Câu Chuyện Abraham Cầu Xin Cho Dân Thành Sodom.

Chương 18 sách Sáng Thế kể lại tình trạng sống gian ác và tội lỗi của dân chúng hai thành Sodoma và Gomorra, đến độ Thiên Chúa phải can thiệp bằng cách quyết định đánh phạt họ. Nhưng Thiên Chúa cũng quyết định vén mở cho ông Abraham biết điều đó, cho ông biết sự nghiêm trọng của sự dữ và các hậu qủa kinh khủng của nó, bởi vì ông là người đã được Thiên Chúa tuyển chọn để trở thành phước lành cho toàn thế giới. Sứ mệnh của ông như thế là sứ mệnh cứu vớt, qua ông, Thiên Chúa muốn đem nhân lại trở về với đức tin, sự vâng phục và công lý.

Tổ phụ Abraham đặt vấn đề nghiêm trọng ngay với Thiên Chúa và thưa với Người: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có 50 người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không tha thứ cho thành đó, vì 50 người lành trong đó sao? Ngài làm như vậy chắc không được đâu. Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử cả trần gian lại không xét xử công minh sao?” (St 18,23-25). Qua các lời đó, với lòng can đảm lớn tổ phụ Abraham đã đặt Thiên Chúa trước sự cần thiết phải tránh một thứ công lý tóm tắt: Nếu thành phố có tội, thì đánh phạt tội lỗi của họ là điều chính đáng, nhưng Thiên Chúa là thẩm phán công minh không thể đánh phạt người vô tội với kẻ có tội được.

Đức Chúa phán: “Tiếng kêu trách Xơ-đôm và Gô-mô-ra thật quá lớn! Tội lỗi của chúng quá nặng nề! Ta phải xuống xem thật sự chúng có làm như tiếng kêu trách đã thấu đến Ta không. Có hay không, Ta sẽ biết.”

Hai người kia bỏ nơi đó mà đi về phía Xơ-đôm, nhưng Đức Chúa còn đứng lại với ông Áp-ra-ham. Ông lại gần và thưa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có năm mươi người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao? Ngài làm như vậy, chắc không được đâu! Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử cả trần gian lại không xét xử công minh sao?”

Đức Chúa đáp: “Nếu Ta tìm được trong thành Xơ-đôm năm mươi người lành, thì vì họ, Ta sẽ dung thứ cho tất cả thành đó.”

Ông Áp-ra-ham lại nói: “Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa: Giả như trong số năm mươi người lành lại thiếu mất năm, vì năm người đó, Ngài sẽ phá huỷ cả thành sao? ”

Chúa đáp: “Không! Ta sẽ không phá huỷ, nếu Ta tìm được bốn mươi lăm người.”

Ông lại thưa một lần nữa: “Giả như trong thành tìm được bốn mươi người thì sao? ” Chúa đáp: “Vì bốn mươi người đó, Ta sẽ không làm.”

Ông nói: “Xin Chúa đừng giận, cho con nói tiếp: Giả như ở đó có ba mươi người thì sao? ”

Chúa đáp: “Nếu Ta tìm được ba mươi người, Ta sẽ không làm.”

Ông nói: Con xin mạn phép thưa với Chúa: “Giả như tìm được hai mươi người thì sao? ”

Chúa đáp: “Vì hai mươi người đó, Ta sẽ không phá huỷ.”

Ông nói: “Xin Chúa đừng giận, cho con nói một lần này nữa thôi: Giả như tìm được mười người thì sao? ” Chúa đáp: “Vì mười người đó, Ta sẽ không phá huỷ Xơ-đôm.”

TRIỂN KHAI BÀI ĐỌC:

1.Trách nhiệm hỗ tương giữa người và người trong điều thiện cũng như trong tội lỗi: Đây là một trong những trình thuật viết bởi truyền thống J: gọi Thiên Chúa là Jahveh và mô tả sự thân mật giữa Thiên Chúa và con người. Tuy là Thiên Chúa, nhưng vì tình bạn đối với Abraham, Ngài muốn tỏ cho Abraham biết những gì Ngài sắp làm. Hai đặc tính quan trọng của Thiên Chúa là công bằng và nhân từ. Nhiều người, trong đó có tác giả của Sách Sáng Thế Ký và Abraham, thắc mắc: đặc tính nào Thiên Chúa sẽ dùng để xét xử và luận phạt con người? Ông Abraham muốn xin Thiên Chúa thương xót và tha thứ cho dân thành Sodom, nên ông tiến lại gần lại gần Ngài và thưa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có năm mươi người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao? … Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử cả trần gian lại không xét xử công minh sao?” Qua lời van xin của Abraham, tác giả của Sách muốn nhấn mạnh tội lỗi và sự thánh thiện không chỉ có tính cá nhân, mà còn mang tính cộng đồng: một người làm lành mọi người đều hưởng; một người làm ác mọi người đều phải chịu lây. Thiên Chúa cũng đồng ý như vậy khi Ngài chấp nhận lời khẩn cầu đầu tiên của Abraham. 2/ Thiên Chúa công bằng và nhân từ trong việc luận phạt. Abraham muốn khêu gợi lòng nhân từ của Thiên Chúa, vì sự thiện của một nhóm người, để xin Thiên Chúa ân xá cho dân thành Sodom, trong đó có cháu của ông là Lot và gia đình của ông này. Abraham thương lượng với Thiên Chúa: bắt đầu từ 50 và giảm dần cho tới 10, nhưng ông không thể giảm tới con số nhỏ hơn 10. Vì thế, Sodom đã bị tiêu diệt bởi lửa diêm sinh từ trời, chỉ có ông Lot và gia đình của ông thoát nạn. Đâu là tiêu chuẩn Thiên Chúa dùng để phán xét và luận phạt con người? Mặc dù không tìm được câu trả lời rõ ràng; nhưng tác giả cho thấy cách phán xét của Thiên Chúa: không quá khắt khe đến độ không thể cầu nguyện hay thương lượng cho được và cũng không quá dễ dàng đến độ hễ cầu xin là được nhận lời.

Tuy nhiên, nếu đọc kỹ văn bản, chúng ta sẽ thấy rằng lời xin của tổ phụ Abraham sâu sắc hơn, vì ông không chỉ xin ơn cứu rỗi cho người vô tội mà còn xin ơn tha thứ cho toàn thành phố nữa. Nghĩa là ông đưa ra một tư tưởng mới về công lý không chỉ đánh phạt người có tội như loài người thường làm, mà là một công lý khác, công lý của Thiên Chúa tìm kiếm sự thiện và tạo ra sự thiện qua ơn tha thứ biến đổi người tội lỗi, hoán cải họ và cứu vớt họ.

image

Chia sẻ:

  • Facebook
Thích Đang tải...

Từ khóa » Câu Chuyện Về ông Abraham