Đau Tinh Hoàn Bên Phải ] Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa ...
-
Đau Tức Tinh Hoàn Bên Phải Là Do đâu? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bị đau Nhức Tinh Hoàn Trái Và Phải Là Dấu Hiệu Bệnh Gì
-
Đau Tinh Hoàn Bên Phải Và Bên Trái - Dấu Hiệu Bệnh Lý Không được ...
-
Triệu Chứng đau Tinh Hoàn Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm đến Sức Khỏe ...
-
10 Lý Do Gây đau Tinh Hoàn đáng Báo động | Vinmec
-
Đừng Chủ Quan Nếu đau Tinh Hoàn - Vinmec
-
Đau Tinh Hoàn Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Docosan
-
Đau Vùng Bìu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cảnh Báo Bệnh Gì Nếu Bạn Bị đau Tinh Hoàn?
-
Đau Tinh Hoàn – Dấu Hiệu Những Bệnh Nào ? | Sở Y Tế Nam Định
-
Cảnh Báo Từ Cơn đau Tức Tinh Hoàn - VnExpress Sức Khỏe
-
Đau Tinh Hoàn Và Bụng Dưới Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Mẹo Giảm ...
-
Đau Tinh Hoàn Và Bụng Dưới Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?
-
Đau Nhức Tinh Hoàn Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Khám Chữa ở đâu Tốt?
-
Đau 1 Bên Tinh Hoàn Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Hiệu Quả