Câu Bị động (Passive Voice) Là Gì? Cách Dùng Câu Bị động Trong ...

1. Khái niệm câu bị động (Passive Voice): 

a. Câu bị động (Passive Voice) là câu được dùng để nhấn mạnh đối tượng bị tác động bởi một hành động nào đó, chứ không phải đối tượng thực hiện hành động đó. Thì của câu bị động phải tuân theo thì trong câu chủ động

– Câu ví dụ: My bicycle was stolen (xe đạp của tôi bị lấy cắp)

➔  câu bị động được dùng trong trường hợp này nhằm nhấn mạnh đối tượng “my bicycle” bị lấy cắp, chứ không phải đối tượng “kẻ trộm” thực hiện hành động lấy cắp

b. Câu bị động cũng được sử dụng khi đối tượng không thể tự mình thực hiện hành động

– Câu ví dụ: Soup has been cooked

➔  Món súp không thể tự nấu được mà phải có ai đó nấu món súp, nên trong trường hợp này ta sử dụng câu bị động

c. Ngoài ra, câu bị động cũng được sử dụng khi ta muốn nói về một việc gì đó theo một cách lịch sự, tế nhị

– Câu ví dụ: The mistake was made

➔  Câu bị động này nhấn mạnh vào tình huống lỗi sai đã xảy ra, không đề cập đến người nào gây ra lỗi sai, tránh tạo hành động tiêu cực không đáng có (như chửi bới chẳng hạn) trong công việc.

2. Cấu trúc của câu bị động (Passive Voice)

Cấu trúc này dùng cho mọi tình huống, các bạn chỉ cần sửa đổi thì cho phù hợp với ngữ cảnh là được.

Câu chủ động: S + V(bare) + O

➔  Câu bị động: S + be + V3/Ved + (by + O)

Trong đó:

Tân ngữ (O) trong câu chủ động sẽ được đảo lên làm chủ ngữ (S) trong câu bị động.

Chủ ngữ (S) trong câu chủ động sẽ được đảo xuống làm tân ngữ (O) trong câu bị động và được sử dụng kèm giới từ “by”

Thì của động từ “be” trong câu bị động phụ thuộc vào “S” và thì của động từ trong câu chủ động.

Xác định thì (tense) trong câu chủ động để chuyển động từ về thể bị động (be +V3/Ved) tương ứng. Động từ chia ở dạng số ít, hay số nhiều phụ thuộc vào chủ ngữ câu bị động

– Câu ví dụ: They will sell their car next month

➔  Their car will be sold by them next month

3. Một số lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động (Passive Voice):

a) Xác định vị trí đứng của trạng ngữ trong câu bị động câu bị động:

Trạng ngữ chỉ thời gian thì đứng sau “by + O”

Trạng ngữ chỉ địa điểm thì đứng trước “by + O”

– Câu ví dụ: They sell bread on the street yesterday

➔  Bread was sold on the street (by them) yesterday

b) Chuyển câu bị động câu bị động thành dạng phủ định với các chủ từ sau: nobody, no one, nothing,…

– Câu ví dụ: Nobody visited Anna for a long time

➔  Anna hasn’t been visited for a long time.

c) Nếu chủ ngữ không xác định (they, somebody, someone, anyone, people,…) thì có thể lược bỏ trong câu bị động:

– Câu ví dụ: Someone has took my umbrella

➔  My umbrella has been taken

d) Giới từ “by” được dùng với chủ thể trực tiếp thực hiện hành động. Giới từ “with” được dùng để chỉ công cụ, phương tiện, nguyên liệu để thực hiện hành động

– Câu ví dụ: Papers were cut by my sister

– Câu ví dụ: Papers were cut with scissors

e) Nếu câu chủ động có 2 tân ngữ, chọn tân ngữ mà chúng ta muốn nhấn mạnh làm chủ ngữ trong câu bị động: 

– Câu ví dụ: He gave me some flowers yesterday

➔  “She was given some flowers by him” hoặc “Some flowers were given to her by him”

g) Nội động từ (Intransitive verb) – động từ không cần tân ngữ đi kèm) không được dùng ở dạng bị động

– Câu ví dụ: The house collapsed

4. Các dạng đặc biệt của câu bị động (Passive Voice):

Câu chủ động Câu bị động

– Có chứa 1 số động từ tường thuật, chỉ quan điểm, ý kiến

Các từ thường sử dụng: say, claim, fine, know, report, asume, consider, feel, expect, think, believe,…

Cách 1: S + be + V3/Ved + to V2

Cách 2: It + be + V3/Ved + that + S2 + V2

– Câu ví dụ: People think she got the job

➔  Cách 1: It is thought that she got the job.

Cách 2: She is thought to have got the job.

– Câu nhờ vả (have, get)

S + have/get + sth + V3/Ved + (by + sb)

– Câu ví dụ: Nina has her boyfriend buy her a new bag

➔  Nina has a new bag bought by her boyfriend

– Là câu hỏi WH-

Bước 1: Chuyển câu hỏi thành câu khẳng định.

Bước 2: Chuyển câu khẳng định thành câu hỏi bị động

– Câu ví dụ:  What did he do?

➔  What was done by him?

– Là câu hỏi yes/no

Bước 1: Chuyển câu hỏi thành câu khẳng định

Bước 2: Chuyển câu khẳng định thành dạng bị động

Bước 3: Chuyển câu bị động trên thành câu hỏi

– Câu ví dụ: Did she clean the kitchen?

➔  Was the kitchen cleaned by her?

– Có chứa 1 số động từ chỉ giác quan

Các từ thường sử dụng: look, see, notice, hear, watch,…

Nếu trong câu chủ động, động từ theo sau các từ chỉ giác quan ở dạng nguyên mẫu, thì trong câu bị động được chuyển thành dạng to V.

– Câu ví dụ: I heard her scream last night

➔  She was heard to scream last night.

– Câu ví dụ: I saw him talking to someone

➔  He was seen taking to someone

– Cấu trúc “Let”

Chuyển thành cấu trúc “be allowed to do something”

– Câu ví dụ: My mom let me go out tonight

➔  I was allowed to go out tonight

– Câu ví dụ: Don’t touch it

➔  Let it not be touched

– Động từ chính

Các từ thường sử dụng: keep, see, find, remember

– Động từ phụ

Các từ thêm -ing

– Câu ví dụ: They kept me waiting in line for half an hour

➔  I was kept waiting in line for half an hour

– Cấu trúc “would like”

– Câu ví dụ: I would like to invite my friends to my house for dinner

➔  I would like my friends to be invited to my house for dinner

– Chứa động từ Need/ Want

– Câu ví dụ: My dog wants cuddling

➔  My dog wants to be cudding

– Chứa 1 số động từ chỉ lời khuyên

Các từ thường dùng: suggest, recommend, advise,…

Động từ chỉ lời khuyên sẽ được thay bằng cấu trúc “should be V3/Ved”

– Câu ví dụ: They advised locking the doors carefully at night

➔  They advised that the doors should be locked carefully at night

– Cấu trúc “It’s one’s duty to V” (nhiệm vụ của ai làm gì)

Chuyển thành cấu trúc “S + be + supposed + to V”

– Câu ví dụ: It’s her duty to manage this project

➔  She is supposed to manage this project

– Cấu trúc “It’s impossible to do something” (không thể làm gì)

Chuyển thành cấu trúc “S + can’t be + V3/Ved”

– Câu ví dụ: It is impossible to fix that car

➔  That car can’t be fixed.

– Chứa các động từ cover, crowd, fill

Các động từ cover, crowd, fill sẽ được sử dụng với “with” thay vì “by”

– Câu ví dụ: Chocolate covers the fruit.

➔  The fruits are covered with chocolate

– Chứa “make”

Động từ sau ”make” sẽ được chuyển thành dạng “to V”

– Câu ví dụ: He made me smile.

➔  I was made to smile

5. Bài tập

Chuyển các câu dưới đây thành câu bị động

  1. Tom gets his brother to clean the room.
  2. Nina had a friend type her assignment.
  3. Eli will have a hairdresser cut her hair.
  4. They had the police arrest the thief.
  5. Are you going to have the mechanic repair your washing machine?

6. Đáp án

  1. Tom gets the room cleaned by his brother.
  2. Nina had her assignment typed by a friend.
  3. Eli will have her hair cut by a hairdresser.
  4. They had the thief arrested by the police.
  5. Are you going to have your washing machine repaired by the mechanic?

Đăng ký kiểm tra trình độ tiếng Anh

Câu bị động (Passive Voice) là một trong những ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh. Đây là những kiến thức đầu tiên để bạn xây dựng vững chắc nền tảng tiếng Anh của mình.

Qua những ví dụ đơn giản sau, ACET hy vọng sẽ giúp bạn hiểu, bổ sung thêm kiến thức về câu bị động.

Trong tiếng Anh, ngoài câu bị động (Passive) còn có câu chủ động (Active Voice). Đôi khi bạn sẽ cảm thấy bối rối, khó phân biệt giữa câu bị động và câu chủ động. Nhưng bạn cần phải nắm chắc những kiến thức cơ bản mới có thể bắt đầu học cao hơn như Luyện thi IELTS, Anh ngữ học thuật.

Vì thế, bạn có thể đăng ký khóa học, ưu đãi phù hợp cho những người mới bắt đầu học tiếng Anh tại ACET

Link đăng ký kiểm tra: https://acet.edu.vn/ae-c

Chương trình học Anh ngữ học thuật – luyện thi IELTS của ACET:

1. Anh ngữ học thuật (Academic English)

Chương trình Anh ngữ Học thuật (Academic English – tiếng Anh du học và dự bị đại học) nhằm trang bị cho học viên nền tảng tiếng Anh và kỹ năng học tập tại môi trường đại học.

Ngoài luyện tập thành thạo 4 kỹ năng cần thiết trong IELTS, học viên còn được nâng cao khả năng tự học, thuyết trình, tư duy phản biện, nghe giảng, ghi chú, đọc tài luyện, viết luận và báo cáo…

Chương trình Anh ngữ học thuật tại ACET không hướng các bạn theo lối học máy móc, luyện đề mẫu có sẵn một cách khuôn khổ mà là xây dựng phản xạ, trình độ thật sự với tiếng Anh.

Bạn có thể vận dụng vào môi trường Đại học Quốc Tế và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp toàn cầu.

Tùy vào cấp độ đã hoàn tất, học viên sẽ được liên thông vào chương trình Cao đẳng, Dự bị Đại học của UTS Insearch và cơ hội chuyển tiếp vào nhiều trường Đại học tại Úc.

2. Tiếng Anh dành cho THCS (First Steps)

Chương trình Anh ngữ First Step được thiết kế dành riêng cho học viên ở lứa tuổi Trung học Cơ Sở (11-15 tuổi).

Học viên sẽ được xây dựng nền tảng Anh ngữ Tổng quát và Anh ngữ Học thuật. Từ đó, các bạn sẽ dần hoàn thiện 4 kỹ năng quan trọng là: Nghe – Viết – Đọc – Nói để thi lấy chứng chỉ Anh ngữ quốc tế.

Đặc biệt, chương trình First Step còn có khóa luyện thi IELTS chuyên sâu dành cho học viên ở độ tuổi THCS (IELTS for Teens). Các bạn sẽ được trang bị các kỹ năng tiếng Anh quan trọng và chiến lược làm bài thi IELTS một cách hiệu quả để đạt thang điểm từ 6.5 – 7.5.

Tại sao nên chọn ACET?

  • 20 năm kinh nghiệm đào tạo độc quyền về Anh ngữ Học thuật theo tiêu chuẩn Úc
  • Giáo trình Anh ngữ học thuật độc quyền được thiết kế và cập nhật bởi Học viện Ngôn ngữ UTS Insearch – Trường đại học Công nghệ Sydney
  • Trực thuộc tổ chức giáo dục quốc tế IDP Education – nhà đồng sở hữu kỳ thi IELTS
  • 80% học viên đạt IELTS 6.0+ trở lên
  • Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc tế (TESOL, CELTA,…) có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm đào tạo Anh ngữ và luyện thi IELTS
  • Cơ hội nhận được học bổng và lộ trình chuyển tiếp tới 63 trường đại học hàng đầu Anh – Úc – Mỹ – New Zealand – Singapore

ACET – Australian Centre for Education and Training

Từ khóa » Câu Bị đông Trong Tiếng Anh Là Gì