Ý Nghĩa Tên Các địa Danh ở Tây Nguyên - Cưmgar

Ý nghĩa tên các Địa danh Tây Nguyên

Mục lục bài viết

  • Ý nghĩa các Địa danh Tây Nguyên
    • 1. Địa danh theo tiếng các dân tộc.
      • a. Địa danh theo Tiếng Êđê (ghi theo từ điển Êđê-Pháp của Durisbourne, Paris 1965)
      • b. Đị danh theo Tiếng Bahnar (theo đại tự điển Bahar-Pháp của Gulleminet)
      • c. Địa danh theoTiếng Stiêng
    • 2. Ý nghĩa các địa danh cấp Tỉnh, Thành phố:
      • a. Ý nghĩa tên tỉnh Kon Tum
      • b. Ý nghĩa tên tỉnh Gia Lai
      • c. Ý nghĩa tên thành phố Pleiku
      • d. Ý nghĩa tên tỉnh Đăk Lăk
      • e. Ý nghĩa tên thành phố Buôn Ma Thuột
      • f. Ý nghĩa tên tỉnh Đăk Nông
      • g. Ý nghĩa tên tỉnh Lâm Đồng
      • h. Ý nghĩa tên thành phố Đà Lạt
    • 3. Ý nghĩa tên làng các tộc người bản địa
    • 4. Đôi điều bàn về địa danh ở Đắk Lắk
    • 5. Hiện trạng của việc sử dụng địa danh ở tỉnh Đắk Lắk
    • 6. Một vài suy nghĩ về hướng giải quyết

1. Địa danh theo tiếng các dân tộc.

a. Địa danh theo Tiếng Êđê (ghi theo từ điển Êđê-Pháp của Durisbourne, Paris 1965)

Krông: suối, sông nhỏ Buk : tóc (vậy Krông Buk có thể hiểu là "Suối tóc") Ea: sông nói chung (đúng ra Ea là nước (eau/water), tiếng Jarai là Ya hay Ia) Dak: sông lớn (tiếng Mnông thì Dak là nước) Chư: núi (tiếng Chăm là Chơh) Buôn: làng

nguoi_e_de

b. Đị danh theo Tiếng Bahnar (theo đại tự điển Bahar-Pháp của Gulleminet)

Dak : nước, sông Kon: người, kẻ, làng, bản Ngok: núi (thí dụ Ngok Ring , hiện phiên là Ngọc Linh, núi cao nhất Tây nguyên (2877m). Ngọk: núi, Ring: làng , vùng đất chung của tổ tiên Plei: làng (do ảnh hưởng tiếng Jarai và Chăm là Pơlei)

c. Địa danh theoTiếng Stiêng

Bù: người, làng bản (Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập...)

2. Ý nghĩa các địa danh cấp Tỉnh, Thành phố:

cay_chuoihot

a. Ý nghĩa tên tỉnh Kon Tum

Kon Tum: tiếng dân tộc Ba Na có nghĩa là Làng Hồ.Kon có nghĩa là buôn, làng, vùng đất... Tum nghĩa là ao hồ, đầm lầy... Đây là vùng trũng dọc theo lưu vực sông Đăk Bla, có nhiều ao chuôm nên được gọi nôm na như vậy. Xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn tại thành phố Kon Tum ngày nay. Ba Na là dân tộc bản địa vùng đất Kon Tum. Chữ Kon Tum viết là Công Tum hay Kontum là sai.

b. Ý nghĩa tên tỉnh Gia Lai

Gia Lai: là tỉnh đặt theo tên dân tộc Gia Rai.Người Gia Rai hay Jarai, Djarai là một dân tộc nói tiếng Gia RaiNgười Gia Rai còn có các tên gọi khác Giỏ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai. Thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlinêxia Dân số 240.000 người. Cư trú Cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon Tum và phía Bắc tỉnh Đắc Lắc.

c. Ý nghĩa tên thành phố Pleiku

Pleiku: tiếng dân tộc Gia Rai có nhĩa là Làng Đuôi. Plei (đúng tiếng Jrai là plơi) là làng, ku là cái đuôi. Tạm dịch: Pleiku là làng có cái đuôi, gắn liền với truyền thuyết của dân tộc ở thành phố này... Đây là nghĩa thông dụng, còn theo Kpă Pual là chưa thuyết phục về nguồn gốc, vì người Jrai không đặt tên làng theo sự kiện mà chỉ đặt theo tên sông, núi, phương hướng, cây cối... hoặc theo tên người lập làng. lẽ ra viết đúng là Plei Ku.

d. Ý nghĩa tên tỉnh Đăk Lăk

Đăk Lăk: tiếng dân tộc M'Nông có nghĩa là Hồ nướcĐăk = nước; Lăk = hồ. Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc.Người M'Nông hay còn gọi là người Bu-dâng, Preh, Ger, Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu Nor, nhóm M'Nông-Bu dâng, là sắc tộc sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Sống tập trung đông nhất là tại các huyện của tỉnh Đắk Lắk.Đắk Lắk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theo góc độ nhìn nhận của ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học.Báo của tỉnh dùng từ Dak Lak, Cổng thông tin điện tử lại là Đắk Lắk

e. Ý nghĩa tên thành phố Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuôt: tiếng dân tộc E Đê có nghĩa là Làng Cha thằng ThuộtBuôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột, đúng tiếng Ê Đê nói là: Buôn Ama ThuôtBuôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Cha Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của Ama Thuột (Ama là Cha; Thuột là tên Con; người Ê Đê khi có con trai, thì họ gọi nhau bằng tên của con trai mình, ở đây A ma Thuột nghĩa là Cha của Thuột và thường gọi là Cha Thuột) - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay. Còn cha thằng Thuột có công trạng thế nào với vùng đất đó thì là câu chuyện dài.Tên Buôn Ma Thuột và Đăk Lăk: được viết và gọi bằng nhiều các khác nhau là điều khó thể chấp nhận về mặt hành chính.

f. Ý nghĩa tên tỉnh Đăk Nông

Đắc Nông: tiếng M'Nông có nghĩa là Nước(đất) của người M'Nông.Theo giải thích của một thành viên trên Diễn Đàn Viện Việt Học: Dak Nông : vùng Đất (nước, lãnh thổ) của Con người (Mơnông). Đây là ý kiến hợp lý (hiện chưa có tài liệu lý giải khác) vì Đắk Nông là vùng đất cổ, nằm trên cao nguyên M’Nông. có đến 38,9 % tổng số người M’Nông tại Việt Nam. Hổng biết mấy cha hôi đề nghị tách tỉnh khỏi Đắk Lắk dựa trên cơ sở nào để đặt tên như vậy?Gia Nghĩa: dịch nôm tiếng Việt là nhà của dân Quảng Ngãi.Gia Nghĩa là nơi định cư của một số người Việt ở Quảng Ngãi. Gia Nghĩa là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông.

g. Ý nghĩa tên tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng: đơn giản là Rừng + Đồng (ruộng).Vì tỉnh Lâm Đồng có gốc từ tỉnh Lâm Viên (còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên) vài tỉnh Đồng Nai Thượng. 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng

h. Ý nghĩa tên thành phố Đà Lạt

Đà Lạt: tiếng dân tộc Lạch (Cơ ho) có nghĩa là nước của người Lạch.Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của dòng suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, con suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng bắc – nam, trong đó đoạn từ khoảng hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát. Người Lạch là một trong những nhóm thuộc dân tộc Cơ Ho ( Kơ ho). Cơ ho là dân tộc bản địa vùng đất Lâm Đồng.

3. Ý nghĩa tên làng các tộc người bản địa

Cũng như các dân tộc thiểu số sinh sống trên đất nước Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum sống quần cư một nhóm hộ đồng tộc lập ra làng gọi là Plei (Pơlây).Mỗi Plei đều có một tên riêng. Tên của Plei thường gắn liền với đặc điểm địa danh nơi ở hoặc theo tên núi, sông, hồ và nguồn nước uống của họ; đôi khi được gọi theo tên của người có uy tín nhất trong làng.

Một ngôi làng của người Ba Na sống vùng ven hồ đặt tên là Kon Tum (làng Hồ). Kon Tum chia thành làm 2 làng Kon Tum Kơpâng (Làng Hồ Trên) và Kon Tum Kơnâm (Làng Hồ Dưới). Ở đầu nguồn nước của làng uống có cây Sung thì làng ấy gọi là Kon Hra ( Làng Sung ), có cây Cầy thì gọi là Plei tơ ngia, có cây Gòn gọi làKon Blang….Gọi làng Plei Don vì nó nằm trên đất gò cao (Don: đất gò, trên cao), làng nằm trên lưng đồi đặt tên là Plei Groi ( Groi là lưng đồi ). Xã Đak Rơ Wa lẽ ra phải viết chính xác là Đak Rơ bua nghĩa là Nước Môn (Rơ bua là môn), làng có nhiều bông gạo, người Ba Na Rơ Ngao đặt tên làng là Kon Klor (Klor: cây gạo), nơi có cây thông mọc nhiều gọi là làng Kon Hơ ngo (Làng Thông).

Có những làng lúc ban đầu chỉ là một, về sau tách ra thành 2 hoặc nhiều làng khác, ví dụ như làng Kon Hra,Kon Hơ ngo, Kon Mơ nay…Mỗi làng chia thành Kon Hra Kơ tu, Kon Hơ ngo Kơ tu, Kon Hơ ngo Klah và Kon Nơ nay Kơ tu, Kon Mơ nay Klah. Vậy từ Kơ tu ta hiểu là “ Nguyên thủy” và Klah có nghĩa là “ tách ra”. Một ngôi làng lập ra ở gần một con suối đang chảy, bỗng nhiên mất hút trong lòng đất, người ta đặt tên làng Đak Mot (Nước Vào); làng lập ra ở giữa 2 dòng sông Kroong Bơ Lah (Đăk Bla) và sông Kroong Pô Kô (Đăk Pơ Kô) tên là làngPlei Kroong (Làng Sông). Plei Kroong cũng chia thành 2 làng Plei Kroong kơ tu (Là làng gốc ) và Plei Kroong klah (là làng mới tách ra).

Dân tộc Xơ Đăng Tơ Đră cũng có các làng như Plei Kân (Làng Lớn), Đak Tô hay là Tea To (Nước Nóng) Kon Jri (Làng Cây Đa),Tea Mot (Làng Nước Vào) Kon Brah (Làng Cát), Đăk Phía (Làng có cây nứa ở đầu nguồn). Riêng làng Plei Yang roong có nghĩa là làng Trời Nuôi. Làng này có một sự tích khá hẫp dẫn.

Vì sao gọi là Plei Yang roong hay là làng Thần Nuôi? Sự tích có như sau:Ngày xửa, ngày xưa, có một làng dân số dân số phát triển rất nhanh, bởi người ta sinh ra không bao giờ chết , cho nên họ đặt tên làng là Yang Roong.Về sau, có một người dân làng Yang Roong vô tình phạm luật của thần làm thần tức giận nên thần đã tước bỏ đặc quyền “ hữu sinh bất tử” và buộc phải tuân thủ theo quy luật chung của tạo hóa.Cách đặt tên của một làng người Gia Rai Arap thường được mang tên của người có uy tín nhất trong làng. Ví dụ như làng Plei Mor, Plei Sar, Plei Klêng, Plei Chôt, Plei Chôt, Plei Reh, Plei Tang…Như vậy, xét về từ, tên của làng có ít nhất là 2 từ. Một từ đứng trước có thể là Plei, Kon hoặc Đăk… , từ thứ 2, chính là cái tên của làng. Ví dụ như: Plei Don, KonJRi, Đăk Mot,…Những làng có 3 từ như là Plei Tơ Ngia, Plei Rơ Wak, Plei Tơ Wân…Kon đứng trước như Kon Rơ Bang, Kon Bơ Băn…Đứng trước cái tên làng là từ Đăk như Đăk Rơ Bua..Đối với tộc người Gia Rai thường dùng từ Plei đứng trước tên của làng; ví dụ: Plei Sả, Plei Kenh, Plei Lung Leng, Plei Hơ Mrong,…Nhìn chung, các từ Plei, Kon, hay Đăk được hiểu là làng. Tuy nhiên, các từ trên nếu đứng riêng rẽ thì chúng lại mang ý nghĩa khác: Từ Plei có nghĩa là trái cây, Kon là con, và Đăk là nước.Mỗi Plei là một đơn vị tự quản riêng biệt, đứng đầu có chủ làng (Bok Kơ Dă Ple) hoặc già làng (Bok Kră Plei) giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của dân làng.Mọi việc điều hành trong lễ hội, hòa giải các mâu thuẫn trong làng đều do Bok Kră Plei hoặc Bok Kơ Dă Ple điều hành và giải quyết. Bok Kră Plei hoặc Bok Kơ Dă Ple thường là người có tuổi, giàu kinh nghiệm sống, am hiểu phong tục tập quán của làng, có nhiều uy tín và thậm chí còn được đặt tên cho làng.Vì vậy, khi nghe đến tên gọi của một làng nào đó, người ta có thể biết được cội nguồn của tên làng ấy.A Jar (Sưu tầm) - Krongblah

4. Đôi điều bàn về địa danh ở Đắk Lắk

Daklak

Lần theo sự xuất hiện địa danh....Dak Lak là tỉnh có bề dày lịch sử rất phong phú và đa dạng, với nhiều tộc người anh em cùng nhau làm ăn, sinh sống. Theo dòng thời gian, các tộc người xuất hiện trên quê hương này gồm người Êđê, người M’Nông, người Jrai… Kế đến là người Việt, người Bru, Vân Kiều và gần hầu hết các tộc người thiểu số phía Bắc như Tày, Thái, Mường, Mông, Dao…Các địa danh trên địa bàn theo đó lần lượt được hình thành ở nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu có thể có 2 loại, loại dựa vào ngôn ngữ của các dân tộc cư trú lâu đời nhất ở Dak Lak và loại cải biên tên gọi đã có hoặc gắn với tên địa phương của dân mới đến.1/ Những địa danh được gọi bằng ngôn ngữ Êđê, M’Nông, Jrai… thường mượn từ tên gọi các địa hình, địa vật – núi, đồi, sông, suối, ao hồ, vùng tự nhiên hoặc tên người trong truyền thuyết, trong lịch sử:Theo tên gọi đồi núi: (huyện) C|ư Jut, (huyện) C|ư Mgar hoặc (xã) Nâm Nung, Nâm Ka, Yôk Yu, Yôk Rling…- Theo tên gọi sông suối: (Huyện) Krông Knô, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Dak Mil, Dak Nông, (xã) Ea Tlinh.- Theo tên gọi một con thác: (Buôn) Drai H’ling, Drai Săp.- Theo tên gọi vùng tự nhiên: Buôn Trăp, Buôn C|uah, Buôn C|uôr, Buôn Đôn…- Theo tên gọi nhân vật trong truyền thuyết, lịch sử: (Buôn) MaThuột, (huyện) M’Drak, Ea H’Leo, Krông H’Năng, Buôn Niêng, Suối ÊaNiêng (tên của người lập buôn Niêng), Buôn DrangFôk (tên chủ buôn đầu tiên là Y Drang và vợ là H’Fôk)2/ Những địa danh cải biên hoặc đặt theo cách gọi của người Việt và các dân tộc khác, có thể được hình thành theo nhiều cách.- Cách Việt hóa địa danh sở tại như Đức Minh việt hóa từ tên gọi Dak Mil, Nam Đà việt hóa từ tên gọi Nâm Đa, Đức Lập mượn tên nhánh suối Dak Rlăp….- Cách dịch nghĩa địa danh như Trúc Sơn (xã của huyện Cư Jut) là dịch nghĩa của địa danh Cư Jut, trong đó Cư theo tiếng Êđê có nghĩa là Núi (Sơn), Jut có nghĩa là Cây trúc.- Gắn tên địa phương gốc của đồng bào mới đến để tạo thành địa danh mới như xã Hòa Thắng là nơi định cư của một số đồng bào Mường quê ở Hòa Bình, Gia Nghĩa là nơi định cư của một số người Việt ở Quảng Ngãi, một số địa danh bắt đầu từ chữ Quảng do người Việt quê ở các xứ Quảng đặt (xã Quảng Điền, huyện Krông Ana), Thôn Hòa Nam (xã Ea Nuôl), thôn Mường (ở xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn)…- Đặt các địa danh với các ngụ ý cầu mong điều tốt đẹp như phường Thắng Lợi, phường Thống Nhất, xã Xuân Phú, xã Hòa Phong, xã Đoàn Kết…Giao lưu văn hóa ngày một mạnh mẽ diễn ra giữa đồng bào các tộc người trong tỉnh, các địa danh cũng có khi được hình thành trên cơ sở của sự giao lưu giữa tên gọi của người Êđê và người M’Nông, Êđê và Jrai, giữa người Việt và các tộc người “tại chỗ” (như vùng C|ư Phiang đặt tên là xã Hòa Phong). Những sự giao lưu đó góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của địa danh tỉnh Dak Lak, đồng thời cũng tạo nên cả sự “phức tạp” trong việc sử dụng những địa danh này.

5. Hiện trạng của việc sử dụng địa danh ở tỉnh Đắk Lắk

Tại các cấp từ tỉnh đến tận các xã, thôn, buôn, đều có một hiện trạng khá phổ biến của việc sử dụng địa danh. Đó là:Sự không thống nhất cách viết, cách đọc các địa danh. Nói đúng hơn là sử dụng sai từ gốc do nghe, nói không chuẩn và đọc viết không đúng từ địa phương.Krông KNô được viết và gọi là Krông Nô, Crông Nô, Krông Knô.Buôn Ma Thuột có lúc được viết và gọi là Ban Mê, rồi Ban Mê Thuột, Buôn Mê Thuột, Buôn Ma Thuật và Buôn Ma Thuột.Dak Lak được viết và gọi bằng nhiều các khác nhau: Đắc Lắc, ĐăkLăk, Dăk Lăk, Đắk Lắk và Dak Lak. Có lúc được viết 2-3 cách khác nhau ngay cùng một tài liệu hoặc một tờ báo.Cũng là địa danh được mở đầu bằng chữ Êa (tiếng Êđê, có nghĩa là Sông, suối, nước), song lại được viết và gọi bằng nhiều cách khác nhau: Ia (xã Ia lốp) Ya (xã Ya Tơ Mốt của huyện Ea Sup) và Ea.Cư (tiếng Êđê), hầu hết không được viết đúng chữ Êđê vì trong hệ thống máy tính văn phòng không có “phông” chữ này nên các bộ phận văn thư thường chỉ đánh ra chữ Cư, một từ không có nghĩa trong tiếng Êđê, và nếu đọc theo kiểu người Việt thì không thể có âm gần đúng chữ Cư – núi của người Êđê. Nếu phiên âm ra tiếng Việt để có cách đọc gần đúng chữ Cư, chúng ta phải phiên âm thành Chứ (dấu sắc thay cho dấu ˇ trên chữ ư).Vậy thì Cư Jut có thể viết thành Chứ Jut. Cũng như vậy, Cư Yang Sin có thể viết thành Chứ Yang Sin. Nâm nghĩa là núi (tiếng M’Nông) hiện đều bị viết sai, đọc sai thành Nam (Nam Nung, Nam Ka,…).Những địa danh phức tạp, hầu như đều được gọi không đúng, làm sai hẳn ý nghĩa của từng địa danh. Buôn Kmrơng Prông A có nghĩa là buôn Rừng lớn A… bị bỏ gần hết các chữ, chỉ còn Krông A… trở nên vô nghĩa hoặc thành “Sông A”!... Dliê Yang thành Lê Yang, Cư Dliê Mnông thành Chư Lê Mông, DakBokSo viết thành Dak Bu So, buôn Mghan (Mờ khan) thành Buôn Khanh, buôn Ea M’Dha trở thành Lâm Tha, thậm chí tên người: Ông Y Dhăm (Y Thâm) đọc ra Y Dờ Hăm. Có những địa danh, để cho dễ đọc người ta đã bỏ bớt các phụ âm, nhất là phụ âm rung, phụ âm kép, các phụ âm không có trong tiếng Việt như W, j, Z… khiến các địa danh đó không còn cả ý nghĩa nguyên thủy của nó như Bon SaPa ở xã Thuận An, huyện Dak Mil, có tên gọi đúng là Srê Pa, theo tiếng Mnông Preh, thành phần người chủ yếu ở vùng này, nghĩa là cánh đồng ba ba (các già làng cho biết, xưa kia, ở đây có nhiều đầm lầy có loài ba ba sinh sống) Đèo Hà Lan, có tên gọi đúng là Hlang có nghĩa là cỏ tranh (đèo cỏ tranh) chứ không có một yếu tố gì nhắc nhở đến cái quốc gia ở Bắc Âu kia! Có địa phương, đã tự ý xóa bỏ các địa danh cổ, và thay vào đó là các con số lạnh lùng: thôn 1, thôn 2, thôn 3.. mặc cho ai nhớ ai quên những cái tên làng buôn, ngọn núi, con sông… đã từng gợi nhớ, gợi thương và nối nhịp cuộc sống từ ngàn đời nay của họ…!

6. Một vài suy nghĩ về hướng giải quyết

Do sự đa dạng, phức tạp của địa danh Dak Lak, việc chưa thống nhất, thậm chí dùng chưa đúng địa danh trên địa bàn tỉnh Dak Lak, đang là một vấn đề phổ biến, là một việc dễ hiểu và có thể thông cảm, đặc biệt đối với đông đảo người Việt chưa quen cách đọc những từ đa âm tiết, những phụ âm gió, phụ âm rung khá phổ biến trong cách phát âm tiếng Êđê, M’Nông… Song, chưa thống nhất, dùng sai tên địa danh chắc chắn sẽ có nhiều tác hại khó lường, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Tác hại nhỏ là việc thông tin liên lạc, thư từ sẽ gặp nhiều khó khăn vì sai lạc nơi đi, nơi đến. Tác hại lớn là việc lưu trữ, hệ thống hóa các hồ sơ, dữ liệu trên máy tính, việc truy cập kho lưu trữ, các hệ thống hồ sơ, dữ liệu có liên quan sẽ hoàn toàn sai lạc, nhầm lẫn nếu người nạp dữ liệu và người truy dữ liệu viết sai “địa chỉ”.Về mặt văn hóa, địa danh của các tộc người bản địa cư trú trên địa bàn tỉnh Dak Lak lưu trữ trong cái vỏ ngôn ngữ là tình yêu đối với quê hương xứ sở, những huyền thoại, cổ tích, những phong tục tập quán, theo dòng thời gian có địa danh còn mang đậm cả truyền thống lịch sử hiếm có của một vùng quê mà đồng bào đã hình thành, giữ gìn và lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành niềm tự hào chính đáng của xứ sở. Gọi sai, viết sai và tệ hại hơn nữa là việc xóa bỏ các tên gọi đó, vốn gần gũi, thân thương đối với mỗi người dân ở đây để thay thế bằng những tên gọi xa lạ thậm chí là những con số vô nghĩa, là việc làm cần nhanh chóng xem xét, khắc phục. Theo suy nghĩ bước đầu của chúng tôi, việc thống nhất cách viết, cách gọi địa danh trên địa bàn tỉnh Dak Lak cần tuân thủ theo những hướng sau đây:1/ Cố gắng giữ nguyên cách viết và cách phát âm của tộc người chủ thể của địa danh đó (trong đó có cả việc sử dụng đúng cách viết chữ của đồng bào như sử dụng dấu ˇ, ~ cách viết các phụ âm liền nhau, cách dùng phụ âm đặc biệt không có trong tiếng Việt như W, j, Z…) đảm bảo cách viết, cách đọc đúng từ, đúng ngữ thể hiện chính xác nội dung, ý nghĩa văn hóa, xã hội, lịch sử… hàm chứa trong mỗi địa danh.Hiện nay chúng ta đã có phông chữ “TNKey” (phông chữ của người Tây Nguyên). Vì vậy, các tổ chức hành chính cần áp dụng phông chữ này để viết về các địa danh.Nếu không tuân thủ nguyên tắc này thì trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ không còn chữ Êđê, M’Nông, Jarai… nữa và nếu còn thì cũng sẽ không diễn tả đúng nghĩa của nó.2/ Riêng người Việt đối với các nguyên âm có các ký hiệu đặc biệt như C| (đọc thành Ch), có thể thay thế bằng Ch, C|ư viết thành Chư, Krông Pac viết thành Krông Pach, hoặc Pách nhưng không nên viết thành Pắch (sẽ sai nghĩa và nghe rất nặng tai).3/ Không sử dụng ký hiệu số thay cho tên thôn, buôn. Nếu thành lập thôn, buôn mới, nên sử dụng các địa danh có ý nghĩa văn hóa, xã hội, lịch sử tốt đẹp đặt cho thôn, buôn đó và cấp có thẩm quyền phải xem xét.4/ Đối với những người quen dùng chữ K thay C đều không thể sử dụng nó khi viết chữ đồng bào dân tộc bản địa.Ví dụ Krông Pac không thể viết thành Krông Pak được (chỉ có thể hoặc Krông Pac hoặc Krông Pach). Cũng cần lưu ý trong tiếng Êđê có hai chữ C hoàn toàn khác nhau (C| và C). Ví dụ Ea Pôc, không thể viết thành Ea Poc càng không thể thành Ea Pôk; vì Pôc (Pôch) và Poc khác nhau hoàn toàn về nghĩa và nếu là địa danh thì Ea Pôc (Pôch) ở Huyện C|ư Mgar còn Ea Pôk ở huyện Krông Pac. Như vậy chữ C| nằm ở cuối từ nhất thiết khi viết phải giữ nguyên hoặc thành Ch, không thể thay bằng C hoặc K.Cũng như vậy, đối với những người hay gọi sai, viết sai chữ L và N cần sử dụng thật đúng chúng nhất là khi L và N ở cuối từ.Ví dụ Ea Khăl, Durkmăn… không thể viết thành Ea Khăn, Ea Khanh, Durkmanh, hoặc Durkmal được, Ea Răl không thể thành Ea Ran hoặc Ea Răn.Giữ gìn các địa danh, dùng thống nhất, chính xác các địa danh, không chỉ là một việc làm khoa học mà trước hết, đó là thể hiện sự có biết trân trọng hay không một truyền thống lịch sử của một dân tộc, của quê hương đất nước, là sự giữ gìn những ý tưởng tốt đẹp của vùng đất đó, dân tộc đó, và cũng chính là sự thể hiện trên thực tế những gì ta thường nói: bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam…Nguyễn Hữu Trí - PCT. Liên hiệp các Hội KH $ KT tỉnh Dak Lak

Từ khóa » đà Lạt Nằm Trên Cao Nguyên Nào Pleiku Buôn Ma Thuột Kon Tum Lâm Viên