Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

I. CHẨN ĐOÁN

- Mất ý thức đột ngột

- Thở ngáp hoặc ngừng thở

- Mất mạch cảnh, mạch bẹn

- Da trắng bệch hoặc tím ngắt

Không mất thời gian đo HA, nghe tim, làm điện tim để chẩn đoán NTH, mà sẽ làm điện tim ở các bước cấp cứu sau để xác định kiểu điện tim của NTH

II. CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

A. CẤP CỨU NTH CƠ BẢN

1. Ép tim:ngay lập tức khi xác định BN ngừng hô hấp tuần hoàn với nguyên tắc “ép mạnh và nhanh” ép 30 lần thổi ngạt 2 lần

- Vị trí ép 1/3 dưới xương ức, dùng cườm bàn tay trái áp lên 1/3 dưới xương ức bàn tay phải đặt lên bàn tay trái các ngón tay đan vào nhau. Hai cánh tay duỗi thẳng ép thẳng góc với lồng ngực

- Tần số ép ≥ 100 lần/phút, biên độ lún ≥ 5 cm

- Phối hợp 30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt. Khi đặt được NKQ thì ép tim liên tục ít nhất 100 lần/phút, bóp bóng qua NKQ 8 – 10 lần/phút.

2. Kiểm soát đường thở:

- Nhanh chóng móc họng lấy hết dị vật, lau sạch miệng, mũi, để người bệnh nằm ngửa, đầu thẳng, ưỡn cổ, hàm dưới đẩy ra trước.

- Đặt đường thở nhân tạo: canuyn, mask, ống NKQ

3. Thổi ngạt:

- Miệng – miệng, miệng – mũi

- Bóp bóng qua mask với oxy 100%

- Kết hợp thổi ngạt hoặc bóp bóng qua mask với ép tim theo chu kỳ 30:2 (ép tim 30 lần thổi ngạt 2 lần)

- Bóp bóng qua NKQ 8 – 10 lần/phút, ép tim liên tục ít nhất 100 lần/phút

B. CẤP CỨU NTN NÂNG CAO

Khi BN ngừng tim phổi điện tâm đồ sẽ thấy một trong 3 loại sau

- Rung thất: có thể sốc điện

- Vô tâm thu, phân ly điện cơ: là hai loại không thể sốc điện

1. Trường hợp rung thất

CRP + Sốc điện 120 – 200J không kết quả → CRP + Tiêm adrenalin tĩnh mạch 1mg mỗi 3 – 5 phút, kiểm tra điện tim có thể sốc điện 200J không kết quả → tiếp tục CRP + tiêm adrenalin TM 1mg mỗi 3 – 5 phút + NaHCO3 (1 mEq/kg), lidocain (1,5 mg/kg) lặp lại trong 3 – 5 phút. MgSO4 1 – 2 g TM (trong nhanh thất đa dạng).

2. Trường hợp vô tâm thu, phân ly điện cơ

- CRP + adrenalin TM 1 mg mỗi 3 – 5 phút, atropine TM 1mg (lặp lại đến 3 liều cách nhau 3 – 5 phút), NaHCO3 TM 1mEq/kg

- Tìm và điều trị nguyên nhân: tăng, giảm Kali máu, giảm oxy, toan chuyển hóa nặng, ngộ độc thuốc, hạ thân nhiệt, giảm thể tích, chèn ép tim, tràn khí màng phổi…

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Phác đồ Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn Trẻ Em