Cạnh Tranh Giữa Grab Và Gojek Không Còn Là 'cuộc Chiến đường Phố'
Có thể bạn quan tâm
Cạnh tranh giữa Grab và Gojek không còn là ‘cuộc chiến đường phố’
V.Dũng
(KTSG Online) - Sau khi Grab được cấp phép dịch vụ ngân hàng số tại Singapore thì Gojek cũng đã tiến hành sáp nhập với định chế tài chính lớn ở Indonesia là Tokopedia (trở thành GoTo). Với những động thái mới, cuộc cạnh tranh giữa hai thương hiệu này đã vượt qua khỏi giới hạn của những ứng dụng gọi xe thông thường. Giới phân tích đánh giá cả hai đã bước vào cuộc đua "đốt tiền" để gom dữ liệu người dùng, hướng đến mục tiêu lớn hơn.
Canh tranh giữa Grab và Gojek đã ra khỏi giới hạn của những ứng dụng gọi xe. Ảnh minh họa: Bloomberg |
Đều khởi đầu bằng những ứng dụng gọi xe và chỉ chưa đầy một thập niên cuộc chiến giữa các đơn vị này đã được “tiến hóa” thành ứng dụng đa tính năng và theo đó cuộc cạnh tranh cũng được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực. Theo thông tin từ Bloomberg, những động thái mới đây của hai ứng dụng này có thể họ sẽ chuyển sang những những cuộc cạnh tranh rộng lớn hơn chứ không chỉ còn “cuộc chiến đường phố” nữa.
Cuộc chạy đua gom dữ liệu
Gojek của Indonesia cũng sáp nhập với Tokopedia để tạo ra một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Đông Nam Á. Go To Group - liên doanh mới - có thể IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) tại Mỹ và Indonesia vào năm nay.
Grab và GoTo đều có cùng xuất phát điểm là dịch vụ gọi xe, tuy nhiên, mục tiêu mới của họ đã chuyển sang các
Mảng thanh toán là "cổng vào" cho các cơ sở dữ liệu khổng lồ để dự đoán mức độ tin cậy của khách hàng để từ đó Grab bước sang các lĩnh vực khác. Đơn vị tài chính của Grab đang đặt cược vào mảng phi thanh toán, chẳng hạn cho vay, bảo hiểm và quản lý tài sản, nhằm thúc đẩy mức tăng trưởng trung bình hàng năm 23% cho đến năm 2023. Với giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore là cơ sở để Grab thúc đẩy việc thu thập dữ liệu khách hàng để bảo lãnh các khoản vay. |
khoản thanh toán nhỏ. Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chính tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, theo Bloomberg Intelligence, từ năm 2020 đến năm 2025, mức tăng trưởng hàng năm 36% của ví điện tử sẽ vượt xa 5% của tiền mặt.
Tuy nhiên mảng thanh toán không tạo ra nhiều tiền, thậm chí là đang đốt rất nhiều tiền trong quá trình vận hành. Dữ liệu của Grab cho thấy doanh thu thuần điều chỉnh đến từ dịch vụ thanh toán của công ty này giảm tới 7,5% trong năm 2020, dù tổng giá trị giao dịch tăng 14%.
Grab giải thích công ty này hy sinh "tỷ lệ nhận" để hỗ trợ người tiêu dùng và người bán trong bối cảnh đại dịch nhưng thực sự nguồn thu từ dịch vụ không bù đắp được chi phí đầu tư.
Đối với Gojek, họ cũng không chịu chậm chân trên con đường này khi nhanh chóng thực hiện thương vụ sáp nhập nói trên. Đơn vị này cũng chọn con đường tương tự như đối thủ để bước vào không gian fintech. Cụ thể, với GoTo Financial sẽ thực hiện thu thập dữ liệu từ mỗi lần mua hàng, đặt xe hoặc gọi đồ ăn của khách hàng. Từ đó sẽ có bức tranh có giá trị về chi tiêu, thu nhập của khách hàng, sau đó sẽ phân tích và dự đoán về nhu cầu tín dụng của họ.
Hiện nay, Gojek được sử dụng thường xuyên, trong khi khách hàng dành nhiều thời gian trên Tokopedia để mua sắm và thanh toán hóa đơn. Sau khi sáp nhập, nền tảng mới sẽ có mặt trong các hoạt động chiếm tới 2/3 chi tiêu của người tiêu dùng Indonesia.
Theo Bloomberg, đối với bất kỳ startup nào có ý tưởng fintech mới, hợp tác với GoTo có thể dễ thành công hơn đi một mình. Điều đó có thể biến các nền tảng này thành chợ fintech cho người dùng. Còn đối với các siêu ứng dụng, họ sẽ có cơ hội bán những vị trí đẹp hoặc tạo ra cuộc chiến đấu thầu giữa các đối thủ.
So kè trong ứng dụng đa dịch vụ
Sự dịch chuyển này cũng đễ nhận thấy ở thị trường Việt Nam. Chuyện xung đột lợi ích giữa các đối tác hay những phản ứng với chính sách tạo nên một bề mặt sôi nổi của thị trường dịch vụ gọi xe. Tuy nhiên những chuyển động bên trong các ứng dụng này hướng đến một chiến lược dài hơi với mục đích thoát khỏi giới hạn của các ứng dụng gọi xe đơn thuần mới là điều đáng lưu tâm.
Sau 7 năm các ứng dụng này xuất hiện ở Việt Nam, điều dễ nhận thấy nhất là thói quen của đa số người dùng đã thay đổi. Đây cũng chính là thời điểm chín muồi để các đơn vị này đưa người dùng vào trong hệ sinh thái của họ một cách đơn giản nhất. Sự dịch chuyển chiến lược kinh doanh của các ứng dụng gọi xe trong thời gian qua là rất nhanh và hầu hết đều hướng đến việc tích hợp dịch vụ thanh toán điện tử.
Phát triển siêu ứng dụng và hướng đến ngân hàng số là điều mà các đơn vị gọi xe công nghệ thực hiện. Ảnh minh họa: V.Dũng |
Khi đã xây dựng xong đội ngũ tài xế và số lượng khách hàng dùng ứng dụng đủ lớn, những doanh nghiệp này sẽ chiếm lợi thế lớn khi cạnh tranh với những đối thủ truyền thống trong ngành. Cả Grab, Gojek, Be hay các ứng dụng gọi xe tương tự đều hướng việc khai thác tối đa giá trị dưới nền tảng của một siêu ứng dụng.
Ban đầu, những mảng kinh doanh mà các hãng gọi xe hướng tới là đặt đồ ăn, thức uống hoặc giao hàng. Với một số những hãng có qui mô lớn, thậm chí họ sẵn sàng nhảy vào các mảng nhiều thách thức hơn như câu chuyện của Grab làm ngân hàng số và thương mại điện tử đã nói ở trên.
Theo trang Dealstreet Asia nhận định, những người kinh doanh mảng đồ ăn (F&B) vốn trước đây dùng GrabFood sẽ dần chuyển sang GrabMerchant, tích hợp cũng những người kinh doanh thực phẩm tươi sống, hàng thiết yếu (GrabMart) và các thương nhân dùng GrabPay.
Sàn thương mại điện tử vẫn là thị trường tiềm năng của các ví điện tử, nếu các ứng dụng gọi xe phát triển trở thành một ứng dụng đa dịch vụ và tích hợp các tiện ích này thì sẽ tối ưu hiệu quả khai thác. Trong xu thế này, không chỉ Grab mà các ứng dụng khác cũng bắt đầu manh nha việc triển khai các dịch vụ kết nối tương tự.
Có thể thấy khi các ứng dụng gọi xe được phát triển trở thành siêu ứng dụng, sân chơi thanh toán bắt đầu nóng lên trên không gian này. Quan sát ba ông lớn trên thị trường ví điện tử hiện nay như Moca, MoMo và ZaloPay thì các ví đều có chung các tính năng cơ bản như nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ. Tuy nhiên Moca có thêm lợi thế để bứt tốc khi được tích hợp trong hệ sinh thái Grab như đặt xe, giao thức ăn, giao hàng hay mới đây nhất là đi siêu thị hộ và mua hộ hàng hóa.
Với dữ liệu khách hàng sẵn có, khi xét về đường dài thì hệ sinh thái thanh toán nào có tính tiện ích hơn thì chiếc ví điện tử của họ mới có thể phát huy ưu thế. Các ứng dụng gọi xe sẽ là không gian tốt cho việc triển khai các phương thức thanh toán một cách tối ưu. Tuy nhiên, sự tiến hóa của các siêu ứng dụng (app) không dừng lại ở việc phục vụ khách đặt hàng, thanh toán đa nền tảng mà còn cung cấp các giải pháp tài chính của một ngân hàng số. Việc xây dựng sức mạnh nền tảng đó có thể khó khăn hơn nhiều so với việc tập hợp một đội ngũ ô tô hoặc xe máy cho nhiệm vụ giao hàng. Vì vậy, Grab và GoTo Group có thể sẽ tiếp tục “đốt tiền” để cạnh tranh ở các thị trường khắp Đông Nam Á, khi cả hai công ty này tập trung vào cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người dân chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng trong khu vực. |
Từ khóa » Gojek Có Phải Của Grab
-
Grab Và Gojek 'bàn Tính Sáp Nhập, Thống Lĩnh Thị Trường Đông Nam Á'
-
Grab Sáp Nhập Gojek: Có Gì Hot Trong Vụ M&A Giữa Hai "kỳ Lân" Tỷ ...
-
Liệu Thương Vụ Sáp Nhập Gojek – Grab Có đáng Lo Ngại? | VTV.VN
-
Grab Và Gojek: Hơn Cả Cuộc Chiến Của Những Chiếc Xe - VietNamNet
-
So Sánh Giá Cước đặt Xe Gojek Và Grab - Thủ Thuật
-
Nên Chạy Grab Hay Gojek Trong Năm 2022? Lựa Chọn Nào Tốt ...
-
Gojek Lấy Gì Cạnh Tranh Với Be, Grab ở Mảng Gọi Xe 4 Bánh? - Dân Trí
-
Đàm Phán Với Grab Bế Tắc, Gojek Tính Sáp Nhập Với Startup Quê Nhà
-
Grab, Be Và Gojek đang Thu Những Loại Phụ Phí Gì?
-
Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Grab Và Gojek Về Chung Nhà? - Zing
-
Cuộc Chiến Grab Và Gojek: Những Mặt Trận đối đầu ở Đông Nam Á
-
Grab, Gojek Tăng Giá Cước, Be 'ngược Dòng' Giảm Chiết Khấu 10%
-
Grab Và Gojek Có Thể đang đàm Phán để Sáp Nhập
-
Gojek 'quyết đấu' Với Grab Tại Thị Trường Việt Nam