Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Có Vốn đầu Tư Nước ...
Có thể bạn quan tâm
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam cần tuân theo quy định chặt chẽ của pháp luật. Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải được cấp Giấy phép kinh doanh trước khi thực hiện các hoạt động sau:
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm một số hàng hóa theo quy định;
- Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa;
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa theo quy định;
- Cung cấp dịch vụ logistics; trừ phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại (không bao gồm dịch vụ quảng cáo);
- Cung cáp dịch vụ trung gian thương mại;
- Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Các trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài không phải cấp giấy phép kinh doanh:
- Có tổ chức kinh tế là nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế đầu
tư theo hợp đồng BCC mà tỷ lệ vốn góp của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỷ lệ dưới 51%.
(Tham khảo quy định tại Điều 6, Nghị định số 09/2018/NĐ – CP ngày 15/01/2018).
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh:
Để được cấp Giấy phép kinh doanh nhà đầu tư nươc ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp:
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam tư 01 năm trở lên.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
- Đáp ứng điều kiện về kế hoạch tài chính, nợ thuế như đối với trường hợp trên;
- Đáp ứng các tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy định luật chuyên ngành;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực;
- Khả năng tạo việc làm cho người lao động trong nước;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu);
- Bản giải trình. Bản giải trình phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường, kế hoạch tài chính, không nợ thuế quá hạn (nếu công ty đã thành lập tại Việt Nam). Cụ thể:
- Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
- Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
- Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh có bán lẻ tại Việt Nam.
- Tài liệu của cơ quan thuế chứng mnh không còn nợ thuế quá hạn.
- Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp (nếu có).
Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Hồ sơ được nộp đến Sở công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính. Tùy theo trường hợp pháp luật quy định mà Sở công thương cấp giấy phép cho những hồ sơ sau khi đáp ứng đủ điều kiện hoặc sau khi lấy ý kiến của Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành.
Thời hạn của Giấy phép kinh doanh: 05 năm
Lưu ý: Những trường hợp sau sẽ không được cấp Giấy phép kinh doanh:
- Thời hạn hoạt động của dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đã hết;
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép kinh doanh.
Từ khóa » Tổ Chức Kinh Tế Nước Ngoài Là Gì
-
Tổ Chức Kinh Tế ở Nước Ngoài Là Tổ Chức Như Thế Nào?
-
Khái Niệm Nhà đầu Tư Nước Ngoài Và Thành Lập Tổ Chức Kinh Tế Của ...
-
Tổ Chức Kinh Tế Là Gì? Ví Dụ, Quyền Thành Lập Tổ Chức Kinh Tế
-
Tổ Chức Kinh Tế Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tổ Chức Kinh Tế Là Gì? - AZLAW
-
Tổ Chức Kinh Tế Là Gì? Đặc điểm Và Các Hình Thức ... - Luật Dương Gia
-
Hoạt động đầu Tư Của Tổ Chức Kinh Tế Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Tại ...
-
Tổ Chức Kinh Tế Là Gì - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Có Phải Nhà đầu Tư Nước Ngoài Góp Vốn Vào Tổ Chức Kinh Tế Thì Tổ ...
-
KHÁI NIỆM TỔ CHỨC KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI
-
Kinh Tế Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Là Gì? - Vạn Luật
-
Thành Lập Tổ Chức Kinh Tế Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài
-
Doanh Nghiệp Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Doanh Nghiệp FDI Là Gì
-
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUỐN THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH ...
-
Doanh Nghiệp Nước Ngoài Là Gì? Khái Niệm Mới Nhất Năm 2022
-
Doanh Nghiệp 100% Vốn Nước Ngoài Là Gì? [Đặc điểm Mới Nhất]
-
Đầu Tư Thành Lập Tổ Chức Kinh Tế đối Với Nhà đầu Tư Nước Ngoài
-
Tổ Chức Kinh Tế Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài - Hệ Thống Pháp Luật
-
Công Ty Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Là Gì? | Luật Hùng Thắng