Cầu 852 Tỷ Nứt Trụ Sau Khánh Thành: Do Bê Tông? - Tin Nhanh Nhà đất
Có thể bạn quan tâm
Ngày 10/1/2021, trao đổi với Đất Việt về cây cầu Tình Húc bắc qua sông Lô (Tuyên Quang) bị nứt ở 4 trụ cầu sau ngày khánh thành, chuyên gia xây dựng cầu đường PGS.TS Trần Văn Quảng cho rằng, từ bản kết quả kiểm tra ngoại quan của chủ đầu tư cho thấy, có thể nguyên nhân nứt trụ cầu là do chất lượng bê tông kém.
Theo đó, kết quả kiểm tra ngoại quan cầu Tình Húc cho thấy, các vị trí trụ cầu T1, T2, T11, T12 cho thấy các vết nứt có bế rộng từ 0,06mm đến 0,2mm, chiều dài và chiều cao trụ cầu không thay đổi.
"Nếu trụ cầu có chiều dài và chiều cao không thay đổi, điều đó chứng tỏ trụ cầu không bị lún, các vết nứt có thể hình thành do chất lượng bê tông kém. Tuy nhiên, cần phải theo dõi xem các vết nứt này sau thời gian có phát triển bề rộng hay không, ngoài ra cũng cần phải có thêm thời gian nghiên cứu trụ cầu thay đổi hình dạng kích thước như thế nào" - ông Quảng cho hay.
Trụ cầu Tình Húc đang được sửa chữa sau 3 tháng thông xe. |
Ngay sau khi có kết quả kiểm tra vết nứt, đơn vị khảo sát đưa ra phương án mở rộng trụ cầu. Đơn cử như tại vị trí trụ cầu T1, T2 được mở rộng thân trụ đỡ xà mũ để giảm lực tác dụng vào xả mũ để góp phần hạn chế mở rộng về nứt trong quá trình khai thác.
Cụ thể, mỗi thân trụ được mở rộng thêm mỗi bên 1,5 mét theo phương ngang và theo phương dọc tại ví thân trụ, đảm bảo không tay đổi hình dáng trụ ban đầu.
Sau ngày khánh thành cầu Tình Húc khoảng 1 tháng, người dân qua lại dưới gầm cầu, phát hiện có nhiều công nhân, tập kết máy móc, vật liệu, dựng lều bạt... ngay tại chân 4 trụ cầu T1-T12; T2-T11; T7 và T8 (đầu phía phường Hưng Thành).
Đội thi công này là một doanh nghiệp khác, không phải của 2 doanh nghiệp đã thi công cầu trước đó. Nhóm công nhân này sau đó làm việc rất khẩn trương, họ khoan chi chít vào khắp trụ cầu; những nơi vị trí nứt sâu, công nhân khoan đục hết lớp bê tông bên ngoài để lộ hẳn ra phần cốt thép bên trong.
Một lồng sắt tròn được bao quanh cột, sau đó ghép coppha và bơm bê tông “bó giò”, che kín hết phần rạn nứt. Sáng 9/1, tại đây chỉ còn lại chiếc lều bạt, máy hàn, một số cốt pha chưa kịp chở đi, không thấy công nhân hay người trông coi.
Theo ông Quảng, việc chủ đầu tư vội vàng đưa ra phương án xử lý mà không tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học để tìm rõ nguyên nhân cốt lõi, sau đó mới đưa ra phương án xử lý hiệu quả, vừa đảm bảo chất lượng công trình là điều khó hiểu.
"Không thể xử lý vết nứt trụ cầu theo kiểu "bó bột" mà chưa rõ nguyên nhân vì sao hình thành các vết nứt. Hơn nữa, đây là công trình trọng điểm nên càng phải thận trọng hơn. Đáng nhẽ, khi phát hiện các vết nứt thì theo quy chuẩn xây dựng cần phải phong tỏa, dừng thông xe để theo dõi các vết nứt trong khoảng từ 3 - 6 tháng để làm rõ các nguyên nhân" - ông Quảng cho biết.
Toàn cảnh cầu Tình Húc. |
Theo vị chuyên gia này, việc xử lý vết nứt cầu Tình Húc một cách nhanh gọn như đã làm cho thấy có nhiều vấn đề và chưa đảm bảo có gì chắc chắn là khi các khối bê tông được làm dày thêm thì trụ cầu sẽ đảm bảo chất lượng.
"Bản thân các khối bê tông hình thành thêm ở xung quanh trụ cầu không được làm móng, không đảm bảo nhiều cho việc chịu lực tác động từ mặt cầu đè xuống, mà cái chính vẫn là lõi của trụ cầu.
Chính vì thế, việc làm bê tông bao quanh để che đi vết nứt cho thấy đó chỉ là các làm thông thường và có thể gây nguy hại khi không theo dõi được các vết nứt bên trong. Cần phải dừng ngay việc thi công này lại để kiểm tra mới có phương án sữa chữa đúng đắn nhất" - ông Quảng đề nghị.
Được biết, cầu Tình Húc dài 908m, mặt cầu tại các nhịp dẫn rộng 16,5m, tại các nhịp chính rộng 19,5m; hệ cáp dây văng liên kết dầm chủ với 5 trụ tháp hình ngọn tháp với tổng vốn đầu tư 852 tỷ đồng.
Chiều ngày 2/10/2020, tỉnh Tuyên Quang tổ chức khánh thành cầu Tình Húc sau gần 3 năm xây dựng. Tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang khẳng định, cầu Tình Húc được khánh thành và đưa vào sử dụng sẽ là động lực thu hút các nhà đầu tư khai thác vùng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp để xây dựng các khu đô thị mới, trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu phát triển để thành phố Tuyên Quang sớm đạt đô thị loại 2 và lên đô thị loại 1 trong tương lai gần.
Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng khánh thành, cầu Tình Húc xuất hiện các vết nứt xuất hiện nhiều tại các trụ.
Ngọc Minh
Theo Báo Đất Việt Copy https://datviet.trithuccuocsong.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/cau-852-ty-nut-tru-sau-khanh-thanh-do-be-tong-3425810/ Copy linkTừ khóa » Trụ Cầu T1
-
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ TRỤ CẦU VÀ MÓNG TRỤ T1 - 123doc
-
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ TRỤ CẦU VÀ MÓNG TRỤ T1 - Tài Liệu Text
-
Thi Công Mố M0 Và Trụ T1- Cầu Tình Húc - TẬP ĐOÀN PHÚC HƯNG
-
Cầu Nâng 1 Trụ Rửa Xe T1-4000
-
Cầu Nâng 1 Trụ Rửa Xe Ấn Độ TI-4A - Mặt Bàn Chữ H, Đặt Nổi
-
Cầu Nâng 1 Trụ Rửa Xe Ấn Độ TI-4B - Mặt Bàn Chữ H, Đặt Chìm
-
Cầu 54 Tỉ đồng Sập ở Cà Mau: Trụ Cầu Lún Sâu Khiến Nhịp Rơi Xuống
-
Nứt Trụ - Hà Nội đề Xuất 2.500 Tỉ đồng Xây Cầu Vĩnh Tuy 2
-
Hình Trụ Cầu Chì T1.6A 1.6A 250 V 382 50 Cái Hình Trụ ... - AliExpress
-
Cầu 852 Tỷ ở Tuyên Quang Nứt Trụ Sau Khánh Thành Là Do Bê Tông ...
-
Cây Cầu Vĩnh Tuy 3.600 Tỉ đồng Không Chỉ Nứt ở Trụ T 22
-
Gôm Tẩy Cầu Vồng Khỉ Hình Trụ Dễ Thương Mono_box T1 - Shopee
-
Tái Khởi động Dự án Cầu 150 Tỉ Qua Sông Trường Giang