[CHUẨN NHẤT] Ví Dụ Về Câu Cảm Thán - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ cảm xúc như vui vẻ, đau xót, phấn khích, ngạc nhiên,... của người nói đối với sự vật hoặc hiện tượng nào đó. Thông thường sau câu cảm thán có dấu chấm than. Dưới đây là những Ví dụ về câu cảm thán, mời các bạn cùng Top lời giải tìm hiểu nhé!
Mục lục nội dung Ví dụ về câu cảm thánCâu cảm thán là gì?Đặc điểm và chức năng của câu cảm thán1. Về đặc điểm2. Chức năng của câu cảm thánBài tập về câu cảm thánVí dụ về câu cảm thán
Trả lời:
- Quyển truyện tranh tôi đọc hay quá !
- Mẹ của tôi người phụ nữ vĩ đại biết bao !
- Trao ôi, con mèo này trông đẹp thật !
- A, mẹ đã đi chợ về !
- Bông hoa này nhìn to quá !
- Bạn Nam học giỏi thật !
Câu cảm thán là gì?
Câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ cảm xúc như vui vẻ, đau xót, phấn khích, ngạc nhiên,… của người nói đối với sự vật hoặc hiện tượng nào đó. Thông thường sau câu cảm thán có dấu chấm than.
Khi giao tiếp với mọi người hay đọc một bài văn, đoạn hội thoại nào đó, chúng ta rất hay bắt gặp được những câu bày tỏ cảm xúc của người nói, người viết. Tuy nhiên, bạn chỉ nhận biết được khi đã hiểu câu cảm thán là gì còn đối với những người chưa từng hiểu thì đây thực sự là vấn đề khó khăn. Nhưng điều này không có gì đáng lo ngại khi câu cảm thán cũng có nhiều dấu hiệu nhận biết đặc biệt.
Đặc điểm và chức năng của câu cảm thán
1. Về đặc điểm
Đặc điểm hình thức dễ nhận biết nhất trong một câu cảm thán đó là có những từ cảm thán như: ôi, hỡi ôi, than ôi, Ơ…..
Câu cảm thán được sử dụng trong cả trong ngôn ngữ nói hàng ngày hoặc ngôn ngữ trong văn chương. Nhưng trong văn nói được thể hiện nhiều hơn. Những từ ngăn thể hiện cảm xúc trong giao tiếp. Còn trong các văn phong trang trọng thì không được thể hiện cảm xúc vào trong đó.
2. Chức năng của câu cảm thán
Chúng ta phải sử dụng câu thán đúng mục đích, nếu không có thể sẽ ảnh hướng đến ý nghĩa và mức độ nghiệm trọng của lời nói. Câu cảm thán dung để nói lên ý kiến cá nhân của người viết và người đọc.
- Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày.
- Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất trang trọng, cần sự chính xác và khách quan.
- Câu cảm thán thể hiện cảm xúc chủ quan của một cá nhân nào đó. Cũng có thể sử dụng câu cảm thán trong văn biểu cảm, miêu tả hoặc thơ.
- Trong văn chương, nó giúp người đọc hiểu hơn những lời nói, tâm trạng của tác giả. Thường các câu văn cảm thán đều được tác giả cho vào để làm tang cảm xúc cao trào cho người đọc.
>>> Xem thêm: Ví dụ về câu hỏi tu từ và tác dụng
Bài tập về câu cảm thán
Bài 1: Hãy đặt câu với những từ ngữ cảm thán sau: than ôi, hỡi ơi, thay, biết bao, ôi, chao ơi (ôi), trời ơi, xiết bao, biết chừng nào…
Trả lời
Từ cảm thán | Câu cảm thán |
Ôi | Ôi, hôm nay thời tiết thật đẹp! |
Than ôi | Than ôi, mệt mỏi quá! |
Hỡi ơi | Hỡi ơi ông trời! |
Chao ôi | Chao ôi, bạn ấy dễ thương thật đấy! |
Trời ơi | Trời ơi, sao số tôi lại khổ thế! |
Thay | Thương thay cho những người dân nghèo khổ! |
Biết bao | Quê hương tôi biết bao tươi đẹp! |
Xiết bao | Nhớ mẹ xiết bao! |
Biết chừng nào | Biết chừng nào mình mới có nhiều tiền! |
Bài 2: Tìm câu cảm thán trong những câu dưới đây, chỉ ra đặc điểm hình thức
a.
Ôi quê hương! Mối tình tha thiết
Cả một đời gắn chặt với quê hương
b.
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
( Bếp lửa – Bằng Việt)
c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ( Nhớ rừng – Thế Lữ)
d. Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng là con mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú mày có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà không có khôn.
e. Con này ghê gớm thật!
g. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng chỉ thế thôi.
h. Ha ha! Một lưỡi gươm!
i. Đồ ngu! Ngốc sao mà ngốc thế! Chỉ đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo với nó rằng tôi không muốn làm một bà nông dân quèn, tôi muốn trở thành nhất phẩm phu nhân kia.
j. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn cơ hội được gặp thầy nữa, là tôi lại quên hết tất cả những lúc thầy phạt, thầy vụt bằng thước kẻ. Tội nghiệp thầy!
Trả lời
Câu cảm thán | Đặc điểm hình thức |
Ôi quê hương! | - Có dấu (!) ở cuối câu - Có chứa từ cảm thán: Ôi |
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! | - Có dấu (!) ở cuối câu - Có chứa từ cảm thán: Ôi |
Than ôi! | - Có dấu (!) ở cuối câu - Có chứa từ cảm thán: Than ôi |
Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà không có khôn. | - Có dấu (!), (.) ở cuối câu - Có chứa từ cảm thán: ôi (Thái độ khinh thường Dế Choắt) |
Con này gớm thật! | - Có dấu (!) ở cuối câu - Có chứa từ cảm thán: Thật |
Khốn nạn! | - Có dấu (!) ở cuối câu - Thể hiện cảm xúc: Uất ức |
Ha ha! Một lưỡi gươm! | - Có dấu (!) ở cuối câu - Thể hiện cảm xúc: sung sướng |
Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! | - Có dấu (!) ở cuối câu - Biểu lộ cảm xúc: Mắng chửi |
Tội nghiệp thầy! | - Có dấu (!) ở cuối câu - Biểu lộ cảm xúc: Lòng thương |
Bài 3: Chỉ ra những cảm xúc mà mỗi câu cảm thán sau đây biểu thị.
a)Than ôi cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ, thác vùi đường quan.
(Văn chiêu hồn, Nguyễn Du)
b) Thương thay thân phận con rùa
Lên đình cõng hạc, xuống chùa đội bia.
c) Tình yêu quê hương của Tế Hanh thật đằm thắm biết bao!
d) Hỡi ơi, súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiều)
e) Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ! ( Tố Hữu)
f) Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích kì công!
g) Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp! ( Tố Hữu)
h) Mệt ơi là mệt!
Trả lời
a) Thương cảm cho những người có số phận khổ sở
b) Thương cảm cho thân phận của con rùa (ý nói về những con người nghèo khổ ngày xưa)
c) Ca ngợi tình yêu đối với quê hương của Tế Hanh
d) Thái độ uất ức về những cuộc khởi nghĩa
e) Ca ngợi Bác
f) Ca ngợi quê mẹ
g) Biểu lộ cảm xúc khen thời tiết buổi trưa
h) Biểu lộ cảm xúc mệt mỏi
Từ khóa » Ví Dụ Về Một Câu Cảm Thán
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Phân Loại Câu Cảm Thán - Luật Hoàng Phi
-
Khái Niệm Câu Cám Thán? Một Số Ví Dụ Về Câu Cảm Thán
-
Cho 5 Ví Dụ Về Câu Cảm Thán - Nguyễn Đại Long - HOC247
-
50 Ví Dụ Về Câu Cảm Thán | Các Loại Và Định Nghĩa
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Dùng để Làm Gì? Cho Ví Dụ Và Bài Tập
-
Câu Cảm Thán Là Gì ? Ví Dụ ? Đặc điểm Và Chức Năng ? Tiếng Việt ...
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết, Ví Dụ Về Câu Cảm Thán
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ Trong Câu Cảm Thán
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm, Chức Năng Và Ví Dụ Minh Họa?
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Câu Cảm Thán Trong Tiếng Việt - Anh?
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Ví Dụ Và Cách Nhận Biết Câu Cảm Thán
-
Khái Niệm Câu Cám Thán ? Một Số Ví Dụ Về Câu Cảm Thán - Kênh Tài Liệu
-
Ví Dụ Về Câu Cảm Thán
-
Khái Niệm Về Câu Cảm Thán? Một Số Ví Dụ Về Câu Cảm Thán