Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt

Cánh tay
Cánh tay trái của nam
Chi tiết
Động mạchĐộng mạch nách
Tĩnh mạchTĩnh mạch nách
Dây thần kinhĐám rối thần kinh cánh tay
Định danh
LatinhBrachium
Thuật ngữ giải phẫu[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Trong giải phẫu người, cánh tay là một phần của chi trên giữa khớp ổ chảo - cánh tay (khớp vai) và khớp khuỷu. Về mặt giải phẫu, đai vai là nơi chứa xương và cơ, theo định nghĩa, là một phần của cánh tay. Thuật ngữ brachium trong tiếng Latinh có thể dùng cho toàn bộ cánh tay và cẳng tay hoặc chỉ dùng cho cánh tay.[1][2][3]

Giải phẫu học

Xương

Xương chi trên, cùng với đai vai, tạo nên cánh tay người.

Xương cánh tay là một trong ba xương dài của cánh tay. Xương cánh tay gắn với xương vai ở khớp vai, xương trụ và xương quay ở khớp khuỷu.[4] Khuỷu tay là một khớp bản lề khá phức tạp, nối đoạn xa xương cánh tay và đoạn gần của xương trụ và xương quay.[5]

Cánh tay được phân chia bởi một lớp mạc (được gọi là mạc cánh tay) ngăn cách các cơ thành hai ô: ô cánh tay trước và ô cánh tay sau. Mạc hợp nhất với màng xương của xương cánh tay.[6]

Ô cánh tay trước chứa ba cơ: cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay quay và cơ quạ - cánh tay. Tất cả đều được thần kinh cơ bì chi phối. Ô cánh tay sau chỉ chứa cơ tam đầu cánh tay, được thần kinh quay chi phối.[7][8][9]

Chi phối thần kinh

Chi phối bì chi trên bên phải.

Thần kinh cơ bì (từ C5, C6, C7) chi phối các cơ của ô cánh tay trước. Thần kinh có nguyên ủy từ bó ngoài đám rối thần kinh cánh tay. Thần kinh xuyên qua cơ quạ - cánh tay cho các nhánh chi phối vận động cho cơ này, cũng như cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay quay, và tận cùng là thần kinh bì cẳng tay ngoài.

Thần kinh quay (từ C5 đến T1) bắt nguồn từ sự tiếp nối của dây sau của đám rối cánh tay. Thần kinh này đi vào lỗ tam giác dưới (một lỗ tưởng tượng giới hạn bởi xương cánh tay và cơ tam đầu cánh tay) nằm sâu vào cơ tam đầu cánh tay. Tại đây, nó đi cùng với động mạch cánh tay sâu, nằm trong rãnh thần kinh quay của xương cánh tay. Trên lâm sàng, gãy thân xương cánh tay có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương hoặc thậm chí là bị đứt.

Các dây thần kinh khác đi qua cánh tay nhưng không chi phối vùng này, bao gồm:

  • Thần kinh giữa, nguồn gốc từ C5-T1, là một nhánh của bó ngoài và bó trong của đám rối cánh tay. Dây thần kinh này tiếp tục ở cánh tay, di chuyển trong một mặt phẳng giữa cơ nhị đầu và cơ tam đầu. Tại hố trụ, thần kinh này là chui vào cơ sấp tròn và là cấu trúc trung gian nhất trong hố. Dây thần kinh đi vào cẳng tay.
  • Thần kinh trụ, nguồn gốc C8-T1, là nhánh tận của bó trong đám rối cánh tay. Thần kinh này đi trong cùng một mặt phẳng với thần kinh giữa, giữa cơ nhị đầu và cơ tam đầu. Ở khuỷu tay, thần kinh này di chuyển về phía sau đến mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay. Gãy lồi cầu có thể gây tổn thương thần kinh.

Cung máu

Các động mạch cánh tay.

Động mạch nuôi dưỡng chính là động mạch cánh tay, là tiếp nối của động mạch nách tại bờ dưới cơ tròn lớn. Động mạch cánh tay tạo ra một nhánh không quan trọng tên là động mạch cánh tay sâu. Sự phân nhánh này xảy ra ngay dưới bờ dưới cơ tròn lớn.

Động mạch cánh tay tiếp tục đến hố trụ trong ô cánh tay trước. Nó di chuyển trong một mặt phẳng giữa cơ nhị đầu và cơ tam đầu, giống thần kinh giữa và tĩnh mạch nền. Động mạch có tĩnh mạch đi kèm. Động mạch cánh tay cho các nhánh cung máu cho cơ ô cánh tay trước. Động mạch nằm ở giữa thần kinh giữa và gân của cơ nhị đầu trong hố trụ, rồi đi vào cẳng tay.

Động mạch cánh tay sau đi qua lỗ tam giác dưới cùng thần kinh quay và tùy hành với thần kinh này. Cả hai đều đi qua rãnh thần kinh quay của xương cánh tay. Do đó, gãy xương không chỉ dẫn đến tổn thương thần kinh quay mà còn gây tụ máu các cấu trúc bên trong của cánh tay. Sau đó, động mạch tiếp tục cho các nhánh thông với nhánh động mạch quặt ngược quay của động mạch cánh tay, cung cấp máu khuếch tán đến khớp khuỷu.

Tĩnh mạch

Hai tĩnh mạch chính là tĩnh mạch nền và tĩnh mạch đầu. Có một tĩnh mạch kết nối giữa hai tĩnh mạch nêu trên, đó là tĩnh mạch trụ giữa. Tĩnh mạch này đi qua hố trụ, rất quan trọng về mặt lâm sàng vì là nơi để chọc tĩnh mạch (rút máu).

Tĩnh mạch nền di chuyển ở phía trong cánh tay và kết thúc ngang mức xương sườn VII.

Tĩnh mạch đầu di chuyển ở phía ngoài cánh tay đi qua tam giác cơ delta - ngực và kết thúc ở vị trí giống tĩnh mạch nách.

Văn hoá

Trong Hindu giáo, Phật giáo và văn hóa Ai Cập, biểu tượng cánh tay được sử dụng để minh họa sức mạnh chủ quyền. Trong Hindu giáo, cánh tay các vị thần mang biểu tượng sức mạnh cụ thể. Người ta tin rằng càng nhiều tay, tính toàn năng của vị thần càng thể hiện mạnh mẽ.

Ở Tây Phi, người Bambara sử dụng cẳng tay để tượng trưng cho linh hồn, mối liên kết giữa Thiên Chúa và con người.

Ba người Bắc Triều Tiên đầu hàng USS Manchester bằng cách giơ hai tay

Việc giơ cả hai tay ra hiệu đầu hàng thể hiện sự kêu gọi lòng thương xót và công lý.[10]

Ở bức chạm khắc này, cánh tay là một chữ cái trong chữ tượng hình

Ý nghĩa lâm sàng

Hố trụ quan trọng lâm sàng trong việc lấy máu từ tĩnh mạch và đo huyết áp.[11]

Có thể lấy tĩnh mạch trên cánh tay khi cần mạch để phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Hình ảnh bổ sung

  • Giải phẫu tổng thể của cánh tay và khuỷu tay. Giải phẫu tổng thể của cánh tay và khuỷu tay.

Xem thêm

  • Hãm gân gấp

Tham khảo

  1. ^ “brachium – free dictionary”. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ “Dictionary.com”. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ Encyclopaedia britannica 2013.
  4. ^ Sam Jacob (2007). Human Anatomy: A Clinically-Orientated Approach. Elsevier Health Sciences. tr. 5. ISBN 978-0443103735. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2018.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Sports injuries: prevention, diagnosis, treatment and rehabilitation. Doral, Mahmut Nedim; Karlsson, Jon. Berlin. ngày 4 tháng 3 năm 2015. ISBN 9783642368011. OCLC 1111734654.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  6. ^ Drake, Richard L. (Richard Lee) (2015). Gray's anatomy for students. Vogl, Wayne; Mitchell, Adam W. M.; Gray, Henry . Philadelphia, PA. ISBN 9780702051319. OCLC 881508489.
  7. ^ Moore, Keith L. (ngày 13 tháng 2 năm 2013). Clinically oriented anatomy. Dalley, Arthur F., II,, Agur, A. M. R. Philadelphia. ISBN 978-1451119459. OCLC 813301028.
  8. ^ Gray's anatomy: the anatomical basis of clinical practice. Standring, Susan . [Philadelphia]. ISBN 9780702052309. OCLC 920806541.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  9. ^ “Elbow and Forearm”. Kenhub. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
  10. ^ Tresidder, Jack (1997). The Hutchinson Dictionary of Symbols. London: Helicon. tr. 16. ISBN 1-85986-059-1.
  11. ^ “How To Draw Blood Like A Pro: Step-By-Step Guide”. nurse.org. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
Sách
  • Frank H.Netter, MD (2017). Atlas Giải phẫu người, Vietnamese Edition (ấn bản thứ 6). Nhà xuất bản Y học, ELSEVIER. ISBN 978-604-66-1320-6.
  • Frank H.Netter, MD (2017). Atlas of Human Anatomy (ấn bản thứ 7). ELSEVIER MASSON. ISBN 978-604-66-1320-6.
  • Frank H.Netter, MD (2017). Atlas d'anatomie humaine (ấn bản thứ 5). ELSEVIER MASSON. ISBN 978-229-47-1297-5.
  • Bài giảng Giải phẫu học, PGS Nguyễn Quang Quyền, tái bản lần thứ mười lăm
  • PGS.TS Nguyễn Quang Huy (2017). Giải phẫu người (ấn bản thứ 2). Nhà xuất bản Y học. ISBN 978-604-66-2933-7.
  • Phiên bản trực tuyến sách Gray's AnatomyGiải phẫu cơ thể người, Gray, tái bản lần thứ hai mươi (năm 1918).
  • Gray's Anatomy, tái bản lần thứ nhất, năm 1858 (liên kết đến file PDF)
  • x
  • t
  • s
Giải phẫu người
Đầu (người) • Trán  • Tai  • Hàm (người)  • Mặt (Má  • Mắt người  • Mũi người  • Miệng  • Cằm)  • Vùng chẩm  • Da đầu  • Thái dương  • Gáy
Cổ • Cổ họng  • Táo Adam
Thân • Ngực (Vú · Núm vú · Quầng vú)  • Bụng (Rốn)  • Lưng người  • Xương chậu (Cơ quan sinh dục)
Chi (người)
Chi trên • Vai

 • Cánh tay  • Nách  • Khuỷu tay  • Cẳng tay  • Cổ tay

 • Bàn tay:  • Ngón tay  • Ngón cái  • Ngón trỏ  • Ngón giữa  • Ngón áp út  • Ngón út
Chi dưới/(xem Chân người) • Hông

 • Mông  • Bắp đùi  • Đầu gối  • Bắp chân  • Đùi  • Mắt cá chân  • Gót chân  • Chân  • Háng  • Ngón chân:  • Ngón chân cái  • Ngón chân trỏ  • Ngón chân giữa  • Ngón chân áp út  • Ngón chân út

 • Bàn chân
  • x
  • t
  • s
Cơ chi trên
Vai
  • cơ delta
  • đai xoay
    • cơ trên gai
    • cơ dưới gai
    • cơ tròn bé
    • cơ dưới vai
  • cơ tròn lớn
mạc:
  • mạc delta
  • mạc trên gai
  • mạc dưới gai
Cánh tay(Các ô mạc cánh tay)
Ô cánh tay trước
  • cơ quạ - cánh tay
  • cơ nhị đầu cánh tay
  • cơ cánh tay
Ô cánh tay sau
  • cơ tam đầu cánh tay
  • cơ khuỷu
  • cơ dưới khuỷu (articularis cubiti muscle)
mạc
  • hố nách
  • mạc nách
  • mạc cánh tay
  • vách gian cơ
    • vách gian cơ ngoài
    • vách gian cơ trong
khác
  • lỗ
    • lỗ tứ giác
    • tam giác bả vai - tam đầu
    • tam giác cánh tay - tam đầu
Cẳng tay
ô cẳng tay trước
nông:
  • cơ sấp tròn
  • cơ gan bàn tay dài
  • cơ gấp cổ tay quay
  • cơ gấp cổ tay trụ
  • cơ gấp các ngón nông
sâu:
  • cơ sấp vuông
  • cơ gấp các ngón sâu
  • cơ gáp ngón cái dài
ô cẳng tay sau
nông:
  • phần ngoài cánh tay
    • cơ cánh tay quay
    • cơ duỗi cổ tay quay dài và cơ duỗi cổ tay quay ngắn
  • cơ duỗi các ngón tay
  • cơ duỗi ngón tay út
  • cơ duỗi cổ tay trụ
sâu:
  • cơ ngửa
  • hõm lào giải phẫu
    • cơ giạng dài ngón tay cái
    • cơ duỗi ngắn ngón tay cái
    • cơ duỗi dài ngón tay cái
  • cơ duỗi ngón tay trỏ
mạc
  • trẽ cân cơ nhị đầu cánh tay
  • gân
    • gân duỗi
    • gân gấp
  • mạc cánh tay trước
khác
  • hố trụ
Bàn tay
gan tay ngoài
  • mô cái
    • cơ đối chiếu ngón tay cái
    • cơ gấp ngón tay cái
    • cơ giạng ngắn ngón tay cái
  • cơ khép ngón tay cái
gan tay trong
  • mô út
    • cơ đối chiếu ngón tay út
    • cơ duỗi ngón tay út
    • co giạng ngón tay út
  • cơ gan tay dài
giữa
  • các cơ giun ở tay
  • cơ gian cốt
    • cơ gian cốt mu bàn tay
    • cơ gian cốt gan bàn tay
mạc
sau:
  • Hãm gân duỗi ở tay
  • extensor expansion
trước:
  • Hãm gân gấp ở tay
  • palmar aponeurosis

Từ khóa » Cánh Tay Là Phần Nào