Câu 10: Phân Tích Cấu Trúc Và Vai Trò Của Phương Thức Sx đối Với Sự ...

Trả lời:

Phương thức sx là cách thức tiến hành sx của cải vật chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. mỗi phương thức sx gồm hai mặt cấu thành là lực lượng sx và quan hệ sx. Lực lượng sx là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là mặt tự niên của phương thức sx. LLSX bao gồm:tư liệu sx và người lao động với trình độ kỹ thuật, kỹ năng và thói quen trong lao động của họ. tư liệu sx gồm có đối tượng lao động và công cụ lao động, trong đó công cụ lao động là yếu tố động nhất luôn luôn đổi mới theo tiến trình phát triển khách quan của sx vật chất.

Quan hệ sx là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sx, là mặt xã hội của phuong thức sx. QHSX bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sx, quan hệ trong tổ chức, quản lý, phân công lao động và quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt đó có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sx là mặt quyết định các quan hệ khác.

 Có hai kiểu cơ bản trong quan hệ sở hữu tư liệu sx là sở hữu tư nhân, và sở hữu xã hội.Trong quan hệ sở hữu tư nhân (sở hữu nô lệ, sở hữu phong kiến và sở hữu tư bản) thì giai cấp nào chiếm hữu tư liệu sx là giai cấp bóc lột, thống trị và tầng lớp nào không có tư liệu sx là tầng lớp bị thống trị, bóc lột. đối với quan hệ sở hữu xã hội về tư liệu sx (sở hữu chung trong các thị tộc, bộ lạc người nguyên thủy và sở hữu cộng sản chủ nghĩa trong tương lai) mối quan hệ giữa người với người là quan hệ bình đẳng, hợp tác, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi kiểu quan hệ sx có một loại quan hệ trong tổ chức, quản lý và phân công lao động. trong các quan hệ sx tư nhân thì tầng lớp sở hữu tư liệu sx là tầng lớp đứng ra tổ chức và quản lý quá trình sx theo hướng có lợi cho giai cấp của mình. Ngược lại tầng lớp không có tư  liệu sx buộc phải làm thuê cho họ và bị bóc lột dưới nhiều hình thức khác nhau.

Quan hệ phân phối sản phẩm lao động cũng phụ thuộc vào quan hệ sở hữu tư liệu sx. Trong các quan hệ sở hữu tư nhân thì ai nắm tư liệu sx sẽ là người quyết định tính chất, hình thức phân phối và quy mô thhu nhập. trong các quan hệ sở hữu xã  hội thì quan hệ phân phối theo những nguyên tắc đảm bảo công bằng: ai có cống hiến bao nhiêu thì hưởng thụ bấy nhiêu.

Phương thức sx quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, thể hiện trên các phương diện sau:

Thứ nhất, phương  thức sx quyết định tính chất của xã hội. XH là do con người kết hợp các hoạt động với nhau tạo ra, nhưng con người lại không thể tùy ý lựa chọn chế độ xã hội cho mình. Ngay cả những tư tưởng lớn, những học thuyết khoa học, những vĩ nhân, những nhà nước mạnh… cũng không tùy ý áp đặt được chế độ xã hội. sự ra đời một chế độ xã hội trong lịch sử do một yếu tố kinh tế hoàn toàn khách quan la phương thức sx quyết định. PTSX chiếm hữu nô lệ quyết định tính chất của chế độ xã hội nô lệ, phương thức sx phong kiến quyết định tính chất của xã hội phong kiến, PTSX tư bản chủ nghĩa  quyết định tính chất của chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa… Thứ hai, PTSX quyết định tổ chức kết cấu của xã hội. tổ chức kết cấu của xã hội bao gồm từ tổ chức kết cấu kinh tế đến các quan điểm tư tưởng, các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước, các thiết chế xã hội và các tổ chức chính trị – xã hội khác. Toàn bộ tổ chức kết cấu ấy của xã hội không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà do PTSX quyết định, nghĩa là mỗi PTSX khác nhau sinh ra một kiểu tổ chức kết cấu xã hội khác nhau phù hợp với nó. Thứ ba, PTSX quyết định sự chuyển hóa của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Lịch sử loài người trước hết là lịch sử của sx và thực chất là sự phát triển kế tiếp nhau của các PTSX. Khi PTSX cũ mất đi,PTSX mới ra đời thì chế độ xã hội cũ mất theo chế độ xã hội mới cũng ra đời. Loài người đã và sẽ trải qua năm PTSX, tương ứng với nó là năm chế độ xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Cấu Trúc Của Phương Thức Sản Xuất Bao Gồm