Cấp Cứu Ngưng Tim Ngưng Thở ở Trẻ Em Và Người Lớn đúng Trình Tự

Cấp cứu ngưng tim ngưng thở được xem là quá trình y tế khẩn cấp, quyết định sự sống còn của người bệnh. Do đó, mỗi người tự học kỹ thuật sơ cấp cứu ngưng tim thở sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn nguy cơ tử vong cho người thân, bạn bè hay bất cứ ai nếu không may họ rơi vào tình trạng ngưng tim ngưng thở. Biết cách sơ cấp cứu ngưng tim ngưng thở giúp người bệnh duy trì sự sống trước khi được tiếp cận nhân viên y tế.

cap cuu ngung tim ngung tho

Cấp cứu ngưng tim ngưng thở là gì?

Ngưng tim là tình trạng đột ngột mất chức năng tim, nhịp thở và ý thức. Nguyên nhân có thể do hệ thống điện của tim gặp trục trặc, làm gián đoạn hoạt động bơm máu của tim và ngừng lưu thông máu đến cơ thể.

Ngừng tim đột ngột khác với cơn đau tim. Cơn đau tim (heart attack) xảy ra khi máu đến tim bị hạn chế do mắc bệnh mạch vành, lúc này các mảng bám tích tụ trong động mạch đã cản trở đường lưu thông của máu tới một phần cơ tim gây ra cơn đau tim. Đôi khi cơn đau tim xảy ra do động mạch vành co thắt tạm thời làm cho lượng máu tới tim bị giảm.

Còn ngừng tim đột ngột là tình trạng các chức năng của tim bị mất đột ngột khiến tim ngừng đập. Nếu không được điều trị ngay lập tức, người bệnh dễ tử vong. Ngược lại, nếu nạn nhân nhận được sự chăm sóc y tế nhanh chóng (khoảng 4-5 phút đầu khi có dấu hiệu ngừng tim) và đúng cách như kỹ thuật hồi sức tim phổi (CPR), sử dụng máy khử rung tim, ép ngực có thể cải thiện cơ hội sống sót cho đến khi tiếp cận dịch vụ cấp cứu. Khi rơi vào trạng thái tim ngừng đập, tính mạng nạn nhân được tính bằng phút.

banner tâm anh quận 7 content

Vì vậy, mục đích cao nhất của việc cấp cứu bệnh nhân ngưng tim ngưng thở là cứu nạn nhân thoát khỏi nguy cơ tử vong, phục hồi hoàn toàn quá trình tuần hoàn tự nhiên của cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết người bị ngưng tim ngưng thở

ky thuat cap cuu ngung tim ngung tho
Ngưng tim và ngưng hô hấp có mối liên hệ với nhau

Sự khác nhau giữa ngưng tim và ngưng hô hấp

Ngưng tim và ngừng hô hấp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tình trạng ngừng hô hấp xảy ra thì tim vẫn có thể đập, đẩy máu đi nuôi cơ thể nhưng khi rơi vào tình trạng ngừng tim thì sẽ dẫn đến ngừng thở. (1)

Ngưng hô hấp sẽ dẫn đến ngừng tim

Khi ngừng hô hấp, nếu nạn nhân không được sơ cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến ngừng tim. Khi ngừng hô hấp, cơ thể nạn nhân xuất hiện tình trạng sau:

  • Carbon dioxide không còn được cơ thể loại bỏ khỏi máu, dẫn đến sự tích tụ axit cacbonic. Chính lượng axit dư thừa này, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não và tim.
  • Nồng độ oxy trong máu sẽ giảm đi. Việc thiếu oxy cũng sẽ dẫn đến các vấn đề về não và tim (hôn mê, ngưng tim ngưng thở).

Nếu không điều trị, tình trạng ngừng hô hấp luôn dẫn đến ngừng tim. Tình trạng nguy cấp này đôi khi diễn ra nhanh chóng trong vài phút.

Ngưng tim thì đã ngừng hô hấp

Ngừng tim có nghĩa là tình trạng tim không còn hoạt động và máu không còn chảy đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não. Thông thường, não cần phải được cung cấp máu liên tục để duy trì sự sống cho não và các hoạt động bình thường của cơ thể. Khi nguồn cung cấp máu ngừng hoạt động, não sẽ ngừng hoạt động, bao gồm cả trung tâm hô hấp của não. Vì vậy, khi tim ngừng đập thì nhịp thở cũng ngưng theo. Quá trình này thường diễn ra trong vòng một phút hoặc ít hơn.

Những dấu hiệu nhận biết cơ bản khi nạn nhân ngưng tim ngưng thở

Ngừng tim thường xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Nếu nạn nhân ngừng tim, sẽ đột ngột ngã quỵ và có các biểu hiện sau:

  • Hôn mê, lay gọi không tỉnh
  • Lồng ngực không chuyển động
  • Mất ý thức
  • Không nhận thấy mạch đập nơi cổ và bẹn (với người lớn, khi kiểm tra dấu hiệu mất mạch cảnh trong khoảng 10 giây; còn trẻ em kiểm tra tình trạng mất mạch cảnh hay mạch bẹn; nhũ nhi kiểm tra mất mạch cánh tay)

Do đó, khi thấy một trong ba dấu hiệu trên, bạn hãy sơ cứu hồi sức ngưng tim ngưng thở; đồng thời nhờ người khác gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp hoặc cơ sở y tế gần người bệnh. Trường hợp, chỉ có mỗi bạn và nạn nhân, hãy tiến hành hồi sức ngưng thở trong khoảng thời gian 2 phút trước khi gọi cấp cứu.

Hướng dẫn cấp cứu ngưng tim ngưng thở đúng quy trình

Kỹ thuật cấp cứu ngưng tim ngưng thở cần được thực hiện ngay khi phát hiện hay nghi ngờ nạn nhân rơi vào tình trạng ngừng tuần hoàn. Sau 2 phút thực hiện (4 chu kỳ ép tim/thổi ngạt) kiểm tra lại mạnh cảnh hoặc bẹn 1 lần.

Các bước cấp cứu ngưng tim ngưng thở ở trẻ em

Người thực hiện thứ tự cấp cứu ngưng tim ngưng thở:

  • Đặt 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của một bàn tay ở giữa vị trí phía dưới đường ngang nối 2 núm vú của trẻ. Lưu ý, không đặt tay quá sâu về phía dưới ngực của trẻ.
  • Tay còn lại đặt lên trán trẻ, cần giữ đầu trẻ hơi nghiêng về phía sau.
  • Thực hiện ấn tay xuống, tạo một áp lực ép sâu từ 1/3-1/2 ngực trẻ.
  • Thực hiện ấn khoảng 30 lần, sau mỗi lần ấn hãy chờ cho ngực trẻ trả lại trạng thái bình thường trước khi thực hiện lần ấn tiếp theo.
  • Lưu ý, người sơ cứu cần ấn nhanh và dứt khoát, tránh gián đoạn. Cần đếm nhanh mỗi khi thực hiện động tác ấn xuống: “1, 2, 3… cho đến hết”.
  • Đối với trẻ nhỏ, thực hiện hà hơi thổi ngạt cho trẻ thêm 2 lần, có thể áp miệng vào cả mũi, miệng đứa trẻ, thổi nhẹ nhàng.

Các bước cấp cứu ngưng tim ngưng thở đối với người lớn

  • Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, khô ráo, thoáng đãng. Nới lỏng quần áo và bỏ các trang sức trên ngực nạn nhân (nếu có).
  • Quỳ 2 chân sát bên hông nạn nhân.
  • Đặt gốc cổ tay lên ngực nạn nhân, giữa các xương sườn (2 gốc cổ tay xếp chồng lên nhau, các ngón tay của 2 bàn tay đan lại với nhau). Người thực hiện hồi sức tim phổi cho nạn nhân cần ngồi đúng tư thế sao cho 2 cánh tay có thể duỗi thẳng thành một góc 90 độ so với lồng ngực nạn nhân.
  • Dùng sức nặng của toàn thân trên (không phải chỉ của cánh tay) ấn thẳng xuống lồng ngực, độ lún ít nhất 5cm. Ấn mạnh và nhanh ít nhất 100 lần/phút.
  • Sau khi thực hiện động tác ấn 30 lần, đẩy đầu nạn nhân ngửa ra sau và nâng cằm lên để mở đường thở.
  • Thực hiện tiếp động tác hà hơi thổi ngạt bằng cách dùng tay kẹp chặt mũi, áp khít miệng mình vào miệng nạn nhân và thực hiện thổi hơi vào miệng nạn nhân, 15-18 lần/ phút. Lưu ý, trước mỗi lần thổi ngạt, người thực hiện sơ cứu cần hít hơi sao cho không khí vào phổi càng nhiều càng tốt.
  • Khi thấy lồng ngực phồng lên, tiếp tục thổi ngạt hơi thứ hai.
  • Trường hợp lồng ngực nạn nhân vẫn chưa có dấu hiệu phồng lên, bạn tiếp tục để nạn nhân ở tư thế đầu ngửa, nâng cằm và thực hiện thổi ngạt.

Xem thêm video về Cấp cứu ngưng tim tại đây:

Vị trí ép tim trong cấp cứu ngưng tim ngưng thở

Mục đích của việc thực hiện ép tim là để tạo sự thay đổi áp suất trong lồng ngực, giúp máu được đưa lên vòng tuần hoàn, đi từ thất phải lên phổi, chảy từ thất trái ra tuần hoàn vành và não, trở về nhĩ khi ngưng ép tim.

cac buoc cap cuu ngung tim ngung tho
Cần chú ý đến vị trí đặt tay khi thực hiện ép tim

Khi ấy, tim giãn và áp lực lồng ngực giảm xuống. Song song với ép tim, trong cấp cứu ngưng tim thở còn cần kỹ thuật hà hơi thổi ngạt để khai thông đường thở cho nạn nhân. Đối với từng nhóm tuổi sẽ có những lưu ý cụ thể như sau:

Với trẻ trên 8 tuổi và người lớn

  • Người thực hiện sơ cứu đặt gốc 2 bàn tay chồng lên nhau, các ngón tay đan lại đặt vào ngực nạn nhân. Vị trí ép tim được xác định là khu vực 1/3 – 1/2 dưới của xương ức. Khuỷu tay để thẳng, vuông góc với lồng ngực nạn nhân. Dùng lực thân trên, cùng lúc ấn hai tay xuống ngực nạn nhân, độ lún 4 – 5cm (5 – 6cm ở người lớn theo khuyến cáo 2015), sau đó nâng tay để ngực nạn nhân trở lại vị trí ban đầu.
  • Tần số: 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt; tần số ép tim 100-120 lần/phút (người lớn), với trẻ em (tùy theo tuổi, tần số tăng dần).
  • Kỹ thuật ép tim cần thực hiện liên tục đến tới khi tiếp cận nhân viên y tế hoặc máy sốc điện tự động.

Với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ

Ngực trẻ phải được ép xuống sâu đến 1⁄3 đường kính trước sau của lồng ngực, tức là khoảng 4 – 5cm. Đối với thanh thiếu niên hoặc trẻ em > 55kg, độ sâu khi ép tim được đề nghị tương tự như ở người lớn, từ 5 – 6cm.

Phương pháp ép tim cũng khác nhau đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Tần số ép tim ở trẻ nhũ nhi và trẻ em tương tự như ở người lớn: từ 100 đến 120 lần/phút.

Ép tim bằng cách dùng ngón tay cái ép trực tiếp lên vị trí ép tim, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi nhỏ có thể vòng tay quanh ngực. Ngón tay cái 2 bên nên chồng chéo nhau đối với trẻ nhũ nhi rất nhỏ. Ngón tay của bạn nên được duy trì ở vị trí thẳng đứng trong khi ép tim.

Đối với trẻ từ 1 – 8 tuổi, dùng 1 bàn tay ép tim cho trẻ. Với trẻ trên 8 tuổi, sử dụng cả 2 bàn tay như ép tim cho người lớn.

Vị trí tay để ép tim cho trẻ em

  • Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi (dưới 1 tuổi): Vị trí để tay ép tim nằm ở trên xương ức, dưới đường nối 2 vú một khoát ngón tay (chiều ngang qua gốc ngón tay cái, chỗ cao nhất khi gập ngón tay lại).
  • Đối với trẻ trên 1 tuổi: Vị trí để tay ép tim ở trên mỏm xương ức 1 khoát ngón tay với trẻ 1 – 8 tuổi và 2 khoát ngón tay với trẻ trên 8 tuổi.

Khi nào ngừng cấp cứu?

Người thực hiện sơ cấp cứu cần ngừng thực hiện việc làm này khi:

  • Cảm thấy bản thân kiệt sức, nạn nhân thở lại, nhân viên y tế tới.
  • Sau khoảng 30- 60 phút cấp cứu mà tim nạn nhân vẫn không đập lại.
  • Nạn nhân có dấu hiệu nhiễm Covid-19.

Có thể bạn quan tâm: Cách sơ cứu người bị điện giật sao cho đúng chuẩn và an toàn?

Cách phòng ngừa ngưng tim ngưng thở

Thống kê cho thấy ngưng tim thở cũng có mối liên quan đến bệnh mạch vành. Vì thế, những yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng có thể gây ra tình trạng ngưng tim ngưng thở. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch vành
  • Hút thuốc
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol trong máu cao
  • Béo phì
  • Bệnh tiểu đường
  • Một lối sống không hoạt động

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ngừng tim đột ngột bao gồm:

  • Đã từng bị ngừng tim trước đó hoặc tiền sử gia đình bị ngừng tim
  • Đã trải qua một cơn đau tim trước đó
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc phải các bệnh lý về tim khác như rối loạn nhịp tim, dị tật tim bẩm sinh, suy tim và bệnh cơ tim
  • Lớn tuổi (nguy cơ ngừng tim đột ngột tăng lên theo tuổi tác)
  • Nam giới
  • Mất cân bằng dinh dưỡng (mức kali/ magiê thấp)
  • Khó thở khi ngủ
  • Bệnh thận mãn tính

Khi bị ngừng tim đột ngột, lượng máu đến não sẽ bị giảm gây ra bất tỉnh. Nếu nhịp tim không nhanh chóng trở lại bình thường, tổn thương não sẽ xảy ra và dẫn đến tử vong. Những người sống sót sau một cơn ngừng tim có thể có dấu hiệu tổn thương não.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Do đó, để không phải cấp cứu ngưng tim ngưng thở, bạn cần duy trì đi khám sức khỏe định kỳ và lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, chủ động tầm soát bệnh lý về tim mạch sẽ giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ ngưng tim đột ngột xảy ra ở người lớn và trẻ em.

Từ khóa » Phác đồ Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn Trẻ Em