Tĩnh Nguyện Mỗi Ngày: Cảm Nghĩ Từ Câu Chuyện Của Abraham
Có thể bạn quan tâm
Tiểu Quả
Kinh thánh ghi lại câu chuyện của Abraham: Khi Abraham 100 tuổi, Thiên Chúa ban cho ông một con trai —— Ysaac. Sau khi Ysaac lớn lên, Thiên Chúa yêu cầu Abraham dâng nó một lần nữa. Khi Abraham dâng con trai duy nhất của mình là Ysaac trên bàn thờ của Thiên Chúa và giơ dao lên để giết Ysaac, Thiên Chúa đã ngăn ông lại, Thiên Chúa không những không để ông hy sinh con trai mình, mà còn ban cho ông sự chúc phúc lớn hơn và cho dòng dõi ông trở thành nước Lớn.
Mỗi khi nào tôi đọc câu chuyện của Abraham, tôi ngưỡng mộ Abraham từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy ông có niềm tin rất lớn vào Thiên Chúa và có thể tuân theo sự sắp đặt của Thiên Chúa và hy sinh người con trai yêu quý duy nhất của mình làm của lễ, ông xứng đáng được gọi là “Cha của Đức tin”. Nhưng điều tôi không hiểu là: Tại sao Thiên Chúa ban cho Abraham một con trai khi ông 100 tuổi, rồi lại cho ông dâng Ysaac? Ý muốn của Thiên Chúa rốt cuộc là gì?
Từ trước đến nay tôi chưa hiểu được vấn đề này, cho đến khi tôi đọc được một đoạn lời trên mạng gần đây “Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II”, mới hiểu rằng công tác mà Thiên Chúa đã làm trên thân của Abraham có ý nghĩa rất sâu sắc và cũng có ý muốn của Thiên Chúa trong đó. Bây giờ tôi sẽ ghi lại những ánh sáng mà tôi đã nhận được.
1. Việc mà Thiên Chúa muốn làm thành, sẽ không bị ảnh hưởng bởi con người, sự việc, sự vật.
Khởi Nguyên chương 17 câu 15-17 có ghi chép: “Thiên Chúa phán bảo Abraham: ‘Saray, vợ ngươi, ngươi sẽ không còn gọi tên nó là Saray nữa, song tên nó sẽ là Sara. Ta sẽ chúc lành cho nó, do bởi nó Ta sẽ ban cho ngươi một con trai. Ta sẽ chúc lành cho nó, do bởi nó Ta sẽ ban cho ngươi một con trai. Ta sẽ chúc lành cho Sara và nó sẽ thành những dân tộc, sẽ phát xuất tự nó những vì vua của các nước’. Và Abraham phục mình sấp mặt xuống và cười; ông nói trong lòng: ‘Há người trăm tuổi lại có con? Há Sara chín mươi tuổi đầu lại còn sinh nở?’”
Chương 17 câu 21 Thiên Chúa nói: “Song giao ước của Ta, Ta sẽ lập cho Ysaac, Sara sẽ sinh hạ cho ngươi vào thời này năm sau”.
Chương 21 câu 2-3 có ghi chép: “Sara đã có thai và sinh con trai cho Abraham vào lúc tuổi già, vào thời Thiên Chúa đã nói, Abraham gọi tên con ông là Ysaac, trẻ đã sinh ra cho ông, đứa con Sara đã sinh hạ cho ông”. Khi Thiên Chúa nói rằng sẽ ban cho Abraham một đứa con trai, Abraham không tin, vì ông cảm thấy rằng ông và vợ ông là Sara đã quá tuổi sinh đẻ và không thể sinh được con nữa, nhưng ông không ngờ rằng Sara thực sự đã sinh một con trai vào năm thứ 2. Mỗi khi tôi xem những đoạn kinh thánh này, tôi nghĩ rằng nếu đổi sang tôi, tôi cũng sẽ có phản ứng giống như Abraham. “Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II” Đoạn lời này đã nói như vầy: “Con người làm gì hay nghĩ gì, con người hiểu gì, các kế hoạch của con người – không điều nào trong số này có bất kỳ mối liên hệ gì với Đức Chúa Trời. Mọi điều diễn tiến theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, theo những thời điểm và giai đoạn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra. Đó là nguyên tắc công tác của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không can thiệp vào bất cứ điều gì con người nghĩ hay biết, Ngài cũng không bỏ kế hoạch của Ngài hay loại bỏ công tác của Ngài chỉ vì con người không tin hay không hiểu. Những sự việc bởi thế được hoàn thành theo kế hoạch và ý nghĩ của Đức Chúa Trời. Đây chính là điều chúng ta thấy trong Kinh Thánh: Đức Chúa Trời khiến cho Y-sác được sinh ra vào thời điểm Ngài định. Liệu những thực tế có chứng tỏ rằng hành vi hay cách cư xử của con người làm cản trở công tác của Đức Chúa Trời không? Chúng đã không cản trở công tác của Đức Chúa Trời! Liệu đức tin nhỏ nhoi của con người nơi Đức Chúa Trời, và những quan niệm, sự tưởng tượng của họ về Đức Chúa Trời có ảnh hưởng đến công tác của Đức Chúa Trời không? Không, chúng không ảnh hưởng! Không một chút nào! Kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ con người, sự việc, hay môi trường nào. Tất cả những gì Ngài đã quyết làm thì sẽ được làm trọn vẹn và hoàn thành đúng lúc và theo kế hoạch của Ngài, và công tác của Ngài không thể bị can thiệp bởi bất kỳ người nào. Đức Chúa Trời bỏ qua những phương diện nhất định của sự ngu dốt và thiếu hiểu biết của con người, và thậm chí những phương diện nhất định của sự chống đối và những quan niệm của con người đối với Ngài, và Ngài làm công tác mà Ngài phải làm bất kể thế nào. Đây là tâm tính của Đức Chúa Trời, và nó là một sự phản ánh quyền tuyệt đối của Ngài”.
Sau khi đọc đoạn lời này, tôi hiểu rằng con người chúng ta không biết sự tể trị toàn năng của Thiên Chúa và đức tin vào Thiên Chúa quá nhỏ. Vì vậy, khi lời nói và việc làm của Thiên Chúa không phù hợp với quan niệm của chúng ta hoặc thậm chí vượt qua những gì chúng ta có thể lĩnh hội, thì chúng ta sẽ giữ thái độ hoài nghi, cho rằng điều này là không thể hoàn thành. Nhưng Thiên Chúa là Đấng toàn năng, và những gì Thiên Chúa muốn hoàn thành đều không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ con người, sự việc, sự vật nào, càng không bị cản trở bởi bất kỳ thế lực nào. Đến lúc đó, tôi mới nhận ra rằng sự khôn ngoan toàn năng của Thiên Chúa quá kỳ diệu và khó đoán được, và công tác của Thiên Chúa nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, và nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta!
2. Thiên Chúa trân trọng tấm lòng chân thực của con người, chúc phúc cho người nghe lời và vâng phục Thiên Chúa.
Kinh Thánh có chép: “Người lại phán: ‘Ngươi hay lấy con ngươi, con một ngươi, ngươi yêu dấu tức là Ysaac, mà đi tới đất Moriyah và ở đó, hãy dâng nó làm của lễ thượng hiến trên một quả núi Ta sẽ tỏ cho ngươi’” (Khởi nguyên 22:2).
“Khi họ đến nơi Thiên Chúa đã tỏ cho ông, thì Abraham xây tế đèn ở đó, rồi sắp củi; av2 trói Ysaac con ông mà đặt lên tế đàn, trên đống củi, đoạn Abraham giơ tay cầm lấy dao phay để tế sát con” (Khởi nguyên 22:9-10).
“Yavê phán: ‘Ta lấy mình Ta, Ta thề, sấm của Yavê: vì ngươi đã làm điều ấy, và đã không từ chối (với Ta) con một ngươi thì Ta sẽ ban phúc lành cho ngươi, Ta sẽ làm cho dòng giống ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên trời, như cát bãi biển, và dòng giống ngươi sẽ chiếm đoạt cửa thành quân địch. Mọi dân thiên hạ sẽ lấy dòng giống ngươi mà cầu phúc cho nhau, bởi vì ngươi đã vâng nghe tiếng Ta!’” (Khởi nguyên 22:16-18).
Từ những câu này, chúng ta có thể thấy rằng khi Đức Yavê ra lệnh cho Abraham hy sinh con trai mình làm của lễ thiêu, Abraham đã hoàn toàn vâng lời và thuận theo, nhưng cuối cùng Thiên Chúa không để ông giết Ysaac, mà hứa với Abraham rằng dòng dõi ông sẽ trở thành Quốc gia vĩ đại. Trước đây, tôi không hiểu tại sao Thiên Chúa yêu cầu Abraham dâng Ysaac, và ngăn ông lại ngay lúc Abraham giơ dao lên vả lại còn chúc phúc cho ông?
Thấy được “Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II” trong này có hai đoạn lời: “Khi Áp-ra-ham giơ tay cầm lấy dao đặng giết con mình, những hành động của ông có được Đức Chúa Trời thấy không? Có. Toàn bộ quá trình – từ lúc bắt đầu, khi Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham hy sinh Y-sác, cho đến khi Áp-ra-ham thật sự giơ dao lên để giết con mình – cho Đức Chúa Trời thấy tấm lòng của Áp-ra-ham, và bất kể sự ngu ngốc, thiếu hiểu biết, và hiểu lầm trước kia của ông với Đức Chúa Trời, thì vào lúc đó lòng của Áp-ra-ham với Đức Chúa Trời là thật, trung thực, và ông thật sự sẽ trả Y-sác, đứa con trai mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông, về lại với Đức Chúa Trời. Nơi ông, Đức Chúa Trời thấy được sự vâng phục, chính xác sự vâng phục mà Ngài mong muốn”.
“Đối với con người, Đức Chúa Trời làm nhiều điều không thể thấu hiểu được và thậm chí không thể tin được. Khi Đức Chúa Trời muốn bố trí ai đó, sự bố trí này thường mâu thuẫn với những quan niệm của con người và không thể hiểu được đối với họ, nhưng chính sự trái nghịch và không thể hiểu thấu này là sự thử luyện và kiểm tra của Đức Chúa Trời đối với con người. Trong khi đó, Áp-ra-ham có thể minh chứng sự vâng phục Đức Chúa Trời bên trong bản thân ông, là điều kiện cơ bản nhất cho việc ông có thể đáp ứng yêu cầu của Đức Chúa Trời. … Vào khoảnh khắc Áp-ra-ham giơ dao lên để giết Y-sác, Đức Chúa Trời có ngăn ông lại không? Đức Chúa Trời đã không để Áp-ra-ham hy sinh Y-sác, bởi Đức Chúa Trời đơn thuần không có ý định lấy mạng Y-sác. Do vậy, Đức Chúa Trời đã ngăn Áp-ra-ham kịp thời. Đối với Đức Chúa Trời, sự vâng phục của Áp-ra-ham đã vượt qua bài kiểm tra, điều ông làm là đã đủ, và Đức Chúa Trời đã thấy được kết quả mà Ngài đã định làm. Kết quả này có làm Đức Chúa Trời thỏa mãn không? Có thể nói rằng kết quả này làm Đức Chúa Trời thỏa mãn, rằng đó là điều Đức Chúa Trời muốn, và là điều Đức Chúa Trời đã mong mỏi được thấy. Điều này có thật không? Mặc dù, trong những bối cảnh khác nhau, Đức Chúa Trời dùng những cách khác nhau để kiểm tra mỗi người, nhưng ở Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã thấy điều Ngài muốn, Ngài đã thấy rằng tấm lòng của Áp-ra-ham là thật, và rằng sự vâng phục của ông là vô điều kiện. Chính sự ‘vô điều kiện’ này là điều Đức Chúa Trời mong muốn”.
Suy ngẫm hai đoạn lời này và tôi đã hiều rồi, hóa ra điều Thiên Chúa muốn là tấm lòng chân thành của con người đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu cầu Abraham dâng Ysaac không phải vì ông muốn Abraham giết con mình, mà để thử luyện ông qua sự việc này xem ông có thật sự tin tưởng và vâng phục Thiên Chúa hay không. Ysaac là con trai mà Abraham có được khi ông 100 tuổi, chúng ta có thể tưởng tượng được Abraham cưng chiều Ysaac đến mức nào, và thậm chí có thể nói rằng ông coi Ysaac hơn cả mạng sống của mình. Nhưng khi Thiên Chúa ra lệnh cho Abraham dâng Ysaac, tuy trong lòng đau đớn nhưng ông không oán trách với Thiên Chúa, cũng không viện bất kỳ lý do nào với Thiên Chúa, vì ông biết Ysaac ban đầu là do Thiên Chúa ban cho, nay Thiên Chúa yêu cầu dâng lên cũng nên vâng phục, do đó ông kiên quyết đưa Ysaac đến nơi dâng của lễ thiêu, và dơ dao để trả Ysaac yêu dấu của mình cho Thiên Chúa. Thiên Chúa nhìn thấy tấm lòng chân thành và vâng phục của Abraham, nên đã ngăn cản hành vi của ông, chúc phúc cho ông và hứa với ông rằng con cháu ông sẽ trở thành một dân tộc lớn. Từ những lời chúc phúc và lời hứa của Thiên Chúa dành cho Abraham, tôi thấy được Thiên Chúa trân trọng tấm lòng chân thực của con người đối với Thiên Chúa, điều Thiên Chúa muốn là sự thờ phượng và vâng phục không điều kiện và không đòi hỏi trước mặt Thiên Chúa của con người.
3. Sự khởi phát có được từ trong câu chuyện của Abraham
Từ sự việc có một con trai ở tuổi 100 của Abraham, tôi có một số nhận biết thực sự về sự tể trị toàn năng của Thiên Chúa. Tôi thấy rằng những gì Thiên Chúa đã xác định sẽ hoàn thành thì không bất kỳ con người, sự việc hay sự vật nào có thể quấy rầy hay cản trở được. Đồng thời, tôi cũng tìm ra được một số con đường thực hành: Khi lời nói và việc làm của Thiên Chúa không phù hợp với quan niệm tưởng tượng của chúng ta, dù chúng ta không thể hiểu hoặc không lĩnh hội được, thì cũng không thể dựa vào quan niệm tưởng tượng để đối đãi, mà phải có một tấm lòng kính sợ Thiên Chúa để tìm cầu ý muốn của Thiên Chúa, chấp nhận công tác của Thiên Chúa và tuân theo sự sắp đặt và an bài của Thiên Chúa, đây là lý trí mà con người chúng ta nên có.
Đồng thời, từ việc Thiên Chúa kêu Abraham dâng Ysaac, tôi cũng hiểu rằng việc thử luyện xảy đến đều là có ý muốn tha thiết của Thiên Chúa. Thiên Chúa dùng hoàn cảnh không hợp với quan niệm của con người để thử luyện con người, kiểm nghiệm xem chúng ta có tấm lòng chân thực đối với Thiên Chúa hay không, xoay chuyển quan điểm theo đuổi không đúng của chúng ta khi tin vào Thiên Chúa, và loại bỏ những tạp chất trong chúng ta, để chúng ta có thể thực sự vâng phục sự an bài của Thiên Chúa, đứng vững làm chứng cho Thiên Chúa. Nhưng khi chúng ta đến trước mặt Thiên Chúa để phản tỉnh lại một cách nghiêm túc, mặc dù chúng ta vẫn luôn bước theo Thiên Chúa, nhưng chúng ta có tấm lòng như thế nào dành cho Thiên Chúa đây? Trong cuộc sống, chúng ta đối đãi với những sự thử luyện của Thiên Chúa với thái độ như thế nào đây?
Nhớ lại khi tôi và anh chị em xung quanh: Khi trong nhà được bình an và công việc suôn sẻ, chúng tôi thường hát thánh ca để ngợi khen Thiên Chúa, cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa, và tích cực rao giảng ơn cứu độ của Chúa Giêsu cho người khác; nhưng khi công việc không suôn sẻ, gia đình không bình an, trong lòng liền oán thán Thiên Chúa, oán trách rằng Thiên Chúa không trông coi và che chở cho chúng ta, nhiều khi đau ốm, cầu nguyện Thiên Chúa không thấy tốt hơn, chúng ta liền mất đức tin vào Thiên Chúa, thậm chí chúng ta không có tâm trạng để đọc kinh và cầu nguyện ... Nhìn từ những sự thật này, khi đau khổ ập đến, chúng ta không chấp nhận và vâng phục như Abraham, mà là oán trách Thiên Chúa, và cãi lý lẽ với Thiên Chúa, thấy rằng chúng ta đơn giản là không thể so sánh với Abraham. Abraham cam tâm vâng phục Thiên Chúa trong thử luyện và không phàn nàn, không phải vì có được phúc lành và phần thưởng của Thiên Chúa, mà chỉ đơn giản là muốn làm hài lòng Thiên Chúa; trong khi đó, chúng ta tin vào Thiên Chúa chỉ muốn nhận được phúc lành và ân sửng từ Thiên Chúa, gặp phải đau khổ và thử thách, thì lại không có chút kính sợ và vâng phục Thiên Chúa thực sự. Chúng ta có quá nhiều tạp chất khi tin Thiên Chúa, dù chúng ta có thể từ bỏ và hao phí vì Thiên Chúa thì cũng là đang trao đổi với Thiên Chúa, tin Thiên Chúa theo cách này có thì làm sao có thể được Thiên Chúa khen ngợi đây?
Lúc này, tôi mới ý thức được rằng chúng ta nên noi gương Abraham khi tin vào Thiên Chúa, tôn kính Thiên Chúa, đối đãi với lời của Thiên Chúa và tất cả con người, sự việc, sự vật mà Thiên Chúa sắp đặt bằng một tấm lòng đơn thuần, trung thật và vâng phục, khi thử thách đến không oán thán Thiên Chúa, mà là đứng ở góc độ của vật thọ tạo để vâng phục Đấng Tạo Hóa, đứng vững làm chứng cho Thiên Chúa, như vậy chúng ta mới có thể được Thiên Chúa chấp nhận.
Tạ ơn sự dẫn dắt của Thiên Chúa, thông qua đọc đoạn lời “Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II” này, tôi đã hiểu được một số thẩm quyền và ý muốn của Thiên Chúa từ trong công tác mà Thiên Chúa đã làm trên thân của Abraham. Amen!
Từ khóa » Câu Chuyện Về ông Abraham
-
Dụ Ngôn Trong Kinh Thánh. Câu Chuyện Về Abraham Và Isaac
-
Áp Ra Ham Và Y Sác
-
Câu Chuyện Về Abraham được Tìm Thấy Trong Kinh ... - Dios Eterno
-
Câu Chuyện Về Abraham được Tìm Thấy Trong Kinh ... - Dios Eterno
-
Abraham Và Isaac - Tóm Tắt Câu Chuyện Kinh Thánh
-
Abraham Và Isaac - Tóm Tắt Câu Chuyện Kinh Thánh - EFERRIT.COM
-
Câu Chuyện Abraham Cầu Xin Cho Dân Thành Sodom.
-
Abraham – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 15 ABRAHAM TỔ PHỤ NHỮNG NGƯỜI TIN VÀO CHÚA
-
Tìm Hiểu đoạn Kinh Thánh St 22,1-19: “Ông Abraham Dâng Isaac ...
-
[TÔN GIÁO HỌC] - ABRAHAM - VỊ TỔ PHỤ... - Truyện Thần Thoại
-
Nhã Nam - ABRAHAM - VỊ TỔ PHỤ CỦA BA TÔN GIÁO - Facebook
-
Đức Tin Của Ông Abraham
-
Tổ Phụ Abraham | Tổng Giáo Phận Hà Nội