Cánh Tay Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Kì 1: Cấu tạo của cánh tay
Về cơ bản cánh tay được tính từ khớp vai trở xuống đến khớp khuỷu tay, rồi xuống đến khớp cổ tay và kết thúc là bàn tay và 5 ngón tay. Nó được cấu thành bởi các hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh và các mạch máu.
Khớp vai: (Mời quý độc giả xem lại chuyên đề Cấu tạo khớp vai để nắm rõ hơn). Khớp vai là 1 khớp lồi cầu - ổ chảo, chỏm xương cánh tay gắn vào ổ chảo xương bả vai.
Cánh tay: Gắn kết với ổ chảo cánh tay nhờ vào chóp xoay và bao khớp, chóp xoay bao gồm 4 cơ, kết hợp với nhau tạo thành 1 vùng bao quanh chỏm xương cánh tay, chóp xoay bám từ xương bả vai tới chỏm xương cánh tay giúp nâng và xoay cánh tay. Cánh tay có 1 xương ống dài gọi là xương cánh tay.
Khớp khuỷu: Xét về mặt cấu tạo, tại khớp khuỷu tay có 3 vùng xương nhô ra, đây là những nơi để các gân bám vào. Mặt bên ngoài khuỷu tay có mỏm trên lồi cầu ngoài - vị trí bám của các cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Bên trong khuỷu có mỏm trên lồi cầu, trong là nơi có các cơ thực hiện thao tác gập cổ tay và các ngón tay bám vào. Xung quanh khớp vùng khuỷu tay còn có dây chằng và bao khớp.
Bao khớp khuỷu tay: Bao khớp có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ cả 3 mặt khớp. Ở phía trên, bao khớp bám vào đầu dưới xương cánh tay tại vị trí cao hơn bờ chu vi của ròng rọc và chỏm con. Ở phía dưới, bám vào cổ xương quay và khuyết ròng rọc cũng như khuyết quay xương trụ. Chính vì vậy mà toàn bộ chỏm xương quay nằm trong bao khớp.
Các dây chằng khuỷu tay: Là những dải sợi màu trắng, bền được tạo thành bởi các thớ sợi chạy song song giữa hai điểm vào. Tại khuỷu tay có các dây chằng như dây chằng bên trụ ở trong, dây chằng bên quay ở ngoài, dây chằng vòng quay bao quanh chỏm xương và dây chằng vuông làm nhiệm vụ giữ cho khớp khuỷu tay ở đúng vị trí.
Như vậy, khớp khuỷu tay là nơi nối của 3 xương ống, dài: Xương cánh tay phía trên, xương trụ, xương quay ở cẳng tay phía dưới.
Các khớp vùng cổ tay: Khớp quay - trụ xa: Là khớp trục liên kết các đầu xa của xương quay và xương trụ. Các mặt tiếp khớp của hai xương là vành khớp chỏm xương trụ và khuyết trụ của xương quay. Ngoài bao xơ bọc quanh các khớp, đầu xa hai xương cẳng tay còn được nối với nhau bởi đĩa khớp. Đây là một đĩa sụn - sợi hình tam giác mà đỉnh bám vào mặt ngoài mỏm trâm trụ và nền bám vào bờ dưới khuyết trụ của xương quay. Mặt trên của đĩa khớp tiếp xúc với mặt dưới của chỏm xương trụ còn mặt dưới tiếp khớp với xương tháp. Đĩa khớp đóng vai trò như một dây chằng của khớp quay - trụ xa. Đặc điểm của màng hoạt dịch là nó tạo nên một ngách kéo dài lên trên tới mặt trước màng gian cốt gọi là ngách hình túi. Động tác của khớp quay - trụ xa là sấp và ngửa bàn tay.
Khớp quay - cổ tay: Là một khớp cầu lồi. Mặt khớp phía trên là mặt dưới đầu xa xương quay và đĩa khớp, ở phía dưới là đầu gần các xương thuyền, nguyệt và tháp. Mặt khớp của xương quay và đĩa khớp tạo nên một mặt lõm hình elip hướng xuống dưới thích ứng với mặt lồi hình elip hướng lên trên do mặt trên 3 xương cổ tay tạo nên. Đĩa khớp ngăn cách chỏm xương trụ với ổ khớp đồng thời ngăn cách khớp quay - trụ xa với khớp quay - cổ tay.
Cấu tạo của bàn tay
Cấu tạo bàn tay: Gồm 5 ngón, trong đó bốn ngón tay ngoài cùng của bàn tay (không kể ngón cái) có thể nắm lại để bắt hoặc cầm lấy vật thể. Trong các ngón tay, ngón tay cái có thể dễ dàng xoay 90°. Trong khi đó, các ngón còn lại chỉ có thể xoay 45°. Khi không xoay ngón cái được 90° thì đó chính là tình trạng bệnh lí, cần phải đi khám ngay.
Bàn tay người có 27 cái xương: Khối xương cổ tay có 8 xương; bàn tay hoặc lòng bàn tay có 5 xương; 14 cái xương còn lại thuộc về các ngón tay (kể cả ngón cái).
Cổ tay có 8 xương xếp thành một khối gồm hai hàng: Hàng trên có bốn xương, kể từ ngoài vào trong là: Xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp và xương đậu; hàng dưới cũng có 4 xương, kể từ ngoài vào là: Xương thang, xương thê, xương cả và xương móc. Tất cả các xương cổ tay đều thuộc loại xương ngắn. Mặt trên của ba xương bên ngoài của hàng trên tiếp khớp với xương quay (xương đậu nằm trước xương tháp), mặt dưới của chúng tiếp khớp với mặt trên của các xương hàng dưới. Mặt dưới của các xương hàng dưới tiếp khớp với các xương đốt bàn tay. Mặt trước khối xương cổ tay hợp nên một rãnh lõm gọi là rãnh cổ tay; hãm gân gấp bắc cầu qua hai bờ rãnh và biến rãnh thành ống cổ tay. (Còn tiếp)
Mời quý độc giả đón đọc phần tiếp theo của “Cấu tạo của cánh tay” trong chuyên đề 6: “Cánh tay và những điều cần biết”. Chuyên mục được sự đồng hành của Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt - Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Địa chỉ: Số 18 Nguyễn Đổng Chi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Điện thoại: 0243.207.26.26 - Di động: 084.24.89.666 www.facebook.com/toasangtroiyeuthuong www.saodaiviet.vn Email: saodaiviet.vn@gmail.com Youtube: Sao Đại Việt Mọi ý kiến về bài viết, xin quý vị vui lòng liên lạc với địa chỉ trên. |
Từ khóa » Cánh Tay Là Phần Nào
-
Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xương Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Phẫu Xương Cánh Tay | Vinmec
-
Xương Cánh Tay Là Xương Gì? Vai Trò Và Các Vấn Đề Liên Quan
-
Xương Cánh Tay Là Gì? Có Mấy Chiếc? Điều Cần Biết
-
Nguyên Nhân đau Khuỷu Tay, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Gãy đầu Xa Xương Cánh Tay - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals
-
Gãy đầu Trên Xương Cánh Tay - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals
-
Gãy Xương Cánh Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Tổn Thương đám Rối Cánh Tay – Chẩn đoán Và điều Trị Hiện Nay
-
(Rách) Đứt Gân Cơ Nhị đầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Gây đau Khuỷu Tay - Medinet
-
Đau Khớp Khuỷu Tay Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị Hiệu Quả