Category: - VECTOR FAMILY - PARKOUR GIA LAI
Có thể bạn quan tâm
|
|
Sự khác biệt giữa parkour vs free running4/6/2014 Comments Parkour không có bất kỳ một điều luật chung nào, cũng như không hề có tính thi đấu. "Đặc điểm của parkour là giúp bạn vượt qua tất cả các chướng ngại trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể chạy vào bất kỳ con đường nào bạn muốn, với bất kỳ động tác nào bạn có thể để thoát khỏi nguy hiểm" - David Belle – That’s what Parkour all about !!!Có 1 điều đã xảy ra trong quá trình di chuyển đến điểm B. 1 số người đã quyết định cho vào 1 số flips và spins. Điều đó khá sáng tạo và mới mẻ, nhưng David Belle quyết định anh muốn gắn bó với những cách thức mang tính hiệu quả cao, do đó đã hình thành nên "2" bộ môn thể thao (Parkour & Free Running) phát triển theo cách thức riêng nhưng luôn tồn tại song song với nhau.Parkour(PK) & Free Running (FR) ko giống nhau nhưng cũng ko hẳn là khác nhau. Free Runningbạn có thể thực hiện tất cả những di chuyển mà bạn muốn, kể cả những flips hoặc spin, twist, nhưng Parkourthì ko.Vì sao ? Đơn giản David Belle là cha đẻ của Parkour, và ông nói "Flips aren’t Parkour". Parkour ko bao gồm flips, spins hay bất cứ chuyển động nào có nguy cơ phá vỡ tính an toàn và sự trôi chảy nhịp nhàng của chuyển động (FLOW OF THE MOVEMENT)Hãy nghĩ đơn giản: Cả PK và FR có điểm chung đều là sự di chuyển, nhưng PK lại đề cao tính an toàn, hiệu quả lên hàng đầu, nhưng FR thì đề cao cái đẹp qua từng chuyển động. Nhưng chúng ta đừng quá phân biệt 2 khái niệm trên, hãy cố gắng dung hợp chúng để tạo ra những di chuyển đẹp, an toàn và hiệu quả. ART OF MOVEMENT – MOVEMENT is key word.Ngày nay, Parkour đang rất phát triển trên thế giới. Nó đã phát triển ko đơn giản là 1 thể thao tiêu khiển, mà trở thành 1 lối sống của rất nhiều người. Mỗi người đều có 1 định nghĩa của riêng mình, người thì cho rằng đấy là 1 môn thể thao, nhưng người lại cho rằng đấy là Way of life, ko ai sai cả.Parkour còn là sự tự phát triển và hoàn thiện bản thân, là việc tập luyện, cố gắng làm cho cơ thể trở nên hữu ích hơn. Bạn phải lắng nghe cơ thể, bản năng ( Instinct ) của bạn và luyện tập với cường độ, tốc độ của riêng bạn, dẫu cho có những người khác cho rằng bạn tập luyện 1 cách ko đúng.Sẽ rất là vớ vẩn nếu chỉ nói về kỹ thuật 1 cách cứng nhắc, vì mỗi người đều có 1 cách riêng của mình, hãy để cho nó phát triển theo 1 cách tự nhiên, ko gò ép. Nhưng những lời khuyên từ những người đi trước nhiều lúc rất hữu ích.Ko phủ nhận bạn tập Parkour là phải vượt qua được nỗi sợ hãi của bản thân, nhưng Safety First – An toàn luôn được ưu tiên hàng đầu. Không ít người tập Parkour liều lĩnh tập luyện tại những nơi có độ cao rất nguy hiểm, như nhà cao tầng hoặc thực hiện những cú nhảy từ 4m, 5m xuống. Để có thể thực hiện những điều đó, người tập đã phải tập luyện rất chăm chỉ, lâu năm và có kinh nghiệm mới có thể thực hiện 1 cách an toàn.* Các bài viết trước đây có những thông tin ko đúng khiến cho mọi người hiểu Parkour theo hướng sai lệch, ko chính xác. Mong rằng bài viết này sẽ júp mọi người, những người chưa biết và cả những người đang tìm hiểu, hiểu thêm được những gì Parkour all about… Còn rất nhiều điều tôi muốn chia sẻ cùng mọi người, hẹn sớm gặp lại mọi người trong P.2 ** Xin chào các bạn trẻ, hôm nay chúng ta lại gặp lại nhau trong Phần 2 của bài viết Đôi điều về Parkour *Xin được nói qua 1 chút về thực trạng và mức độ phát triển của Parkour tại Việt Nam. Hiện tại thì số lượng người biết đến Parkour ở Việt Nam ngày càng gia tăng, có lẽ với mọi người đó là 1 điều đáng mừng, nhưng với tôi nó sẽ chẳng có ý nghĩa jì nếu như SỐ LƯỢNG ko đi cùng với CHẤT LƯỢNG, và thực tế đáng buồn nó là như vậy. Có thể nói, mức độ phát triển của Parkour tại Việt Nam rất thấp, nhiều người tập nhưng lại chẳng biết và HIỂU RÕ được mình đang tập cái jì. Cũng ko thể trách được hết tất cả mọi người, vì với bất cứ môn nào cũng vậy, khi các bạn đam mê và tìm hiểu sâu thì mới hiểu rõ về nó.Đừng quá gò bó về kỹ thuật trong Parkour, vì thật ra trong Parkour chẳng có 1 cái mức độ nào quy định về độ CHUẨN của động tác cả. Vì thế trong P1 tôi có đề cập đến việc: Mỗi người đều có 1 cách riêng để thực hiện những động tác của mình (Nếu thắc mắc mời các bạn đọc lại P1). Có nghĩa là động tác mà bạn thực hiện, các bạn cảm thấy nó vượt qua được 1 cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả là được, đừng quá gò ép như là Kong thì hông phải lên cao như thế nào mới là chuẩn, Roll thì tay đặt như nào mới là chuẩn, cách nhau bn cm , rồi thì Dash đýt phải cao hơn vật như thế nào mới là chuẩn =). Nghe nó buồn cười lắm. Vì thế khi nhận xét, bạn hãy đưa ra những lời khuyên chứ đừng ép buộc người khác nhất định phải như thế nài hoặc như thế kia mới là chuẩn. Hãy thay từ PHẢI bằng từ NÊN.Điều nữa là đối với đa số những người mới tập, họ quá quan trọng vào SKILL, ai tập được càng nhiều SKILL thì càng khủng =), và có những cái SKILL, tôi ko biết ở đâu ra, ví dụ như Jackiechan vault . Đấy chỉ là những biến thể của những vault thông dụng và chúng chẳng có jì đặc biệt cả, bản thân tôi từ khi tập đến nay cũng khoảng 3 năm rồi nhưng vẫn chỉ tập có Kong, Catleap, Presicion…hết sức bình thường, trong Parkour có rất nhiều những động tác ko có tên gọi, tất nhiên các bạn có thể tập những vault đấy thoải mái, chẳng vấn đề gì cả nhưng đừng quá quan trọng nó và hãy chọn ra cho mình con đường nhanh và hiệu quả nhất.Tôi thấy rằng mọi người thường có những khái niệm như Skill cơ bản và Skill nâng cao, tôi ko hiểu skill cơ bản là skill jì và skill nâng cao là skill jì. Nhiều người cho rằng Monkey, Kong, Dash, Catleap, Presicion… là cơ bản nhưng với tôi thì chẳng có skill nào là cơ bản cả, với tôi chúng đều khó như nhau. Chỉ có thể phân chia địa hình đơn giản và địa hình phức tạp, và tùy vào địa hình đó, chúng ta áp dụng những động tác đó từ đơn giản đến phức tạp mà thôi. Rất buồn khi có những suy nghĩ sai lầm như thế nài: Skill cơ bản: Monkey, Kong, Dash, Catleap, Presicion… Skill nâng cao: Backflip, Frontflip, Sideflip, Gainer, Corkcrew… Các bạn thử suy nghĩ thật kỹ xem chúng có liên quan jì đến nhau ko ???Parkour là những thứ rất bình thường với cuộc sống, đừng nghĩ nó quá to tát làm jì, bạn chỉ cần chạy và nhảy bình thường, chẳng cần sử dụng đến bất kì những skill nào cũng có thể vượt qua được những chướng ngại vật trên con đường của bạn. Parkour là sự thích nghi trong từng hoàn cảnh, là sự nỗ lực hết mình để vượt qua những khó khăn, đưa bản thân trở về trạng thái an toàn nhất có thể. Các bạn hiểu í tôi chứ ? Kể cả 1 người ko hề biết và tập Parkour đôi khi cũng có thể thực hiện Parkour, khi bắt buộc bị đặt trong 1 tình huống nhất định, họ bắt buộc phải vượt qua được 1 chặng đường, thậm chí là lăn, bò, trườn để có thể vượt qua và thoát ra khỏi tình huống nguy kịch đấy (Hãy thử hình dung về chiến tranh, các bạn sẽ hình dung được bản chất rõ ràng nhất của Parkour). Skill chỉ là những phương thức, động tác giúp chúng ta vượt qua được những chướng ngại vật 1 cách nhanh hơn và hiệu quả hơn.Hầu hết mọi người thường tập những động tác riêng lẻ và ít khi nối những động tác của mình thành 1 chuỗi chuyển động. Cái tôi muốn nói ở đây là Flow, các bạn hiểu í tôi chứ ? Flow là 1 chuỗi chuyển động, nối tiếp mượt mà giữa những động tác nài đến động tác khác (động tác mọi người hãy hiểu rộng là chạy, nhảy, vault và đủ thứ, thậm chí blah blah… ko có tên gọi). Cái cảm giác khi flow chính là sự Feeling (Rất khó để giải thích), cảm giác mà bạn phải hoạt động liên tục, sẽ ko có thời gian nhiều để bạn được suy nghĩ sẽ hành động những gì, bạn phải thích nghi và hành động rất nhanh trong từng hoàn cảnh. Hãy thử thế này nhé: Hãy bước đi mà ko dừng lại, đi loanh quanh cũng được và thực hiện những động tác để vượt qua chướng ngại vật cản trên đường đi của bạn, monkey, kong, lazy… tùy bạn, gặp gì làm nấy, ko cần phải đi nhanh hay chạy làm jì, tốc độ vừa phải thôi, nhưng quan trọng nhất vẫn là ko dừng lại, có thể các bạn sẽ cảm nhận được 1 chút gì đó về sự lặp đi lặp lại, chuyển động nối tiếp chuyển động và cái cảm giác của sự Feeling. Thật sự khó để diễn tả !Sau nhiều thời gian tìm hiểu, đi sâu, nghiên cứu cũng như cảm nhận được rõ rệt cái cảm giác của Parkour All About, tôi nghĩ rằng chỉ có 1 từ để có thể nói về hoạt động Parkour, đấy là Training a.k.a Tập. Nhiều người dùng từ “chơi Parkour”, “nhảy Parkour”… hay 1 từ nào đấy đại loại như 2 từ kia, thực sự ko hợp lí tí nào cả.Nhiều bạn trẻ bây h ko nên ngộ nhận, chỉ nhìn những động tác bay nhảy của Parkour, cảm thấy hứng và thích thú mà ngộ nhận rằng mình Đam mê Parkour, tôi nghĩ rằng như thế chưa thể tạo nên sự đam mê. Tất cả cả mọi người khi mới bắt đầu đến và tập môn nài đều chỉ là Phong trào, kể cả tôi lúc đầu cũng vậy . Đam mê cần nhiều hơn như vậy rất nhiều, hãy cứ bắt đầu ở phong trào, và keep it up, tìm hiểu sâu hơn và train harder. Thời gian sẽ trả lời, và tất nhiên tôi cũng mong muốn nhiều người Đam mê Parkour đúng nghĩa chứ xD !Tôi đã đọc được rất nhiều cm của nhiều người (xin phép ko cần nói tên) đại loại là “Mỗi người có 1 cảm nhận riêng, tập gì chả được, miễn là chơi bằng đam mê là được rồi… blah blah”. Tôi cho rằng đây chỉ là sự ngụy biện, lấp liếm đi thực tế và che giấu đi sự thiếu hiểu biết của bản thân. Cái nào đi cái đấy, tôi ko phủ nhận về cảm nhận riêng của mỗi người, cũng ko kì thị về việc tập flips , cũng chính tôi là người đã nói rằng mọi người hãy đừng quá phân biệt mà hãy cố gắng dung hòa cả 2 yếu tố Parkour và Free running (Đề cập trong P1 của bài viết). Các bạn có thể tập tất cả những gì mà các bạn muốn, chẳng ai có thể ngăn cản bạn cả. Nhưng làm ơn hãy hiểu rõ và phân biệt được, đừng bao h đánh đồng Parkour với bất kì 1 môn thể thao hoặc 1 thể loại nào khác.Trên đây là 1 vài suy nghĩ của tôi và tôi muốn chia sẻ với mọi người những suy nghĩ đó. Mong rằng mọi người hãy ĐỌC THẬT CHẬM, THẬT KĨ và HIỂU RỘNG những điều tôi nói. Commentshướng dẫn Rail Flow22/9/2013 Comments CommentsDƯỚN DẪN ROLL ( KĨ THUẬT TIẾP ĐẤT )24/8/2013 Comments Roll là kĩ thuật đầu tiên cần được tập cùng với Landing. Đây là 2 kĩ năng cơ bản bắt buộc của người tập Parkour để bảo đảm độ an toàn. Chú ý: Roll Parkour khác với Roll thể dục dụng cụ (lăn qua vai khác với lăn qua cổ dọc theo sống lưng) Trên đây chỉ là 1 cách tập Roll mà mình tập và cảm thấy hữu ích nhất đối với mình, các bạn có thể tham khảo và tập theo cách riêng nhưng cần bảo đảm các trình tự trong quá trình Roll cho chính xác. (Roll 1 cách thoải mái, nhẹ và ít cảm thấy đau người nếu nhảy từ trên cao xuống với nhiều đà). Nguồn tham khảo: Cách Roll của Vận động viên chuyên nghiệp Ryan Comments |
Từ khóa » Cách Chơi Parkour
-
Kết Thân Cùng Parkour Từ Cơ Bản đến Nâng Cao - LEEP.APP
-
Parkour Là Gì? Hướng Dẫn Tập Parkour Dành Cho Người Mới
-
5 động Tác Parkour Cho Người Mới Bắt đầu - VanHoaDuongPho
-
Parkour Là Môn Gì? Những địa điểm Có Thể Tập Parkour - Elipsport
-
Người Mới Nên Bắt đầu Tập Parkour Thế Nào? | Facebook
-
Cách Chơi Parkour Trong Truy Kích, Làm Sao Để Nhảy Bunny Như ...
-
P1 (parkour) Hướng Dẫn Các Bạn Mới Chơi Parkour | Roblox - YouTube
-
Cách Tham Gia Chơi Parkour Việt Nam Trong Mini World
-
Parkour Là Gì? Lợi ích Của Tập Luyện Parkour - Ghế Massage Toshiko
-
Tập Thể Hình Tại Nhà Theo Phong Cách Parkour. Tại Sao Không ?
-
Parkour – Wikipedia Tiếng Việt
-
Parkour - Môn Chơi Mạo Hiểm Của Giới Trẻ - Tuổi Trẻ Online
-
Cách Chơi Parkour Trong GTA 5 Trực Tuyến - Parada Creativa ▷➡️