“Cầu Bình An” Tại 10 Ngôi Chùa Hà Nội Nổi Tiếng Linh Thiêng - Digiticket
Có thể bạn quan tâm
Đi lễ chùa cầy may, cầu bình an dường như là một phong tục đã in sâu vào biết bao thế hệ người Việt Nam. Nhân dịp năm mới sắp đến, bạn hãy cùng Digiticket điểm qua 10 ngôi chùa Hà Nội cổ kính và cực linh thiêng.
1. Chùa Trấn Quốc
- Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Chùa Trấn Quốc được biết đến là một trong những ngôi chùa Hà Nội cổ. Ngôi chùa này trước đây được biết đến với tên gọi là chùa Khai Quốc, nơi đây còn từng là trung tâm hành hương Phật giáo của cả kinh thành Thăng Long vào thời Lý, thời Trần.
Đặc biệt, chùa Trấn Quốc Hà Nội tọa lạc ngay hồ Tây, xung quanh được bao phủ bởi dòng nước mênh mông, trữ tình cùng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Hơn hết, ngôi chùa còn nổi tiếng với kiến trúc vô cùng đặc sắc, tựa như một đài sen đang nở rộ, sang trọng tạo cảm giác thư giãn và an yên tuyệt đối cho người hành hương.
Ảnh: @hanoicapital
2. Chùa Pháp Vân
- Địa chỉ: Làng Nành, Xã Ninh Hiệp, Huyện Gia Lâm, Hà Nội
Chùa Pháp Vân còn được người dân địa phương nơi đây gọi với cái tên dân gian là chùa Lành hay chùa Cả vì tương truyền đây là ngôi chùa lớn nhất trong cụm các chùa trong làng. Ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, vào khoảng thế kỷ 11. Tuy ngôi chùa đã trải qua vài lần trùng tu những các nét kiến trúc hay dấu ấn lịch sử vẫn được lưu truyền đến ngày nay.
Ngôi chùa Hà Nội này được thiết kế theo lối kiến trúc khá độc đáo, chùa không bắt đầu bằng cổng Tam Quan mà thay vào đó là cổng Ngũ Môn, tương tự như các ngôi đền ở Việt Nam. Đặc biệt, chùa Pháp Vân sở hữu một số lượng lớn những di vật như chuông đồng, khánh đồng, thần phả,... và trong đó nổi bật là 116 bức tượng gồm tượng Phật, tượng Mẫu, tượng Hậu.
Ảnh: Sưu tầm
3. Chùa Hương
- Địa chỉ: Xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Chùa Hương là một điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về thì người dân Hà Thành lại nô nức ghé thăm nơi đây. Ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 17, tuy nhiên, những năm tháng kháng chiến chống Pháp (1947) đã khiến cho chùa Hương gần như là bị phá hủy hoàn toàn. Sau đó, được dựng lại theo hướng dẫn của cố hòa thượng Thích Thanh Chân.
Chùa Hương Hà Nội này là một quần thể di tích lịch sử gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật và các đình, đền thờ những vị thần theo tín ngưỡng nông nghiệp từ xa xưa. Chùa Hương ở Hà Nội không chỉ nổi bật với nét đẹp tâm linh mà còn hiện lên rất thơ mộng với khung cảnh thiên nhiên đằm thắm như con sông Yến mênh mông nước, hoa gạo nở đỏ một vùng trời hay hoa mận nở mỗi độ xuân về.
Ảnh: @kling.vu
4. Chùa Hà
- Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Chùa Hà còn được biết đến với tên chữ là Thánh Đức Tự, tương truyền là được xây dựng vào thời nhà Lý hoặc nhà Lê. Nhưng trải qua bao phen binh hỏa, chùa Hà đã bị phá hủy nhiều lần. Cũng nhờ vào tâm huyết của người dân làng Dịch Vọng và Thổ Hà xưa kia, chùa được xây dựng, tái tạo, và giữ được đến ngày nay.
Chùa Hà Hà Nội được thiết kế với những ban thờ riêng biệt trong một khuôn viên rộng lớn tạo cảm giác yên bình, nhẹ nhàng cho du khách đến hành hương hay cầu bình an. Ngôi chùa còn nổi tiếng bởi cầu duyên cực linh thiêng, đã "bén duyên" cho biết bao cặp đôi. Nhưng ít ai biết rằng, chùa Hà lại không gắn liền với sự tích hay thờ tụng bất cứ vị thần tình duyên nào cả.
Ảnh: Sưu tầm
Bạn có thể khám phá thêm 7 chùa cầu duyên ở Hà Nội cực thiêng, giúp bạn tìm được nửa kia của mình.
5. Chùa Một Cột
- Địa chỉ: Phố Chùa Một Cột, Phường Đội Cấn, Quận Ba Đình, Hà Nội
Chùa Một Cột là biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông. Theo dân gian tương truyền, trong một giấc chiêm bao, vua Lý Thái Tông mơ thấy Phật bà Quan Âm đang tọa trên đài sen. Tỉnh giấc chiêm bao nhà vua liền kể với bề tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá y như trong giấc mơ, làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên.
Ngôi chùa Hà Nội này gồm nhiều di tích và công trình tâm linh nổi bật, trong đó Liên Hoa Đài là công trình độc đáo nhất được thiết kế với một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất, tựa như đài hoa sen nở trên mặt hồ. Công trình này từng bị đánh bom sập đổ vào năm 1954, và được phục dựng lại vào năm 1955 nhưng các nét kiến trúc vẫn phần nào được giữ nguyên vẹn.
Ảnh: @ngocanh_shine
6. Chùa Tứ Kỳ - Chùa Hà Nội
- Địa chỉ: Ngách 46/18 Đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Chùa Tứ Kỳ không chỉ là một ngôi chùa Hà Nội nổi tiếng, mà nơi đây còn là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo. Chùa có thư viện với quy mô kinh sách, băng đĩa Phật giáo lớn nhất với 2.148 đầu sách và hơn 500 đầu băng đĩa. Nội dung bao gồm về Phật pháp căn bản, kinh tạng, luật, luận; tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông,...
Chùa Tứ Kỳ sở hữu khuân viên rộng rãi với quy mô bề thế gồm nhiều công trình được thiết kế độc đáo nhưng vẫn mang đậm những nét kiến trúc xưa cũ theo lối phong cách Việt Nam cổ. Chùa được quy hoạch tập trung theo chiều sâu bao gồm Cổng Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà bia, nhà dải vũ, tháp Phật và điện thờ Mẫu.
Ảnh: @nguyenhuongquynh1304
7. Chùa Khai Nguyên
- Địa chỉ: Thôn Khoang Sau, Xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Chùa Khai Nguyên còn có tên gọi khác là Cổ Liêu Tự, hay chùa Cheo, được xây dựng từ thế kỷ 16, dưới thời nhà Lý. Ngôi chùa tọa lạc tại một vùng quê yên bình cùng khuân viên trong lành, tươi mát với hồ nước vuông vắn, cây cối, hoa cỏ xanh tươi giúp đem lại sự thanh tịnh cho Phật tử và du khách khi tới chùa chiêm bái.
Ngôi chùa còn nổi tiếng do sở hữu bức tượng phật A Di Đà lập kỷ lục lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Bức tượng cao khoảng 72m gấp 40 lần người trưởng thành và phần đế rộng hơn 1200m2 – tương đương với diện tích của khoảng 10 ngôi nhà. Bức tượng tốn khoảng hơn 4 năm để hoàn thành tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ.
Ảnh: @trangmeyy
Sau khi vãn cảnh chùa Khai Nguyên ở Hà Nội, bạn có thể ghé qua Làng Cổ Đường Lâm - "cổ trấn" nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng quê Bắc Bộ.8. Chùa Bộc
- Địa chỉ: 14 phố Chùa Bộc, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội
Chùa Bộc là ngôi chùa Hà Nội cổ gắn liền với một sự kiện lịch sử huy hoàng của dân tộc ta. Ngôi chùa còn có tên gọi khác là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê, nhưng sau đó bị tàn phá sau trận chiến ở gò Đống Đa. Đến thời vua Quang Trung, ông mới cho tiến hành trùng tu lại ngôi chùa này.
Ngôi chùa trước đây được thờ Phật, nhưng sau này do nằm gần chiến trường giữa quân Tây Sơn và quân Thanh nên chùa được dùng để tưởng nhớ vua Quang Trung và vong linh những người lính tử trận. Ngôi chùa được coi là minh chứng và là một nơi để nhớ về những vị anh hùng đã hy sinh cho đất nước.
Ảnh: Sưu tầm
9. Chùa Thầy
- Địa chỉ: Chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Chùa Thầy được biết đến là một ngôi chùa Hà Nội cổ, đã lưu giữ biết bao những di tích và dấu ấn lịch sử của đất nước. Ngôi chùa còn được biết đến với tên chữ là Thiên Phúc Tự. Trước kia chùa chỉ là một am nhỏ sau đó được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại mới thành chùa Thầy như ngày nay.
Ngôi chùa đã trải qua vài lần trùng tu và cải tạo, nhưng những dấu ấn của năm tháng lịch sử vẫn còn mãi. Kiến trúc chùa được chia thành ba tòa chính gồm: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Mỗi dịp lễ hội hay Tết đến, ngôi chùa lại đón tiếp nhiều phật tử gần xa và các khách hành hương về chùa chiêm bái, cầu may khá nhiều.
Ảnh: @visit.hanoi
10. Chùa Láng
- Địa chỉ: Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Chùa Láng là một ngôi chùa "nức tiếng" tại địa phận quận Đống Đa, thường được biết đến với tên gọi khác là Chiêu Thiền Tự. Kiến trúc của chùa được thiết kế khá tinh tế và cao sang với phần cổng được làm tương tự như cổng của vua phủ thời xưa gồm 4 cột trụ vuông và 3 mái cong gắn vào sườn cột.
Bước vào bên trong là sân chùa rộng thoáng, ở giữa được đặt một chiếc sập bằng đá dùng để đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Đi đến cuối sân là cửa Tam Quan, qua cửa Tam Quan sẽ đến nhà bát giác say đó mới tới khu vực chính của chùa gồm: bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Nhờ lối kiến trúc hài hòa và đốc đáo nên nơi đây từng được coi là “tệ nhất tùng lâm” tại khu vực phía Tây thành Thăng Long xưa.
Ảnh: Sưu tầm
Với 10 ngôi chùa Hà Nội mà Digiticket giới thiệu với bạn. Hy vọng sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về văn hóa tâm linh của một vùng và có một địa điểm để gửi gắm tâm nguyện cho một năm mới sắp tới.
Ảnh đại diện thuộc bản quyền của @kling.vu
Từ khóa » đi Tu ở Chùa Nào Hà Nội
-
10 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Linh Thiêng ở Hà Nội - Bách Hóa XANH
-
Đến Chùa Quán Sứ Hà Nội Tìm Chốn Bình Yên - Klook Blog
-
Ghé Thăm 16 Ngôi Chùa Hà Nội Linh Thiêng Nổi Tiếng - Klook Blog
-
Top 10 Ngôi Chùa Ở Hà Nội Nổi Tiếng Linh Thiêng Bậc Nhất | Gotadi
-
13 Ngôi Chùa ở Hà Nội Linh Thiêng Và Nổi Tiếng Bậc Nhất
-
Em Muốn đi Tu ạ - Phật Học Vấn Đáp
-
Lễ Chùa đầu Năm ở Chùa Nào Hà Nội Dịp Tết Sắp Tới - Dân Việt
-
Muốn Xuất Gia Thì Cần Những điều Kiện Gì? - .vn
-
Ghé Thăm 5 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Linh Thiêng, Cầu May Mắn đầu Năm ở ...
-
Check In 11 Ngôi Chùa Thiêng đầu Năm Cầu Gì được Nấy ở Hà Nội
-
Đi Chùa Nào Ngày Lễ Vu Lan? 25 Ngôi Chùa Thiêng Nhất ở Hà Nội, HCM
-
Danh Sách Chùa Tại Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Chùa ở Hà Nội được Phép Mở đón Du Khách Tết
-
#12 Ngôi Chùa ở Hà Nội Linh Thiêng Cầu Gì được Nấy - HaloTravel