Cảnh Giác Khi Bị đau Ngực Khó Thở Bên Trái, Phải - Doctor Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Đau ngực khó thở là bệnh gì, đau ngực bên phải, trái có sao không là băn khoăn lo lắng của rất nhiều người. Bởi tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu mà còn có thể cảnh báo nhiều vấn đề bất thường do vùng lồng ngực vốn là vị trí của nhiều cơ quan khác nhau. Vậy cụ thể nguyên nhân đau ngực bên trái, phải kèm khó thở do đâu và phải xử lý ra sao mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết được chia sẻ từ các chuyên gia tại doctortuan.webflow.io ngay sau đây để tìm ra lời giải đáp chính xác nhất.
Nguyên nhân gây đau ngực khó thở bên trái, phải
Tình trạng đau ngực, đau thắt ngực thường biểu hiện thông qua đau ngực bên trái và đau ngực bên phải đồng thời có cảm giác khó thở. Nếu nghỉ ngơi hợp lý thì các triệu chứng có thể thuyên giảm bớt, trái lại khi cố sức hoặc vận động mạnh thì hiện tượng đau ngực khó thở sẽ lại càng nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Trong trường hợp cơn đau ở ngực trái, phải nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn rồi tự kết thúc thường sẽ không quá đáng ngại. Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng khi đau ngực kéo dài liên tục kèm theo những triệu chứng bất thường khác, bởi tình trạng này có nguy cơ bắt nguồn từ những vấn đề, bệnh lý sau đây:
1. Đau ngực bên trái cảnh báo bệnh tim mạch
Một trong những nguyên nhân đau ngực trái phổ biến nhất chính là các bệnh lý về tim mạch gây ra nên người bệnh hãy lưu ý theo dõi. Điển hình có thể kể đến thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm màng tim, bệnh mạch vành, phình động mạch chủ…
Theo đó, bệnh tim mạch sẽ khiến người mắc cảm thấy đau ngực bên trái, đau tức vùng xương ức sau đó dần dần lan xuống cánh tay, nhịp tim rối loạn bất thường, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi… Khi diễn biến nặng hơn, các bệnh tim mạch khiến cơn đau ở ngực trái thêm dữ dội, khó thở, hụt hơi, bệnh nhân phải được xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
2. Đau ngực khó thở do viêm thần kinh liên sườn
Viêm đau thần kinh liên sườn xảy ra do nhiều nguyên nhân như vận động quá sức, virus, nhiễm khuẩn, bệnh cột sống, chấn thương bên trong… Biểu hiện phổ biến nhất là đau tức một bên ngực, có thể đau ngực bên phải hoặc đau ngực bên trái, dần dần lan ra phần mạn sườn rồi kéo dài sang cột sống lưng. Viêm thần kinh liên sườn có khả năng tự khỏi nếu người bệnh không chấn thương trực tiếp và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, trái lại sẽ phải can thiệp điều trị mới khắc phục được các triệu chứng.
3. Trào ngược dạ dày thực quản gây đau ngực bên phải
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rất phổ biến, ngày càng có nhiều người mắc phải khi các axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên trên. Thông thường, người bệnh trào ngược sẽ nhận thấy các triệu chứng như dưới đây:
- Đau vùng thượng vị, đau ngực bên phải đôi khi có kèm theo cả đau ngực khó thở, cơn đau xuyên ra đằng sau lưng và xuống hai bên cánh tay.
- Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua lên miệng, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn đặc biệt là sau khi ăn no hay khi cúi người về phía đằng trước.
- Nước bọt tiết ra nhiều, ho và đau họng, khó nuốt hơn bình thường, miệng đắng, có mùi hôi nếu bị trào dịch mật, ăn uống kém, sút cân…
4. Các bệnh lý có liên quan đến phổi
Tình trạng đau ngực khó thở bên trái hoặc bên phải ngoài ra còn có nguy cơ xuất phát từ bệnh lý về phổi bao gồm viêm màng phổi, tràn khí khoang màng phổi, viêm phổi… Cảm giác khó thở ở mỗi người sẽ không giống nhau, có người chỉ thấy hơi khó chịu nhưng cũng không ít trường hợp tương đối nặng.
Đối với dấu hiệu đau ngực bên trái hoặc đau ngực bên phải, mức độ sẽ tăng lên nhiều hơn khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc cười. Kèm theo đó là hiện tượng thở nhanh, thở dốc, tim đập mạch, nếu phổi bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến ho nhiều, sốt, người ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn ói, kiệt sức…
5. Bệnh viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp được hiểu là hiện tượng người bệnh đột ngột bị sưng viêm tuyến tụy, xảy ra do các enzyme tiêu hóa vẫn đang ở trong vùng tụy nhưng lại hoạt động gây ra kích thích dẫn tới viêm nhiễm, tổn thương. Biểu hiện của viêm tụy cấp sẽ thay đổi theo mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, nhưng nhìn chung đều xuất hiện cảm giác đau chướng bụng trên, đau tức khó chịu sau khi ăn xong, đau ngực bên phải sau đó lan ra đằng sau lưng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa, mạch đập nhanh, ăn uống kém, sốt, huyết áp không ổn định gây choáng váng nếu đứng dậy quá nhanh. Bệnh viêm tụy cấp có khả năng cao hình thành ở những người lạm dụng rượu bia, mắc sỏi mật, sỏi tụy, chấn thương, ảnh hưởng từ một số loại thuốc…
6. Đau ngực khó thở là triệu chứng viêm khớp sụn sườn
Nếu đang gặp phải hiện tượng đau tức ngực, thở khó thì bạn còn có thể bị viêm khớp sụn sườn, hình thành khi các khớp nối giữa xương sườn và xương ức viêm nhiễm. Cơn đau ngực bên trái hoặc bên phải xảy ra từ mức độ nhẹ, âm ỉ cho đến nặng nề dữ dội hơn, xuất hiện một cách đột ngột không báo trước, đau tỏa ra hai bên
Dấu hiệu đi kèm đau ngực là khó thở, thở gấp, cảm thấy khó khăn khi muốn hít thở sâu, đau lưng, đau nhức ở bụng, khi người bệnh vận động, ho hoặc hắt hơi thì đau tăng lên sau đó sẽ dần giảm bớt. Những biểu hiện này tương đối giống với các bệnh tim mạch nên dễ gây nhầm lẫn, vì vậy bệnh nhân cần đi khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
7. Đau ở ngực trái - phải do ảnh hưởng từ các chấn thương
Với người bị chấn thương, tai nạn có liên quan đến vùng ngực (rách cơ ngực, dập cơ ngực…) thì chắc chắn bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau ngực bên phải, trái tùy vị trí, một số trường hợp còn ảnh hưởng tới cả xương sườn khiến đau ngực khó thở. Xung quanh vùng tổn thương trên ngực có thể sưng lên hoặc xuất hiện các vết bầm tím, nếu dùng tay ấn vào ngực có cảm giác đau nhói, nhịp thở nhanh và gấp hơn so với bình thường, gây khó khăn cản trở trong sinh hoạt thường ngày và cần được xử lý theo đúng cách.
8. Bệnh giời leo (Zona thần kinh)
Zona thần kinh do Varicella Zoster Virus (VZV) tồn tại ở các tế bào và hạch thần kinh trong cơ thể gặp được điều kiện thuận lợi để tái hoạt động gây bệnh. Loại virus này sẽ lan truyền theo đường dây thần kinh, sau đó gây nổi ban đỏ và mụn nước trên vùng da tương ứng.
Thời gian mắc bệnh giời leo thông thường sẽ kéo dài trong vòng khoảng 2 đến 3 tuần, ngoài hiện tượng đau ngực bên trái, phải thì người bệnh đồng thời sẽ cảm thấy vô cùng đau rát, ngứa ngáy, tê nhức ở vị trí tổn thương. Mặc dù Zona thần kinh không có khả năng lây truyền, nhưng bệnh nhân lại có thể làm lây nhiễm virus Varicella Zoster cho người lành.
9. Một số nguyên nhân gây đau ngực ngoài bệnh lý
Như đã chia sẻ, chứng đau ngực khó thở nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn sau đó bạn nếu nghỉ ngơi phù hợp sẽ dần biến mất thì thường không phải do bệnh lý, mà sẽ bắt nguồn từ một số nguyên nhân bao gồm:
- Yếu tố tâm lý: Lo lắng một vấn đề nào đó quá mức, stress trong công việc, căng thẳng kéo dài, sợ hãi… cũng gây ra cơn đau ở ngực trái hoặc phải do co thắt các cơ ở thành ngực. Nhịp thở và mạch đập nhanh hơn, nhịp tim cùng huyết áp tăng, hoa mắt chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi… hay thậm chí có người còn bị ngất xỉu.
- Hiện tượng căng cơ ngực: Thường gặp ở những người thường xuyên vận động thể thao mạnh, lao động nặng nhọc… làm cơ ngực bị giãn và căng ra. Cơn đau ngực bên phải - trái nhẹ sẽ không quá nghiêm trọng, nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục hoạt động mạnh sẽ khiến thương tổn ngày càng nghiêm trọng hơn gây nguy hiểm.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Đau bụng dưới rốn
- Đau bụng bên trái
- Đau bụng trên rốn
- Đau nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt
Bị đau ngực khó thở bên trái, phải cần làm gì?
Theo các chuyên gia chia sẻ, tình trạng đau ngực bên trái, bên phải khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải nhưng cần căn cứ vào nguyên nhân để xác định mức độ nghiêm trọng và có phương pháp xử lý cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, ngay khi thấy đau thắt ngực thì bạn nên tạm dừng lại các hoạt động, công việc đang làm, không được cố sức mà phải nghỉ ngơi đúng cách để tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân mình.
Trường hợp đau ngực khó thở không thuyên giảm mặc dù đã nghỉ ngơi, vẫn tiếp tục đau hoặc đau tăng lên kèm theo chóng mặt, nhức đầu, hụt hơi, đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn… phải ngay lập tức đến kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Đặc biệt là người cao tuổi, những người vốn có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu cao, bệnh hô hấp mãn tính… lại càng phải được thăm khám càng sớm càng tốt.
Thông qua các khâu hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, chụp chiếu, xét nghiệm nước tiểu, máu, đường huyết…, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh lý cụ thể, tư vấn phác đồ điều trị theo nội khoa (dùng thuốc), áp dụng vật lý trị liệu hay cần phải can thiệp phương pháp ngoại khoa.
Người bệnh trong quá trình điều trị dù theo phương pháp nào cũng đều phải chú ý tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn từ các bác sĩ, sử dụng thuốc đúng cách, tránh lạm dụng quá mức. Bên cạnh đó, để bệnh lý sớm được đẩy lùi, khắc phục nhanh chóng các cơn đau ngực bất thường thì bệnh nhân còn đồng thời phải xây dựng, thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học, lên thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, vận động cơ thể phù hợp.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đau ngực khó thở bên trái, phải là một biểu hiện bất thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là các bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… Chính vì vậy, mọi người không được chủ quan khi nhận thấy hiện tượng đau ở ngực trái hoặc phải kéo dài, thay vào đó phải nhanh chóng đi khám để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp điều trị phù hợp khi cần thiết.
Từ khóa » đau Cơ Tim Bên Trái
-
Đau Ngực Trái âm ỉ Có đáng Ngại? - Vinmec
-
Đau Ngực Trái Cảnh Báo Bệnh Gì, Nguyên Nhân Do đâu
-
Đau Ngực Trái Là Bệnh Gì? Đừng Chủ Quan Kẻo Hối Hận • Hello Bacsi
-
Thấy đau Ngực Trái, đừng Phớt Lờ - Tuổi Trẻ Online
-
Đau Nhói Ngực Trái Có Liên Quan đến Bệnh Tim?
-
Đau Ngực Trái: Dấu Hiệu đầu Tiên Nghĩ Tới Bệnh Mạch Vành
-
Nguyên Nhân, Cách Giảm đau Và Phòng Ngừa đau Tức Ngực Bên Trái
-
Ðau Ngực Khi Nào Là Nguy Hiểm?
-
Hiện Tượng đau Nhói Ngực Bên Trái Liệu Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Ngực - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Ngực Bên Trái Cảnh Báo Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Đau Nhói Ngực Bên Phải – Bệnh Gì ? | Sở Y Tế Nam Định
-
Đau Ngực Là Bệnh Gì? 10+ Nguyên Nhân Gây đau Thắt, Tức Ngực
-
Đau Cơ Ngực: Hiểu Rõ để Phòng Ngừa - Hapacol