Mác Bê Tông Và Cấp Độ Bền Là Gì | Tư Vấn - Giải Thích

Mác Bê Tông và Cấp Độ Bền Là Gì

Tóm tắt nội dung

Toggle
  • Mác bê tông là gì?
  • Cấp độ bền bê tông là gì?
  • Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền
  • Khái niệm cường độ chịu nén của bê tông
    • Chọn mác bê tông phù hợp với công trình như thế nào?
      • Bê tông trộn tay
      • Bê tông thương phẩm
  • Thông tin liên hệ

Để giúp bạn hiểu được khái niệm mác bê tông là gì, cũng như độ bền ra sao, bài viết bên dưới sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích cho lĩnh vực xây dựng bạn nhé!

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là ký hiệu bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam được dịch lại từ tiêu chuẩn Liên Xô và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Mác bê tông là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương.

Ký hiệu mác bê tông bằng chữ M, là cường độ của bê tông, lấy bằng giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, tính bằng đơn vị deca niutơn trên centimet vuông (daN/cm ), xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn (150mm x 150mm x 150mm) được chế tạo, bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày.

Tham khảo: Bảng báo giá bê tông

Mác bê tông được phân loại từ: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500… Ngày nay với các chất phụ gia các công ty có thể sản xuất ra bê tông đạt M1000 – M1500.

Thông thường các dự án công trình xây dựng như nhà ở, bệnh viện, trường học… hay sử dụng bê tông Mác 250, Bê tông mác cao hơn dùng cho các dự án nhà cao tầng có nhịp và tải trọng lớn hơn.

Mác bê tông là gì

Mác bê tông

Cấp độ bền bê tông là gì?

Cấp độ bền bê tông là con số lấy bằng cường độ đặc trưng của mẫu thử chuẩn là khối lập phương 15cm (tính theo đơn vị MPa). Cấp độ bền bê tông được ký hiệu bằng chữ B và có các cấp độ bền như: B3.5, B5, B7.5, B10, B12.5, B15, B20, B25, B30, B35, B40, B45, B50, B55, B60…

Mác bê tông và cấp độ bền có mối liên hệ lẫn nhau thông qua công thức sau:

Công thức liên hệ giữa các bê tông và cấp độ bền
Công thức liên hệ giữa các bê tông và cấp độ bền

Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền

Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền
Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền

Thông thường khi bạn nhìn vào mác bê tông là M200 thì con số này cho ta biết là cấp độ bền tương ứng B15, chỉ số đi sau chữ M cho chúng ta biết khả năng chịu lực của bê tông.

Khái niệm cường độ chịu nén của bê tông

Cường độ nén của bê tông là áp suất nén phá hủy của bê tông, tính bằng lực trên một đơn vị diện tích như kG/cm2 hoặc là N/mm2.

Thông thường trong lĩnh vực xây dựng, mọi người cần chú ý đến cường độ nén của bê tông và bỏ qua cường độ kéo của bê tông vì chúng rất thấp.

Bảng tra cứu cường độ chịu nén của mác bê tông
Bảng tra cứu cường độ chịu nén của mác bê tông

Chọn mác bê tông phù hợp với công trình như thế nào?

Có 2 loại bê tông thường được sử dụng phổ biến hiện nay: bê tông trộn tay và bê tông thương phẩm.

Bê tông trộn tay

Bê tông trộn tay được sử dụng cho các công trình dự án nhỏ, xây dựng tòa nhà dân dụng sử dụng khối lượng bê tông không lớn. Bê tông trộn tay thường khó đảm bảo chất lượng vì trong quá trình trộn và đổ bê tông có nhiều yếu tổ ảnh hướng đến chất lượng bê tông điển hình là yếu tố con người.

Bê tông trộn tay
Bê tông trộn tay

Bê tông thương phẩm

Bê tông thành phẩm hay còn gọi là bê tông tươi, nó khác ở bê tông trộn tay ở chỗ được tính toán thiết kế và phân phối dựa trên những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Khi chọn bê tông thành phẩm bạn sẽ an tâm về chất lượng và mác bê tông cũng như cấp độ bền của nó. Bê tông được trộn hỗn hợp ở nhà máy theo sự tính toán và tỷ lệ pha trộn bê tông cùng với chất phụ gia, khi khách hàng đặt mua thì tiến hành trộn và xe vận chuyển sẽ vận chuyển đến các công trình, trong quá trình vận chuyển bê tông liên tục được đảo đều để đảm bảo bê tông không bị đông cứng. Loại bê tông thương phẩm này được sử dụng với quy mô công trình lớn.

Bê tông thương phẩm được trộn bằng máy móc tại nhà máy
Bê tông thương phẩm được trộn bằng máy móc tại nhà máy.

Đối với các công trình nhỏ, không yêu cầu kết cấu và khả năng chịu lực cao thường dùng mác bê tông thấp như M15, M25, M25

Đối với các công trình lớn hơn đòi hỏi kết cấu và khả năng chịu lực lớn hơn, các kỹ sư xây dựng nên chọn loại bê tông có mác cao hơn từ M300 trở lên, thông thường những loại này thuộc loại bê tông thương phẩm.

Chắc hẳn những thông tin bên trên sẽ một phần nào đó trang bị cho bạn những kiến thức mới về mác bê tông và cấp độ bền, mong rằng sau bài viết này bạn sẽ tìm được cho mình giải pháp xây dựng công trình hợp lý và tiết kiệm nhất.

Thông tin liên hệ

Khi bạn có nhu cầu tham khảo giá vật liệu xây dựng sắt, thép, xi măng và mong muốn được báo giá thép việt mỹ, báo giá thép việt úc và các loại vật liệu xây dựng khác,…. vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0852852386 để được nhân viên chúng tôi tư vấn và hỗ trợ báo giá nhanh chóng nhất.

Kho Thép Xây Dựng hân hạnh phục vụ quý khách!

Xem thêm một số bảng báo giá thép xây dựng khác ngay dưới đây.

Báo giá thép Pomina.

Báo giá thép Miền Nam.

Báo giá thép Việt Nhật.

Báo giá thép Hòa Phát.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » độ Bền Của Bê Tông