NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUỐN THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH ...
Có thể bạn quan tâm
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUỐN THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI VIỆT NAM CẦN LÀM NHỮNG THỦ TỤC GÌ?
Hiện nay, với nhiều chính sách ưu đãi và thị trường tiềm năng, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng lên. Do không am hiểu về hệ thống pháp luật về đầu tư tại Việt Nam như thủ tục đầu tư, điều kiện đầu tư nên đây cũng là một trong những lí do khiến các nhà đầu tư còn khá e ngại khi có ý định đầu tư vào Việt Nam. Trong bài viết này, Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn về thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam qua bài viết dưới đây:
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật đầu tư 2014.
- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư.
- Thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài.
II. Nội dung tư vấn.
1. Khái quát về thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế ở Việt Nam
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một trong các hình thức đầu tư phổ biến tại Việt Nam, cụ thể đó là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ chức khác nhằm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Đầu tư thành lập TCKT là một hình thức đầu tư trực tiếp và có ưu điểm ở chỗ nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia hoạt động quản lý.
Theo quy định pháp luật hiện hành, để thực hiện dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế mới thì nhà đầu tư phải thực hiện hai loại thủ tục chính, đó là: Thủ tục đầu tư và Thủ tục thành lập doanh nghiệp.
2. Thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
2.1. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì “điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài” là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư. Như vậy, có thể thấy điều kiện đầu tư là yếu tố đầu tiên phải đáp ứng khi NĐT nước ngoài muốn đầu tư thành lập TCKT, nếu dự án đầu tư đó đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định thì mới có thể tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Trường hợp áp dụng của “Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài” đối với nhà đầu tư nước ngoài là các dự án đầu tư quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP gồm:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
+ Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
+ Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 22 Luật đầu tư như sau:
(1) Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại nêu trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2.2. Các thủ tục cần thực hiện khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2.2.1. Thủ tục đầu tư
* Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư
Thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền là cơ sở pháp lý ban đầu để lựa chọn nhà đầu tư và đồng ý về mặt chủ trương thực hiện dự án. Để xác định dự án đầu tư có thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư hay không, các nhà đầu tư cần căn cứ vào Điều 30,31,32 Luật Đầu tư 2014. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư gồm: Quốc hội (Điều 30 Luật Đầu tư); Thủ tướng Chính phủ (Điều 31 Luật Đầu tư); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 32 Luật Đầu tư).
* Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo Điều 36 và Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:
+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
+Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật ĐT.
Như vậy, dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài luôn phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền.
Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định theo Điều 38 Luật Đầu tư 2014 và Điều 28 Nghị định 118/2015/NĐ-CP như sau:
“Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận ĐKĐT đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.”
2.2.2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP:
“Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục như sau:
a) Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này;
b) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh”.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư trước rồi mới thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện cơ chế liên thông trong thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài. Cơ chế liên thông được thực hiện qua hình thức liên thông điện tử thông qua việc sử dụng Hệ thống thông tin xử lý liên thông. Trình tự, thủ tục chi tiết được quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với NĐT nước ngoài (quy định tại Điều 24 NĐ 118/2015/ NĐ-CP).
Với cơ chế liên thông trong thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với NĐT nước ngoài tại NĐ 118/2015/NĐ-CP và TT 02/2017/TT-BKHĐT đã tạo cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng cho cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đăng ký kinh doanh trong phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện các thủ tục tại cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về các thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(NMay)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Từ khóa » Tổ Chức Kinh Tế Nước Ngoài Là Gì
-
Tổ Chức Kinh Tế ở Nước Ngoài Là Tổ Chức Như Thế Nào?
-
Khái Niệm Nhà đầu Tư Nước Ngoài Và Thành Lập Tổ Chức Kinh Tế Của ...
-
Tổ Chức Kinh Tế Là Gì? Ví Dụ, Quyền Thành Lập Tổ Chức Kinh Tế
-
Tổ Chức Kinh Tế Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tổ Chức Kinh Tế Là Gì? - AZLAW
-
Tổ Chức Kinh Tế Là Gì? Đặc điểm Và Các Hình Thức ... - Luật Dương Gia
-
Hoạt động đầu Tư Của Tổ Chức Kinh Tế Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Tại ...
-
Tổ Chức Kinh Tế Là Gì - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Có Phải Nhà đầu Tư Nước Ngoài Góp Vốn Vào Tổ Chức Kinh Tế Thì Tổ ...
-
KHÁI NIỆM TỔ CHỨC KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI
-
Kinh Tế Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Là Gì? - Vạn Luật
-
Thành Lập Tổ Chức Kinh Tế Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài
-
Doanh Nghiệp Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Doanh Nghiệp FDI Là Gì
-
Doanh Nghiệp Nước Ngoài Là Gì? Khái Niệm Mới Nhất Năm 2022
-
Doanh Nghiệp 100% Vốn Nước Ngoài Là Gì? [Đặc điểm Mới Nhất]
-
Đầu Tư Thành Lập Tổ Chức Kinh Tế đối Với Nhà đầu Tư Nước Ngoài
-
Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Có Vốn đầu Tư Nước ...
-
Tổ Chức Kinh Tế Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài - Hệ Thống Pháp Luật
-
Công Ty Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Là Gì? | Luật Hùng Thắng