Câu 6. Mục Tiêu Chung Của CT GDPT Và Mục Tiêu Giáo Dục ở Mỗi ...
Có thể bạn quan tâm
Mục tiêu chung của CT GDPT mới có điểm kế thừa mục tiêu chung của CT GDPT truyền thống, thể hiện ở định hướng: Tiếp tục mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”, hài hòa về thể chất và tinh thần…
Mục tiêu của CT GDPT hiện hành chưa chú trọng yêu cầu phát triển năng lực và phát triển tiềm năng riêng của mỗi học sinh. Mục tiêu của CT GDPT mới nhấn mạnh yêu cầu phát triển năng lực, chú ý phát huy tiềm năng vốn có của mỗi HS, chú ý phát triển cả con người xã hội và con người cá nhân. Đó chính là đổi mới căn bản trong CT GDPT.
Ngoài ra CT mới còn cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành hệ thống phẩm chất và năng lực cần đạt với những biểu hiện cụ thể theo từng cấp học. Đây là điểm mới mà các CTGD lần trước chưa có.
Về mục tiêu của CTGD các cấp, mục tiêu cả 3 cấp học trong CT GDPT mới đều có phát triển so với mục tiêu từng cấp học của CT GDPT hiện hành. Mục tiêu các cấp trong CT GDPT hiện hành chỉ nêu khái quát chung, ví dụ: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục học lên THCS”. Trong CT GDPT mới, mục tiêu giáo dục tiểu học không chỉ chú ý “chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu của việc hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học THCS”, mà còn chú ý yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực và nhấn mạnh “định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.
Mục tiêu GD cấp THCS của CT mới cũng có những điểm mới. Cụ thể là: không chỉ nhằm giúp HS củng cố, phát triển các kết quả giáo dục (đạt được về phẩm chất và năng lực) ở tiểu học mà còn xác định cụ thể định hướng giáo dục HS biết: “tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành năng lực tự học, hoàn chỉnh tri thức phổ thông nền tảng”. Mục tiêu mới này đã xác định rõ tính chất và yêu cầu vừa tiếp nối kết quả của GD tiểu học, vừa kết thúc giai đoạn GD cơ bản và là cầu nối cho các giai đoạn tiếp theo. Theo CT hiện hành cấp THPT mới đặt ra mục tiêu “hoàn thiện học vấn phổ thông”còn CT mới đã đặt ra khi kết thúc THCS.
CT giáo dục cấp THPT hiện hành ngoài mục tiêu củng cố và phát huy kết quả của giáo dục THCS, còn giúp HS “có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân”. Mục tiêu CT mới còn cụ thể hóa định hướng giáo dục: “giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc…; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân…”. Đây chính là điểm mới quan trọng so với mục tiêu GD cấp THPT hiện hành.
Từ khóa » Mục Tiêu Giáo Dục Phổ Thông Là Gì
-
Mục Tiêu Và Chương Trình Của Giáo Dục Phổ Thông Mới Nhất
-
Giáo Dục Phổ Thông Là Gì? Cơ Sở Giáo Dục Phổ Thông Bao Gồm Cấp ...
-
Mục Tiêu Chung Của Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018
-
Giáo Dục Phổ Thông Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Mục Tiêu Của Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Là Gì?
-
Mục Tiêu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018
-
Mục Tiêu Chung Của Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018
-
Mục Tiêu Của Giáo Dục Phổ Thông Từ Ngày 01/7/2020
-
Mục Tiêu Của Giáo Dục Phổ Thông - Ngân Hàng Pháp Luật - LawNet
-
Những điểm Mới Trong Chương Trình, Sách Giáo Khoa Giáo Dục Phổ ...
-
Trường Phổ Thông Là Gì
-
Giáo Dục Phổ Thông Là Gì?
-
Những Yêu Cầu Của Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông ở Việt Nam ...
-
Bàn Về Mục Tiêu Của Bậc Học Phổ Thông (phần 1) - Facebook