Câu 2 Chỉ Ra Các Chi Tiết đặc Sắc T... | Xem Lời Giải Tại QANDA
Có thể bạn quan tâm
Đề bài
- THCS
- Xã hội
Hãy giúp em giải bài toán này với.
Lời giải từ gia sư QANDA
Gia sư QANDA - 7vgpkz2xKim Lân là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. "Làng" là một tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông sinh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "Nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian. Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng tình tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít". Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ một tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, một tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng. Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: Mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả một cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động. Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được một tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Gia sư QANDA - 7vgpkz2xcâu 3câu 2:  Home Bài văn hay Bài văn hay lớp 9 Phân tích nghệ thuật truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long  by Văn Đoàn 01/03/2018  1 SHARES Phân tích nghệ thuật truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long Hướng dẫn I – Mở bài 1.vGiới thiệu tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và những nội dung chính của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai mùa hè năm 1970 của tác giả, sau được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. 2.vNêu vấn đề: Những nội dung và ý nghĩa sâu xa ấy đến được với người đọc là nhờ "Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp tự sự, trữ tình với bình luận". (Ngữ văn 9, tập một). II. Thân bài 1. Truyện xây dựng được tình huống hợp lí: a. Cốt truyện rất đơn giản. Toàn truyện chỉ có một tình huống và cũng chẳng có gì là gay cấn, cao trào, thắt nút, mở nút. Một chuyến xe khách đi Sa Pa như bao nhiêu chuyến xe hàng ngày, những người khách ngẫu nhiên ngồi với nhau. Chỉ có điều khác là hôm nay trong đó có một ông hoạ sĩ sắp về hưu, một cô kĩ sư nông nghiệp vừa mới ra trường, đang đi nhận công tác. Người lái xe mời hai người đi thăm một "người cô độc nhất thế gian". Diễn biến chính của truyện là cuộc gặp gỡ giữa những người khách ghé thăm và anh thanh niên làm ở trạm khí tượng, một mình giữa núi cao. Qua cuộc gặp gỡ, chứng kiến nơi ở và làm việc, được nghe anh thạnh niên tâm sự, trong con mắt của khách hiện lên một con người có tâm hồn, lối sống, quan niệm về cuộc đời, về lao động thật đẹp đẽ, rất đáng yêu, đáng trân trọng. Xem thêm: Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng b. Với cốt truyện đơn giản ấy, tác giả đã làm nổi bật những công việc thầm lặng của bao người lao động bình thường đang đóng góp cho cuộc sống. Tạo ra hai tình huống gặp gỡ, gặp gỡ trên xe và gặp gỡ trên núi, tác giả có thể giới thiệu một cách thuận lợi, để cho nhân vật dần dần hiện ra những nét tính cách, những phẩm chất tâm hồn của nhân vật chính thông qua con mắt, sự đánh giá của các nhân vật phụ. 2. Truyện có cách kể tự nhiên a. Diễn biến của câu chuyện được kể thuận chiều theo thời gian, cái gì có trước, kể trựớc, cái gì diễn ra sau kể sau. Các chi tiết đơn giản, bình thường như cuộc sống: xe dừng, theo gợi ý của bác lái xe, mọi người rủ nhau đi thăm một ngựời, rồi cùng đi, đến nhà ngưò’i ấy, nói chuyện, nghe chuyện, nhận quà, rồi lại về xe và đi tiếp. b. Tuy không dùng ngôi thứ nhất, nhưng phần lớn người kể chuyện nhập vai vào nhân vật ông hoạ sĩ, và chủ yếu qua cách nhìn, sự suy nghĩ của ông mà quan sát và miêu tả từ phong cảnh thiên nhiên đến anh thanh niên – nhân vật chính của truyện. 3. Về phương thức thể hiện: có sự kết hợp tự sự với trữ tình và bình luận a. Tất nhiên phương thức biểu hiện chính của truyện là tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có tình tiết, có người kể chuyện, thể hiện theo nguyên tắc khách quan. b. Tuy nhiên sức hấp dẫn của Lặng lẽ Sa Pa lại ở chất trữ tình: + Những đoạn tả cảnh thiên nhiên Sa Pa thật thơ mộng nên thơ như những bức tranh đẹp: Đây là bức tranh ở đầu tác phẩm: "Nắng bây giờ bắt đầu lên tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn trong lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương". Và đây là cảnh cuối: "…nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình càng rực rỡ theo''. Xem thêm: Soạn bài lập dàn ý bài văn tự sự + Chất trữ tình chủ yếu toát ra từ cuộc sống, tâm hồn, ý nghĩ, cảm xúc củanhững con người trong truyện. Một cô gái rất hồn nhiên trẻ trung, dám bỏ phố phường phồn hoa để đến một nơi núi rừng sâu thẳm, một ông hoạ sĩ sắp về hưu nhưng cháy bỏng khát vọng sáng tạo nghệ thuật, tâm hồn vẫn còn rất nhạy cảm, yêu đời. Một anh thanh niên mới nhìn tưởng "cổ độc nhất thế giarí' nhưng thế giới tâm hồn thật phong phú, sôi động, luôn nhận ra mối dây liên hệ, sự gắn bó của mình với mọi người, mọi miền của Tổ quốc. Anh tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời, tìm được niềm vui không bao giờ cạn trong những công việc mình làm hàng ngày. + Ta bắt gặp trong truyện những chi tiết giàu chất thi ca: Cô gái bất giác đỏ mặt lên/bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang ngắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với ngựời quen thân, trao bó hoa đãcắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên cô đỡ lấy/ vị hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài/…Học sinhChiếc lược ngà nữa chịGia sư QANDA - 7vgpkz2xNếu như trong Chuyện người con gái Nam Xương tác phẩm được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng cốt truyện trở nên hấp dẫn và đầy kịch tính nhờ những chi tiết đặc sắc như chi tiết kỳ ảo và chi tiết cái bóng thì trong Chiếc lược Ngà - Nguyễn Quang Sáng, vai trò của những chi tiết ấy cũng thể thiếu được. Và đó chính là chi tiết chiếc lược ngà cùng vết thẹo dài trên ông Sáu. Với chi tiết Chiếc Lược ngà đây là cũng là nhan đề chính của câu chuyện. Chi tiết này mang lại nhiều ý nghĩa đối với từng nhân vật trong tác phẩm. Như với ông Sáu đây là kỷ vật duy nhất ông dành cho con, là lời hứa sẽ trở về cùng đoàn tụ với con gái, nhưng quan trọng nhất là đây là vật giúp ông gỡ rối được trong lòng mình vì khi tức giận đã đánh bé Thu. Đồng thời, chiếc lược ngà mỗi khi ông mang ra mài dũa cũng là lúc giúp ông vơi bớt nỗi nhớ con gái. Và chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa với ông Sáu bao nhiêu thì nó lại càng quan trọng với Bé Thu bấy nhiêu. Bởi đây là di vật thể hiện giấc mơ tuổi thơ về lời hứa của ông Sáu với cô bé sẽ trở về và đem mua cô một chiếc lược. Và món quà duy nhất mà cha cô để lại này nó chất chứa biết bao tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu, đó là tình cha con thiêng liêng và đáng quý bởi nó diễn ra vô cùng ngắn ngủi trong thời khắc mà cô bé nhận ra ba của mình nhưng đó cũng là thời khắc éo le trong cuộc chia tay của họ. Không chỉ bé Thu hay ông Sáu, chiếc lược ngà ấy cũng vô cùng ý nghĩa với Bác Ba. Đó là sự ủy thác thiêng liêng của người bạn thân mà giây phút trước khi hy sinh ông Sáu không kịp trăn trối điều gì chỉ có thể rút chiếc lược ra và nhờ Bác Ba đem tận tay cho cô con gái bé nhỏ. Và Bác Ba đã trở thành người giúp kết nối tình cảm cha con cho ông Sáu với Bé Thu. Nhưng đặc biệt hơn, chi tiết đặc sắc chiếc lược Ngà không chỉ có ý nghĩa với các nhân vật trong truyện mà nó là biểu tượng cho tình phụ tử thiêng liêng, giúp gắn kết các câu chuyện với nhau tạo nên một mạch câu chuyện diễn ra có sự liên kết, lô gic và hấp dẫn, cảm động hơn. Và hơn hết, chiếc lược ngà đó là nhân chứng cho nỗi đau và sự hy sinh do chiến tranh gây ra. Cùng với chi tiết chiếc lược ngà, chi tiết vết thẹo trên mặt ông Sáu song song, đồng hành góp phần làm cho câu chuyện trở nên đầy kịch tính và lôi cuốn, chạm đến trái tim người đọc hơn. Cũng giống như chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương thì chi tiết vết thẹo đặc sắc này trong Chiếc lược Ngà đóng vai trò quan trọng cho cốt truyện, bởi đó là chi tiết thắt nút - mở nút cho câu chuyện. Nó ý nghĩa thắt nút cho câu chuyện bởi vì chính vết thẹo mà bé Thu không nhận ra ngay từ lần gặp đầu tiên. Khi vừa thấy một đứa trẻ vui đùa trên bến, ông Sáu vội vàng gọi bé Thu và vết thẹo của ông cũng đỏ ửng lên, tình tiết này đã làm cho bé Thu hoảng sợ và chạy khóc gọi mẹ. Cảnh tượng ấy xuất hiện thật éo le, còn nỗi đau hay sự thất vọng nào bằng chính sự hoảng sợ và con gái không nhận ra ba nó. Và chính vì vết thẹo ấy mà bé Thu một mực không nhận Ba, quyết không gọi ba, bởi với cô bé người ba này không giống với ba chụp chung hình với má. Bên cạnh thắt nút, chi tiết đặc sắc vết thẹo cũng là chi tiết mở nút cho câu chuyện. Và cho đến khi được bà ngoại giải thích vì sao trên mặt ông Sáu có thẹo là do thằng Mĩ gây nên đã góp phần giải tỏa sự nghi ngờ của cô bé mới 8 tuổi. Và khi mở nút cho câu chuyện từ chi tiết vết thẹo, kịch tính của câu chuyện như được đẩy cao trào lên khi cô bé nhận ra ba mình trong thời khắc của một cuộc chia tay. Cô nhận ra ba mình và không muốn xa lìa ông, nên cô bé có những cử chỉ trái ngược với ban đầu của câu chuyện, nếu như trước đây vết thẹo làm cô sợ thì cô bé lại càng yêu vết thẹo ấy, cô hôn lên trán, lên má và cả lên vết thẹo dài của ba mình. Cũng từ chi tiết mở nút ấy, ta nhận ra được nhiều điều hơn về nhân vật cũng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Với ông sáu, vết thẹo là dấu vết của chiến tranh, là minh chứng cho lòng dũng cảm và sự hy sinh của một chiến sĩ cách mạng. Đồng thời nó là rào cản làm ông mất đi 3 ngày không được làm cha. Còn với bé Thu, nó thể hiện được cá tính mạnh mẽ và cùng tình yêu sâu sắc của cô bé dành cho ba vô cùng lớn. Còn với nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm, chi tiết vết thẹo là minh chứng cho những nỗi đau trong chiến tranh đồng thời khẳng định tình phụ tử thiêng liêng, vĩnh cửu và mạnh liệt, nó không thể bị hủy diệt cho dù chiến tranh có xảy ra. Như vậy, qua hai chi tiết đặc sắc như chiếc lược Ngà và vết thẹo đã góp phần làm cho câu chuyện trở nên kịch tính, hấp dẫn và ý nghĩa hơn. Đặc biệt nó đã khẳng định được tình yêu cha con thật thiêng liêng và đáng trân quý ở mọi hoàn cảnh, đó cũng là tư tưởng mà tác giả Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến qua tác phẩm "Chiếc lược Ngà".em tham khảo nhéHọc sinhChị làm lại bài Lặng lẽ Sa Pa đc không ạ....e thấy trông giống giàn bài hơnGia sư QANDA - 7vgpkz2xok em đợi chị xíu nhaTruyện giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật chính – anh thanh niên - với những suy nghĩ sâu sắc và lòng yêu nghề nghiệp, với cách sống đẹp, trong công việc thầm lặng một mình giữa núi cao mà vẫn không cô độc, buồn tẻ. Truyện còn ca ngợi và thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc trong cái lặng lẽ của Sa Pa có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa những công việc thầm lặng.Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác (anh thanh niên, cô kĩ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ già...) => Dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp mà trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này tăng thêm sức khái quát đời sống của câu chuyện.em tham khảo nèLộ trình đào tạo CAO CẤPPhác đồ Toán PROĐề bài tương tự
- THCS
- Xã hội
- THCS
- Xã hội
- THCS
- Xã hội
Từ khóa » đặc Sắc Nghệ Thuật Văn Bản Làng
-
Nghệ Thuật đặc Sắc Trong Truyện Ngắn Làng Của Kim Lân - Tài Liệu Text
-
Một Số Nét đặc Sắc Về Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Làng
-
Đặc Sắc Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Làng Của Kim Lân - Toploigiai
-
Khái Quát Một Số Nét đặc Sắc Về Nghệ Thuật Truyện Ngắn ... - Tech12h
-
Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Trong Làng | Văn 9 Tập 1 - Tech12h
-
Đặc Sắc Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Làng Của Kim Lân
-
Khái Quát Một Số Nét đặc Sắc Về Nghệ Thuật Truyện Ngắn Làng (tình ...
-
Nêu Nghệ Thuật Và Nội Dung Tác Phẩm "Làng" Của Kim Lân
-
TOP 18 Bài Phân Tích Truyện Ngắn Làng Siêu Hay - Văn 9
-
Khái Quát Một Số Nét đặc Sắc Về Nghệ Thuật Truyện Ngắn Làng (tình ...
-
Truyện Ngắn “Làng” được Viết Trong Thời Kỳ đầu Của Cuộc Kháng ...
-
[DOC] đặc Sắc Nghệ Thuật Của Truyện Ngắn Làng - 5pdf
-
Nêu Những Tình Huống đặc Sắc Trong Truyện Ngắn Làng