Cảnh Sinh Hoạt Và Lao động Của Người Dân Trên đảo đã được Miêu ...

Mục lục nội dung Soạn bài: Cô Tô (soạn 3 cách)

Soạn bài: Cô Tô (soạn 3 cách)

Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy? 

Soạn cách 1

Cảnh sinh hoạt của người dân:

- Dưới con mắt của tác giả sự sống của con người nơi đây diễn ra quanh cái giếng nước ngọt tấp nập, giản dị, đông vui, đoàn kết: rất đông người tắm, gánh múc nước vào thùng gỗ, vào cong, ang… vui như một cái bến và đậm đà hơn mọi cái chợ trong đất liền.

- Hình ảnh anh hùng Châu Hòa Mã gánh  nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hòa Mã dịu dàng địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo… cho thấy một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc trong sự giản dị, mộc mạc thanh bình

- Tác giả gửi gắm sự chân thành của mình với con người, cuộc sống và thiên nhiên nơi đây. Điều này đã giúp tác giả khắc họa thành công cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô làm nổi bật không khí vừa rộn ràng vui tươi nhưng lại thanh bình, giản dị.

Soạn cách 2

Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Cái giếng nước ngọt: Gánh và múc nối tiếp nhau, để tắm, uống; vui nhộn như cái bến

- Chỗ bãi đá: Nuôi hải sâm, thuyền mở nắp sạp

Cảnh sinh hoạt tấp nập, khẩn trương và thanh bình sau trận bão dữ.

Soạn cách 3

- “Cái giếng nước ngọt ... cái sinh hoạt của nó vui như một….mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”

  Tổng Kết :  So sánh ngang bằng và không ngang bằng đã tạo nên một liên tưởng kì lạ giữa cái giếng ở Cô Tô với một vài thứ ở đất liền.

- “Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc”

- “Từng đoàn thuyền, lũ con lành”

  Tổng kết: Khung cảnh ta chưa từng gặp lại trở nên chân thực, gần gũi.

-  Nguyễn Tuân thực sự rất tài năng. Cô Tô qua ngòi bút của ông được vẽ lên rất chân thực, bình dị.

Từ khóa » Em Hình Dung Khung Cảnh Cô Tô