Cao Nguyên Lâm Viên – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn 12°04′43″B 108°25′44″Đ / 12,078518°B 108,428964°Đ / 12.078518; 108.428964 (Cao nguyên Lâm Viên) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Đối với các định nghĩa khác, xem Lâm Viên. Cao nguyên Lâm Viên trên bản đồ Việt NamCao nguyên Lâm ViênCao nguyên Lâm ViênCao nguyên Lâm Viên (Việt Nam)
Thác Voi ở gần thành phố Đà Lạt

Cao nguyên Lâm Viên (còn gọi cao nguyên Lang Biang, cao nguyên Lang Bian, cao nguyên Lạng Bương, cao nguyên Đà Lạt, bình sơn Đà Lạt)[1][2] là một cao nguyên thuộc Tây Nguyên, Việt Nam (được khám phá bởi nhà thám hiểm-bác sĩ Alexandre Yersin) với độ cao trung bình khoảng 1.500 m (4.920 ft) so với mực nước biển. Phía nam cao nguyên có thành phố Đà Lạt. Phía đông và đông nam dốc xuống thung lũng sông Đa Nhim, tây nam hạ đột ngột xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1.080 km². Địa hình đồi núi trập trùng độ dốc dao động 8-10°. Tại đây có các đỉnh núi cao như Bi Doup (2.287 m), Lang Biang (hay Chư Cang Ca, 2.167 m), Hòn Giao (2.010 m). Nước sông trên cao nguyên chảy chậm; những chỗ bị chặn lại toả rộng thành hồ như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Đan Kia (Suối Vàng), thác Cam Ly. Rìa cao nguyên có các thác lớn như Pren (Prenn), Gù Gà, Ankrôet, thác Voi. Phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành phù hợp cho trồng rau và hoa quả ôn đới quanh năm, có rừng thông ba lá và thông năm lá diện tích lớn. Cao nguyên này chỉ chiếm khoảng 30% diện tích của toàn tỉnh Lâm Đồng, nằm trên các huyện Lạc Dương, Đam Rông và thành phố Đà Lạt.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ “Cao Nguyên Lâm Viên”. Chinci World Atlas. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013.
  • x
  • t
  • s
Cao nguyên Việt Nam
Bắc Bộ
  • Đồng Văn
  • Bắc Hà
  • Tà Phình
  • Mộc Châu
  • Nà Sản
  • Sín Chải
  • Sơn La
Trung Bộ
  • Kon Tum
  • Măng Đen
  • Kon Hà Nừng
  • Pleiku
  • M'Drắk
  • Đắk Lắk
  • Mơ Nông
  • Lâm Viên
  • Di Linh
  • Vân Hòa
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cao_nguyên_Lâm_Viên&oldid=69290099” Thể loại:
  • Cao nguyên Việt Nam
  • Địa mạo Lâm Đồng
  • Cao nguyên châu Á
Thể loại ẩn:
  • Tọa độ trên Wikidata

Từ khóa » đà Lạt Nằm Trên Cao Nguyên Nào Pleiku Buôn Ma Thuột Kon Tum Lâm Viên