Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì? Ký Hiệu, đơn Vị, Quy đổi - Thành Phát Huy
Có thể bạn quan tâm
Cấp độ bền bê tông chính là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm nhất trong kết cấu xây dựng. Vậy cấp độ bền bê tông là gì? Đơn vị và bảng quy đổi của chúng ra sao? Cùng Thành Phát Huy tìm hiểu chi tiết hơn dưới bài viết sau đây nhé.
Cấp độ bền bê tông là gì?
Cấp độ bền bê tông là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời. Cấp độ bền thường là con số lấy bằng cường độ đặc trưng của mẫu thử chuẩn là một khối lập phương 15cm được tính theo đơn vị MPa. Cấp độ bền thường được ký hiệu bằng chữ B và có các cấp độ bền B3. …
Và 1 Mpa = 10 kG/cm2.
Theo tiêu chuẩn mới của Việt Nam hiện nay thì cấp độ bền của bê tông sẽ thay thế cho ký hiệu mác bê tông – M.
Hay nói đơn giản hơn thì cấp độ bền là khái niệm chủ yếu dùng để phân loại bê tông được sử dụng trong tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 và thay thế cho tên gọi Mác.
Với xác suất đảm bảo không dưới 95% xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn (150mm x 150mm x 150mm) được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày.
Kí hiệu và đơn vị của cấp độ bền bê tông là gì?
- Cấp độ bền của bê tông kí hiệu là: B
- Đơn vị tính bằng: MPa. Và 1 Mpa = 10 kG/cm2
Các cấp độ bền của bê tông gồm những cấp độ nào?
Bê tông theo TCVN 5574:2018 có các cấp độ bền sau:
- B5
- B7.5
- B10
- B12.5
- B15
- B20
- B25
- B30
- B35
- B40
- B45
- B50
- B55
- B60.
Các con số ghi sau chữ B là giá trị cường độ đặc trưng ghi ở đơn vị MPa.
Quy đổi mác bê tông tương ứng với cấp độ bền
Theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993, mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 × 150 × 150 mm được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu, đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kg/cm²).
Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm².
Trong nhiều hồ sơ thiết kế, thay vì ghi mác bê tông 100#, 200#,… mác bê tông được ghi theo cấp độ bền B (ví dụ B7.5, B10, B12.5,…) gây lúng túng cho kỹ sư giám sát. Do vậy, để dễ hiểu – dễ nhớ, xin trích bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B) từ TCVN 5574:2012 để các bạn dễ theo dõi, cụ thể như sau:
Cấp độ bền (B) | Cường độ chịu nén (Mpa) | Mác bê tông (M) |
B3.5 | 4.50 | 50 |
B5 | 6.42 | 75 |
B7.5 | 9.63 | 100 |
B10 | 12.84 | |
B12.5 | 16.05 | 150 |
B15 | 19.27 | 200 |
B20 | 25.69 | 250 |
B22.5 | 28.90 | 300 |
B25 | 32.11 | |
B27.5 | 35.32 | 350 |
B30 | 38.53 | 400 |
B35 | 44.95 | 450 |
B40 | 51.37 | 500 |
B45 | 57.80 | 600 |
B50 | 64.22 | |
B55 | 70.64 | 700 |
B60 | 77.06 | 800 |
B65 | 83.48 | |
B70 | 89.90 | 900 |
B75 | 96.33 | |
B80 | 102.75 | 1000 |
Quy định về lấy mẫu bê tông
Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành – TCVN 4453:1995 – thì việc lấy mẫu được quy định như sau: – Đối với bê tông thương phẩm thì ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) phải lấy một tổ mẫu, tại hiện trường công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn; – Trường hợp đổ bê tông kết cấu đơn chiếc, khối lượng ít (<20 m³) thì lấy một tổ mẫu; – Đối với kết cấu khung và các loại kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm…) thì cứ 20 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu; – Đối với bê tông móng máy khối lượng khoang đổ (phân khu bê tông) > 50 m³ thì cứ 50 m³ bê tông lấy một tổ (nếu khối lượng bê tông móng máy ít hơn 50 m³ vẫn phải lấy một tổ); – Các móng lớn, thì cứ 100 m³ lấy một tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng; – Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, sân bay,..) thì cứ 200 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu (nhưng nếu khối lượng < 200 m³ thì vẫn phải lấy một tổ). – Đối với bê tông khối lớn:
- Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) ≤ 1000 m³ thì cứ 250 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu
- Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) > 1000 m³ thì cứ 500 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.
>>> Xem thêm: Bảng giá vật liệu xây dựng năm 2021
Tổng kết;
Như vậy qua bài viết trên, các bạn đã nắm rõ Cấp độ bền bê tông là gì? Ký hiệu và đơn vị của cấp độ bền bê tông, đồng thời cách quy đổi mác bê tông tương ứng với cấp độ bền đơn giản rồi nhé !
Từ khóa » độ Bền Của Bê Tông
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì? Những điều Bạn Nên Biết
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì? | Dịch Vụ ép Cọc Bê Tông
-
Mác Bê Tông Và Cấp Độ Bền Là Gì | Tư Vấn - Giải Thích
-
Quy đổi Mác Bê Tông (M) Tương ứng Với Cấp độ Bền (B)
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì? Bảng Tra Cấp độ Bền Của Bê Tông Chuẩn Xác.
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì Và Có Mối Liên Hệ Như Thế Nào Với ...
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì? Bảng Quy đổi Cấp độ Bền
-
Cấp độ Bền Và Mác Bê Tông - Chất Lượng - Bê Tông Hà Nội
-
Các đặc Trưng Cường độ Của Bê Tông - KetcauSoft
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì? Ký Hiệu - Cấp độ & Bảng Quy đổi
-
Mác Bê Tông Là Gì? Cấp độ Bền & Bảng Tra Cường độ - BILICO
-
Quy đổi Mác Bê Tông Tương ứng Với Cấp độ Bền - Vật Liệu Xây Dựng
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì ? Mối Liên Hệ Giữ độ Bền Và Mác Bê Tông
-
Bảng Quy đổi Mác Bê Tông Và Cấp độ Bền TCVN 5574:2012 - Vnbuilder