[Cập Nhật 2022] Cách Viết IELTS Writing Bar Chart ăn điểm - IZONE
Có thể bạn quan tâm
Bar Chart (biểu đồ cột) là một dạng biểu đồ thường xuyên xuất hiện trong IELTS Writing. Vậy cụ thể IELTS Writing Bar Chart là gì? Cách viết và những lưu ý khi làm dạng này là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Giới thiệu về IELTS Writing Bar Chart
Trong IELTS Writing Task 1, dạng biểu đồ cột (Bar chart) là 1 trong 5 dạng biểu đồ sẽ xuất hiện trong đề thi. Giống như các dạng biểu đồ khác, dạng bar chart cũng có thể được chia thành 2 nhóm dựa vào thông tin được cung cấp. Dưới đây là một số dạng biểu đồ có trong IELTS Writing Task 1 dạng Cột:
- Bar chart so sánh (Comparison graph): Đây là dạng mà biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi của các đối tượng không theo dòng thời gian.
Ngoài biểu đồ cột nằm dọc (như các hình trên) thì dạng bar chart còn có thể được biểu thị theo dạng nằm ngang (như hình dưới).
- Bar chart có sự thay đổi về thời gian (Bar chart with timeline): Đây là dạng mà biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi của các đối tượng theo dòng thời gian.
Dạng này sẽ tương đối giống Line Graph (biểu đồ đường), vì nếu ta nối đỉnh của các cột với nhau, ta có thể tạo ra 1 Line Graph.
Hướng dẫn viết IELTS Writing Bar Chart
Để viết một bài mô tả thông tin Task 1 Bar Chart hoàn chỉnh, có các bước chính:
Bước 1: Xác định đối tượng nghiên cứu & đơn vị của đối tượng trong bài.
Đây là bước quan trọng nhất trong Task 1. Trong tiêu chí chấm Task 1 có phần Coherence & Cohesion, nếu bạn không phân tích đề bài và biểu đồ hay sắp xếp các ý trước, điều này có thể khiến bài bị diễn đạt lủng củng và trùng lặp với nhau và dễ bị mất điểm CC.
Bước 2: Viết introduction (mở bài) và overview (tóm tắt các ý chính trong bài)
- Introduction – mở bài: Cần nêu rõ nội dung của biểu đồ là gì, nêu lại các thông tin có trong đề bài. Lưu ý rằng các bạn hãy cố gắng paraphrase lại câu hỏi của đề bài nhé. Việc các bạn giữ nguyên lại đề bài để làm câu mở bài sẽ không được đánh giá cao, vì vậy các bạn nên thay đổi các từ/ cụm từ, hay sử dụng các cách diễn đạt khác để có thể đưa ra một câu giới thiệu mới.
Lưu ý nếu đối tượng quá đặc biệt, khó paraphrase thì nên giữ nguyên giống trong đề bài để đảm bảo tính chính xác.
- Overview – tóm tắt: Với phần này, bạn nên nêu 2 hoặc 3 đặc điểm/ xu hướng thay đổi số liệu nổi bật nhất hoặc chung nhất. Các câu bắt đầu phần overview có thể bắt đầu bằng các câu: Overall, In general, Generally. Sang các câu mô tả highlight tiếp theo có thể dùng It’s also noticeable that; Noticeably; Another noteworthy observation is that….
- Bar chart có timeline (tương tự bài Line graph có timeline) thì overview sẽ bao gồm trend – xu hướng thay đổi số liệu và highlight – điểm nổi bật trong graph.
- Bar chart dạng so sánh thì overview sẽ không có xu hướng thay đổi số liệu, mà bao gồm 2-3 xu hướng thay đổi/đặc điểm nổi bật (đối tượng lớn nhất/nhỏ nhất/tăng mạnh nhất/không đổi/khoảng chênh lệch nhỏ không đáng kể…) trong bài.
Bước 3: Nhóm thông tin và chia 2 body và bắt đầu viết thông tin chi tiết.
Phần Body Paragraph (thân bài) trong bài writing Task 1 là một trong những phần quan trọng nhất để đánh giá khả năng sắp xếp thông tin và so sánh số liệu của bạn.
Bạn có thể chia body dựa trên Overview: gộp nhóm những đối tượng có chung xu hướng thay đổi/có những thay đổi nổi bật hơn report vào body 1, và body 2 report những đối tượng còn lại không có gì đáng kể.
Thông thường, 2 đoạn thân bài sẽ bao gồm 6- 8 câu. Vì vậy, với mỗi một đoạn thân bài, các bạn nên viết trong khoảng 3 – 4 câu là hợp lý.
Lưu ý: Các bạn hoàn toàn có thể viết dài hơn 8 câu, tuy nhiên điều này sẽ khiến thời gian làm task 1 lâu hơn khiến ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm task 2.
Bước 4: Check lại bài viết hoàn chỉnh
Đây là bước quan trọng, giúp bạn phát hiện được những lỗi sai tiểu tiết như chính tả, chia động từ, dung lượng bài (quá ngắn thì có thể bị thiếu thông tin), thông tin bị nhầm, thiếu điểm đầu/cuối.
Phân tích chi tiết bài mẫu
Phân tích chi tiết bài mẫu Bar Graph của 2 dạng bài:
- Bar chart dạng so sánh (Comparison graph)
- Bar chart có sự thay đổi về thời gian (bar chart with timeline)
Bar chart dạng so sánh (Comparison Graph)
The chart below shows information about animals at various nature reserves in 2010.
Bước 1: Xác định đối tượng nghiên cứu & đơn vị của bài
Đối tượng nghiên cứu: số lượng ngựa vằn và bò ở trong mỗi khu bảo tồn thiên nhiên.
Chủ ngữ ở đây là:
- The number of zebras/buffaloes reserved/kept in/lived in…
Bước 2: Viết introduction & overview
Introduction: Xác định các yếu tố: What – Where – When trong đề và paraphrase hợp lý (các yếu tố khó/không chắc chắn thì nên giữ nguyên giống trong đề)
- WHAT – số liệu trong biểu đồ diễn đạt thông tin gì: zebra/buffalo preservation -> how many zebras and buffaloes were kept/preserved/lived in…
- WHERE – số liệu trong biểu đồ được lấy ở đâu: 4 nature reserves: Bukit Timah, Cape Nature, Klipriviersberg, Beachwood
- WHEN – số liệu trong biểu đồ được lấy ở thời điểm nào: 2010
→ Introduction: The graph depicts how many zebras and buffaloes were kept in four different nature reserves in 2010.
Overview: Report về các điểm nổi bật như số liệu cao nhất, thấp nhất, hoặc thay đổi lớn nhất (highlight). Bài không có dòng thời gian nên không có highlight về xu hướng thay đổi số liệu.
- Highlight 1: số lượng buffaloes ở các reserves luôn nhiều hơn zebras, trừ ở Bukit Timah
- Highlight 2: Cape Nature có số lượng zebras và buffaloes gần như bằng nhau
- Highlight 3: Beachwood có nhiều số lượng động vật nhất
→ In general, it is evident that buffaloes outnumbered zebras in most nature reserves except Bukit Timah which bucked the trend. Another noteworthy observation is that Beachwood was home to the highest number of animals. It is also noticeable that the figures for zebras and buffaloes kept in Cape Nature were relatively similar.
→ Đoạn hoàn chỉnh: The graph depicts how many zebras and buffaloes were kept in four different nature reserves in 2010. In general, it is evident that buffaloes outnumbered zebras in most nature reserves except Bukit Timah which bucked the trend. Another noteworthy observation is that Beachwood was home to the highest number of animals. It is also noticeable that the figures for zebras and buffaloes kept in Cape Nature were relatively similar.
Bước 3: Nhóm thông tin, chia 2 body và bắt đầu report thông tin chi tiết.
Body 1: 3 nơi có nhiều buffaloes hơn zebras: Cape Nature, Klipriviersberg, Beachwood
- Mô tả Beachwood đứng nhất vì số liệu to nhất (cái gì nổi bật thì đẩy lên report trước)
- Sau đó đến hạng 2 Klip và hạng 3 Cape Nature
→ Body 1 hoàn chỉnh: Looking at the graph in detail, Beachwood ranked first with the highest number of animals kept here, with 83 zebras and 120 buffaloes. Klipriviersberg ranked second and it was home to 70 zebras and 115 buffaloes. In terms of Cape Nature, the number of buffaloes was only slightly higher than that of zebras, at 81 and 78 respectively.
Body 2: Bukit Timah, có nhiều zebras hơn buffaloes.
→ Body 2 hoàn chỉnh: Regarding the remaining nature reserve with a different pattern, Bukit Timah. While there were 58 zebras kept here, the figure for buffaloes was much lower, at 40 buffaloes. Noticeably, Bukit Timah was also home to the least number of animals among the four reserves under study.
Lưu ý: Bài có ít thông tin nên có thể sử dụng các từ nối dài + cách đưa đối tượng dài hơn để đủ dung lượng bài.
Bước 4: Bài hoàn chỉnh
The graph depicts how many zebras and buffaloes were kept in four different nature reserves in 2010. In general, it is evident that buffaloes outnumbered zebras in most nature reserves except Bukit Timah which bucked the trend. Another noteworthy observation is that Beachwood was home to the highest number of animals. It is also noticeable that the figures for zebras and buffaloes kept in Cape Nature were relatively similar.
Looking at the graph in detail, Beachwood ranked first with the highest number of animals kept here, with 83 zebras and 120 buffaloes. Klipriviersberg ranked second and it was home to 70 zebras and 115 buffaloes. In terms of Cape Nature, the number of buffaloes was only slightly higher than that of zebras, at 81 and 78 respectively.
Regarding the remaining nature reserve with a different pattern, Bukit Timah. While there were 58 zebras kept here, the figure for buffaloes was much lower, at 40 buffaloes. Noticeably, Bukit Timah was also home to the least number of animals among the four reserves under study.
Bar chart có dòng thời gian (Bar chart with timeline)
Bước 1: Xác định đối tượng nghiên cứu & đơn vị của bài
Đối tượng nghiên cứu: số lượng tấn cà phê được sản xuất tại 4 nước Brazil, Columbia, Indonesia, Vietnam. Đơn vị: million tonnes (triệu tấn).
Chủ ngữ ở đây là:
- Coffee production/output
- The production of coffee
- The amount of coffee produced Lưu ý: không dùng generate (v) thay thế cho produce (v) vì generate nghĩa là sản xuất các loại năng lượng, không đồng nghĩa với sản xuất sản phẩm.
Bước 2: Viết introduction & overview
Introduction: Xác định các yếu tố: What – Where – When trong đề và paraphrase hợp lý (các yếu tố khó/không chắc chắn thì nên giữ nguyên giống trong đề)
- WHAT – số liệu trong biểu đồ diễn đạt thông tin gì: coffee production => the amount of coffee (which was) produced
- WHERE – số liệu trong biểu đồ được lấy ở đâu: 4 countries: Brazil, Vietnam, Columbia, Indonesia, Vietnam.
- WHEN – số liệu có trong biểu đồ ở thời điểm nào: 1990 to 2010
→ Introduction: The graph depicts the amount of coffee produced in four different countries from 1990 to 2010.
Overview: Report về xu hướng tăng/giảm/giữ nguyên của số liệu (trend) và các điểm nổi bật như số liệu cao nhất, thấp nhất, hoặc thay đổi lớn nhất (highlight).
- Xu hướng thay đổi chung của số liệu: Columbia là nước duy nhất có sản lượng cà phê giảm; số liệu ở các nước khác đều tăng.
- Số liệu cao nhất/ thấp nhất trong hình: sản lượng ở Brazil là cao nhất, trong khi sản lượng ở Vietnam luôn là thấp nhất.
→ In general, Brazil had the highest coffee production in the whole period while the opposite was true for Vietnam. Also, Columbia was the only country with decreased coffee production throughout the years.
→ Đoạn hoàn chỉnh: The graph depicts the amount of coffee produced in four different countries from 1990 to 2010. In general, Brazil had the highest coffee production in the whole period while the opposite was true for Vietnam. Also, Columbia was the only country with decreased coffee production throughout the years.
Bước 3: Nhóm thông tin, chia 2 body và bắt đầu report thông tin chi tiết.
Body 1: Nhóm Brazil và Indonesia (số liệu cùng xu hướng tăng)
- Năm 1990, Brazil sản xuất 0.7 triệu tấn cà phê, so với chỉ có 0.2 triệu tấn ở Indonesia.
- 20 năm sau, sản lượng của Brazil tăng vọt và đạt 1.9 triệu tấn trong khi sản lượng của Indonesia cũng tăng nhưng ở mức thấp hơn – đạt 0.4 triệu tấn.
→ Đoạn body 1 hoàn chỉnh: In detail, Brazil produced 0.7 million tonnes of coffee in 1990, compared to just 0.2 million tonnes produced by Indonesia. 20 years later, the production in Brazil nearly tripled and reached 1.9 million tonnes, consolidating its leading position among the surveyed countries. The figure for Indonesia also increased slightly and reached 0.4 million tonnes in 2010.
Body 2: 2 nước còn lại: Nhóm Vietnam và Columbia
- Năm 1990, sản lượng cà phê của Colombia gấp 6 lần của Vietnam.
- Sau đó, số liệu của Vietnam tăng đều trong khi số liệu của Columbia có xu hướng giảm (ngược lại). Số liệu của 2 nước bằng nhau vào năm 2010.
→ Đoạn body 2 hoàn chỉnh: Regarding the two remaining countries, coffee production in Columbia in 1990 was three times higher than that of Vietnam (0.6 million tonnes compared to about 0.1 million tonnes). However, the two figures saw opposite trends in the following 20 years. The production in Columbia saw a twofold decrease while the figure for Vietnam tripled. In 2010, the amounts of coffee produced in both countries were equal, at 0.3 million tonnes.
Bước 4: Bài hoàn chỉnh
The graph depicts the amount of coffee produced in four different countries from 1990 to 2010. In general, Brazil had the highest coffee production in the whole period while the opposite was true for Vietnam. Also, Columbia was the only country with decreased coffee production throughout the years.
In detail, Brazil produced 0.7 million tonnes of coffee in 1990, compared to just 0.2 million tonnes produced by Indonesia. 20 years later, the production in Brazil nearly tripled and reached 1.9 million tonnes, consolidating its leading position among the surveyed countries. The figure for Indonesia also increased slightly and reached 0.4 million tonnes in 2010.
Regarding the two remaining countries, coffee production in Columbia in 1990 was three times higher than that of Vietnam (0.6 million tonnes compared to about 0.1 million tonnes). However, the two figures saw opposite trends in the following 20 years – the production in Columbia saw a twofold decrease while the figure for Vietnam tripled. In 2010, the amounts of coffee produced in both countries were equal, at 0.3 million tonnes.
Những lưu ý khi viết IELTS Writing Bar Chart
Không nêu ý kiến cá nhân và suy diễn trong task 1 vì task 1 chỉ yêu cầu report thông tin & số liệu đúng trong bài, không có câu hỏi hỏi opinion.
Viết overview không chi tiết và sơ sài. Phần Overview là phần chiếm nhiều điểm nhất nên cần viết chi tiết và nhặt được các điểm nổi bật trong graph. Nếu viết Overview sơ sài và không tổng hợp được các xu hướng thay đổi hoặc điểm nổi bật thì sẽ bị trừ điểm Task achievement khá nặng. Viết chi tiết nhưng không cần đưa số liệu cụ thể vào trong overview mà để dành xuống phần body.
Chú ý xác định đúng đối tượng trong bài. Các đối tượng nghiên cứu trong bài thường là các đối tượng có thể đếm được, chia thành lượng được (ví dụ như lượng nước, tiền, gạo, người dân, động vật, khí thải, điện), chứ không phải là các khái niệm trừu tượng (sự tiêu dùng – consumption, sự sản xuất – production, sự sản xuất – generation, sự bảo tồn – preservation)
Ví dụ:
STT | Đối tượng đúng | Đối tượng sai |
1 | The amount of coffee produced. | The amount of coffee production. |
2 | The number of zebras preserved | The number of zebra preservation |
Cố gắng viết task 1 trong 20’ vì task 1 chỉ chiếm ⅓ tổng điểm, không nên dành quá nhiều thời gian cho task 1.
Nếu trên timeline xuất hiện nhiều mốc thời gian, nên nêu rõ 2 mốc thời gian bắt buộc là năm đầu & năm cuối, còn các điểm giữa không quá nổi bật thì có thể gộp chung vào phần mô tả xu hướng thay đổi của số liệu. Ngoài ra nên mô tả thêm những mốc thời gian “đặc biệt” hơn, ví dụ như lúc tăng mạnh/giảm mạnh/giao nhau. Trong bài Comparison Bar graph nên có phần so sánh thứ hạng của các đối tượng để đa dạng bài viết.
Chú ý về việc sử dụng thì trong Task 1:
- Với năm trong quá khứ: sử dụng thì quá khứ đơn
- Với năm trong tương lai: sử dụng will hoặc be + expected/predicted to…
Tổng hợp các bài mẫu IELTS Writing Bar Chart hay
Trên đây là các bài Sample Writing Task 1 được biên soạn bởi các GV của IZONE, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng nhé!
Để có thể tham khảo nhiều bài Sample Writing chất lượng, các bạn có thể tham khảo chuyên mục Writing 6.0 – 8.0 | IZONE mà IZONE đang triển khai.
Cũng ngay tại IZONE, các bạn có thể tham khảo những khóa học được chính IZONE thiết kế, tổ chức và giảng dạy, từ những khóa Sơ sinh dành cho những ai bắt đầu với môn tiếng Anh từ con số 0, để được giới thiệu với cấu trúc đề thi IELTS Writing và với dạng bài Bar Chart, cho đến tận khóa Chuyên sâu, cho những thí sinh với mục tiêu số điểm 7.0 và cao hơn, tập trung vào những điểm yếu kỹ năng và kiến thức, thành thạo xử lý các dạng đề bài Chart. Mọi thông tin của các khóa học, các bạn có thể tham khảo trên Website của IZONE.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách viết IELTS Writing Bar Chart và một số bài mẫu do IZONE biên soạn. Rất mong bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
GV IZONE: Trần Minh Ánh
Nội dung chính Nội dung chínhBài viết mới nhất
-
Khóa Học IELTS Cơ Bản Học Gì? Nội Dung Chi Tiết Và Lộ Trình Học Tập
-
Giam bằng IELTS: Nguyên nhân và Cách xử lý khi kết quả thi bị giữ lại
-
Lệch band IELTS là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này
Bài viết nổi bật
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Tiếng Anh – Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
UPDATE 2024] Chứng chỉ PET là gì? Tất tần tật thông tin về kỳ thi PET cần nắm rõ
-
Lịch thi THPT Quốc gia năm 2024 – Giải đáp thắc mắc của sĩ tử
Thông tin của bạn đã được ghi nhận.
Từ khóa » Cách Viết Ielts Writing Task 1 Bar Chart
-
Cách Viết Biểu đồ Cột - Bar Chart IELTS WRITING TASK 1 ...
-
Cách Viết Writing Task 1 - Bar Chart Chi Tiết A→Z
-
Cách Viết Bài IELTS Writing Task 1 Bar Chart Chi Tiết - ZIM Academy
-
Cách Làm Dạng Bài Bar Chart Trong IELTS Writing Task 1 “chuẩn ...
-
IELTS Writing Task 1: Cách Viết Biểu đồ Cột (Bar Chart) Chuẩn Nhất
-
Bar Chart IELTS Writing Task 1: Phân Tích Bài Mẫu & Hướng Dẫn ...
-
[Ielts Writing Task 1] Bar Charts - Hướng Dẫn Làm Bài Chi Tiết
-
IELTS Writing Task 1 Dạng Bar Chart: Cách Viết Và Bài Mẫu
-
Cách Viết IELTS Writing Task 1 Từ A - Z Cho Người Bắt đầu
-
Các Bước Làm Bài IELTS Writing Task 1 Bar Chart Bạn Cần Phải Biết
-
Cách Mô Tả Biểu đồ Cột IELTS Writing Task 1 - Bar Chart
-
CHI TIẾT CÁCH LÀM BÀI IELTS WRITING TASK 1 ( Bar Chart) - RES
-
Cách Viết Các Dạng Bài IELTS Writing Task 1 (kèm Bài Mẫu) - TalkFirst
-
Cách Viết Writing Task 1 Bar Chart Chi Tiết Cho Người Mới Bắt đầu