Câu Cảm Thán Là Gì? Phân Loại Câu Cảm Thán - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Câu cảm thán là gì?
  • Những dấu hiệu nhận biết câu cảm thán
  • Chức năng của câu cảm thán

Câu cảm thán là một trong các loại câu quan trọng mà các bạn học sinh cần nắm được trong hệ thống chương trình Ngữ Văn bậc Trung học cơ sở. Đây là một loại câu đặc biệt được người dùng sử dụng khá nhiều cả trong văn nói và văn viết. 

Câu cảm thán là gì? Ví dụ về câu cảm thán ra sao cũng như các vấn đề liên quan tác dụng, chức năng câu cảm thán ra sao?  Những dấu hiệu nhận biết của câu cảm thán là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung câu cảm thán sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Câu cảm thán là gì?

Câu cảm thán là câu có những từ cảm tháng như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, … dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Ai ơi, nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”.

(Ca dao)

Câu cảm thán ai ơi nếm thử mà xem đã thể hiện cảm xúc của người con gái khi tự lên tiếng tự giới thiệu và buông lời hứa hẹn để người khác biết được vẻ đẹp nội tâm của cô dù bề ngoài chưa được đẹp cho lắm.

“ Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”.

Câu cảm thán trong 2 câu thơ trên của Tố Hữu đã giúp người viết, người nói biểu lộ cảm xúc hay trước vẻ đẹp thiên nhiên của tổ quốc.

Câu cảm thán là loại câu dùng để mô tả, biểu lộ cảm xúc mà người viết, người nói muốn bày tỏ như đau buồn, giận dữ, phấn khích, vui vẻ, phẫn nộ, ngạc nhiên, chua sót, kích động….

” Bác đã đi rồi sao bác ơi !

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời .”

(Tố Hữu)

Câu thơ nói giảm nói tránh với cảm xúc đau buồn tiếc thương trước sự ra đi của Bác.

Quyển sách có nội dung hay quá!

Từ cảm thán “quá” bộc lộ cảm xúc khen ngợi về cuốn sách này.

Những dấu hiệu nhận biết câu cảm thán

Thông thường khi câu có các dấu hiệu dưới đây giúp bạn nhận biết đó là câu cảm thán gồm:

+ Khi xuất hiện các từ, cụm từ như than ôi, chao ôi, ôi, chao, hỡi ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào ông ơi, bà ơi, con ơi, quá, lắm…

+ Khi kết thúc câu là dấu chấm than.

+ Đôi khi có những câu không xuất hiện những dấu hiệu trên nhưng người đọc, người nghe vẫn có thể nhận biết đó là câu cảm thán, tùy vào câu chuyện và cách sử dụng kiểu liên kết câu của tác giả, người nói, người viết.

Ví dụ:

An hát hay lắm!

Kết thúc câu có từ lắm và dấu ! để bộc lộ cảm xúc về bạn An hát hay.

“Ai là cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con”.

(Ca dao)

Trong câu ca dao dù không có các từ cảm thán hay dấu chấm than cuối câu nhưng khi đọc thì người nghe vẫn thấy sự bộc lộ cảm xúc xót thương số phận của người nông dân qua hình ảnh ẩn dụ con cò.

Chức năng của câu cảm thán

Câu cảm thán dùng để nói lên ý kiến cá nhân của người viết, người đọc mà ý kiến đó mang nghĩa bộc lộ cảm xúc thật về sự vật, sự việc đó. Do đó không phải bất kỳ trường hợp nào ta cũng sử dụng câu cảm thán được, vì nếu sử dụng không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa và mức độ nghiệm trọng của câu chuyện, lời nói đó. 

Khác với loại câu trần thuật được sử dụng rộng rãi và phổ biến thì câu cảm thán thường chỉ sử dụng trong những trường hợp cụ thể. Thông thường câu cảm thán được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày hoặc trong các tác phẩm văn chương với dấu ấn cá nhân. Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn…không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất cần sự chính xác, khách quan.

Câu cảm thán có thể được sử dụng là câu hỏi, câu bộc lộ cảm xúc, từ câu thán đứng đầu hoặc cuối câu.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Câu cảm thán là gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Từ khóa » Ví Dụ Về Một Câu Cảm Thán