Muốn Xuất Gia Thì Cần Những điều Kiện Gì? - .vn

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Hỏi: Thưa quý thầy, con tên K.C, con 35 tuổi, con đang ở xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Bài liên quan MC Đại Nghĩa: Ước mơ xuất gia vẫn mãi trong tôi

Hôm nay con rất buồn vì con muốn tìm một vị thầy ở gần nơi con ở để quy y và nghiên cứu Phật pháp. Nhưng hầu hết khi con đến chùa, con luôn có cảm giác rất xa lạ vì ít có vị trụ trì nào tiếp chuyện với con, con rất buồn nên không biết đi đến chùa nào? Kính mong thầy cho con xin địa chỉ của một ngôi chùa nào nghèo nghèo ở gần con để con có thể thường xuyên đến đó được không ạ? Con chỉ muốn đến chùa nghèo không muốn đến chùa giàu đâu ạ, chùa nghèo mới có ý nghĩa và tình cảm (quan điểm của con).

Thường ngày con hay lang thang trên mạng xem thuyết pháp và tự nghiên cứu. Không có ai hướng dẫn con tu cả. Trước kia do quen biết một chị ở Trà Vinh, chị ấy có quen một vị thầy ở USA, vị thầy ấy có gửi về cho con vài quyển kinh và cứ thế mà con đọc, không ai dìu dắt. Con cũng nói với vị thầy ở USA con muốn quy y và thầy ở Mỹ cũng đã đặt cho con pháp danh là Diệu Liên, nhưng con chưa một lần gặp mặt vị thầy ấy.

Thưa thầy, con là người bình thường chưa được quy y, chắc do con đọc nhiều chú đại bi nên con muốn theo Phật và nghiên cứu sâu. Như vậy thì con có thể xin học như mấy vị xuất gia được không ạ? Nếu được kính mong thầy cho con xin một giấy giới thiệu để con đi học được không ạ? Con xin chân thành cảm ơn. Con mong hồi âm của quý thầy. Trân trọng!

Xuất gia đi tu là nguyện suốt đời sống với giáo lý đạo Phật, mang trái tim từ bi sưởi ấm cho chúng sanh. Người xuất gia là bậc đại trượng phu, có ý chí kiên cường, tâm nguyện vững chắc, và việc làm cao thượng. Ảnh: Internet

Xuất gia đi tu là nguyện suốt đời sống với giáo lý đạo Phật, mang trái tim từ bi sưởi ấm cho chúng sanh. Người xuất gia là bậc đại trượng phu, có ý chí kiên cường, tâm nguyện vững chắc, và việc làm cao thượng. Ảnh: Internet

Đáp: Bạn K.C thân mến!

Qua những dòng chia sẻ của bạn, chúng tôi phần nào hiểu được mong muốn của bạn. Tuy nhiên bạn hãy nhẫn nại và tìm đến ngôi chùa nào bạn thấy hợp với mình, tìm sư trụ trì nói chuyện này. Thầy trụ trì sẽ giúp con bằng cách có thể. Bên cạnh đó bạn có thể ghi danh tham dự một hay nhiều khóa tu xuất gia gieo duyên do bất cứ một tu viện hay thiền viện nào tổ chức để có cơ hội tham học với quý thầy, quý sư và sinh hoạt với môi trường sống trong chùa hay tu viện. 

Xuất gia đi tu là nguyện suốt đời sống với giáo lý đạo Phật, mang trái tim từ bi sưởi ấm cho chúng sanh. Người xuất gia là bậc đại trượng phu, có ý chí kiên cường, tâm nguyện vững chắc, và việc làm cao thượng.

Xuất gia có nghĩa lìa xa gia đình, lìa bỏ nhà cửa sự nghiệp, cha mẹ, vợ chồng, con cái, dứt đường ái ân, không còn thiết tha lưu luyến mùi đời thế tục, để vào ở hẳn trong chùa hay tu viện sống suốt đời độc thân, qui y thọ giới, hằng ngày tu thiền, tụng kinh, niệm Phật, học kinh, đọc sách, để thanh lọc tâm ý.

Để xuất gia bạn cần tham khảo những thông tin dưới đây: 

Điều kiện để xuất gia

Ngoài ý chí nguyện lực của mình, người muốn xuất gia còn phải được sự cho phép của cha mẹ nếu là vị thành niên hay nếu đã có gia đình thì phải có sự cho phép của chồng hoặc vợ, và chính quyền địa phương thường trú (nếu ở Việt Nam). Dưới đây là các điều khoản mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hiến chương Phật giáo đã qui định (Điều 28 chương VI của nội quy ban Tăng sự Trung ương):

a. Là công dân tốt, không vi phạm pháp luật. Tự tay viết đơn phát nguyện, ghi rõ lý do và nguyện vọng phát tâm xuất gia.

b. Người xin xuất gia phải đầy đủ các căn (bộ phận cơ thể), thể chất lành mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và có phiếu khám sức khỏe tốt.

c. Nếu Nam Nữ Phật tử dưới 16 tuổi (tính theo khai sinh), thì do cha mẹ hoặc người giám hộ làm đơn ký thác cho vị trụ trì cơ sở Tự, Viện. Nếu nam nữ Phật tử đã có gia thất, muốn xuất gia phải có giấy ly hôn do Tòa án cấp và theo các quy định tại mục a, b, c, d điều 28 chương VI của Nội quy này.

Bài liên quan Con đường xuất gia là con đường duy nhất đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho mình!

d. Thông qua ý kiến chấp thuận của Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện.

e. Được Tăng, Ni trụ trì cơ sở Tự, Viện nơi người xuất gia đến cư trú và tu hành bảo lãnh.

f. Các nam nữ Phật tử tại địa phương có nhân duyên xuất gia, tu học phải được vị trụ trì, Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện cùng (chính quyền) địa phương chấp thuận. Ban Đại diện Phật giáo phải báo trình Ban Tăng sự cấp Tỉnh được tri tường.

g. Các nam nữ Phật tử từ địa phương này đến địa phương khác (ngoài Tỉnh) xuất gia tu học, phải được Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện đề xuất, Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh chấp thuận.

h. Việc nhận người vào tu hành tại cơ sở Tự, Viện phải thực hiện theo quy định của điều 21 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và điều 22 mục 2 chương IV Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

i. Nam nữ Phật tử có đầy đủ thủ tục xuất gia được Ban Tăng sự cấp Tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia theo mẫu do Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN ban hành.

Đi tu không phải để trốn chạy cuộc đời thực của mình, để đi tìm hạnh phúc ảo tưởng nào đó mà là tự mình tu hành giải thoát và trợ giúp người khác giải thoát, và lấy việc tự cứu mình cứu người đồng được giải thoát làm lý tưởng. Ảnh: Internet

Đi tu không phải để trốn chạy cuộc đời thực của mình, để đi tìm hạnh phúc ảo tưởng nào đó mà là tự mình tu hành giải thoát và trợ giúp người khác giải thoát, và lấy việc tự cứu mình cứu người đồng được giải thoát làm lý tưởng. Ảnh: Internet

Tập sự để xác lập lý tưởng 

Thông thường, những ai muốn xuất gia phải trải qua thời gian thực tập xuất gia từ ba tháng cho đến sáu tháng. Tùy theo mỗi người tập sự, thầy trụ trì hay thầy bổn sư có thể quan sát người đó từ lời nói, việc làm, xem họ có thật sự muốn vào chùa trở thành người tu bằng lý tưởng, chí nguyện lớn hay không. Đây là sự thử thách cần thiết.

Bài liên quan Gửi các bạn trẻ có ý định xuất gia

Như trên đã trình bày, việc xuất gia có nhiều khó khăn, tối thiểu phải hội đủ ba điều kiện tiên quyết là (1) phải được sự hoan hỷ chấp thuận của gia đình (cha mẹ, hoặc vợ/chồng) (2) phải được vị trụ trì và Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện chấp thuận và (3) phải được chính quyền địa phương chấp thuận. Tuy nhiên việc khó cũng trở thành dễ là do cái duyên, nhất là có túc duyên nhiều đời theo Phật Giáo (là tu sĩ hay là cư sĩ) của mỗi người.

Đi tu không phải để trốn chạy cuộc đời thực của mình, để đi tìm hạnh phúc ảo tưởng nào đó mà là tự mình tu hành giải thoát và trợ giúp người khác giải thoát, và lấy việc tự cứu mình cứu người đồng được giải thoát làm lý tưởng.

Cuối cùng thì chúng tôi vẫn muốn gửi một lời khuyên tới bạn rằng bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng về việc xuất, sau đó bạn hãy nhẫn nại và tìm đến ngôi chùa nào bạn thấy hợp với mình, tìm sư trụ trì nói chuyện này. Chúc bạn tinh tấn!

Từ khóa » đi Tu ở Chùa Nào Hà Nội