Câu Chuyện Về Lê Quý đôn.pdf (ngụ Ngôn -cổ Tích) | Tải Miễn Phí

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm câu chuyện về lê quý đôn pdf Số trang câu chuyện về lê quý đôn 4 Cỡ tệp câu chuyện về lê quý đôn 74 KB Lượt tải câu chuyện về lê quý đôn 0 Lượt đọc câu chuyện về lê quý đôn 20 Đánh giá câu chuyện về lê quý đôn 4.7 ( 19 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan ngụ ngôn -cổ tích văn học việt nam ca dao-tục ngữ Lê Quý Đôn giai thoại:

Nội dung

Bảng nhãn Lê Quý Đôn là một trong những nhà bác học tài danh nhất nước ta. Lê Quý Đôn học vấn uyên thâm, thông tỏ mọi chuyện trên đời. Ông thường dạy học trò: “Bụng không chứa ba vạn quyển sách, mắt không nhìn thất khắp núi sông thiên hạ, thì vị tất đã làm văn hay”. Tiếng tăm của Lê Quý Đôn không phải được mọi người biết lúc nhà bác học đỗ bảng nhãn, mà nổi tiếng từ khi còn là chú bé ở làng, lúc cởi truồng tắm ao, hoặc lúc ra quán nước dưới gốc đa đầu làng hóng chuyện. Thần đồng Đôn - người ta gọi Lê Quý Đôn một cách kính phục và chiêm ngưỡng cậu bé như vị thần trí tuệ. Lê Quý Đôn là con trai của tiến sĩ Lê Trọng Thứ, mà dân làng quen gọi một cách yêu mến là quan nghè Thứ. Tiếng tăm của quan nghè, cuộc sống thanh cao, giỏi văn chương thơ phú của quan nghè đã khiến cho các văn nhân, các bậc khoa cử khắp nơi kéo tới đàm đạo, thăm viếng. Một lần có một vị khách học giả tới thăm quan nghè Lê Trọng Thứ. Đến đầu làng, thấy một lũ trẻ tồng ngồng tắm trong ao, vị khách hỏi thăm: - Cháu nào biết nhà quan nghè Lê, chỉ đường cho ta. Một thằng bé khoảng chừng 7, 8 tuổi, mặt mũi sáng sủa và láu lỉnh, cứ tồng ngồng như vậy trèo lên bờ, rồi hỏi: - Ông khách đến nhà quan nghè chơi, hẳn là hay chữ. Vậy cháu đố ông biết đây là chữ gì? Nói được cháu chỉ nhà cho. Nói rồi, cậu bé dạng cả hai chân và hai tay ra, nhìn vào ông khách, trông đến tức cười. Vị khách thấy thằng bé ngộ nghĩnh và giỏi quá, bụng tấm tắc khen và trả lời: - Thì là chữ đại chứ có gì mà phải đố! (大) Thằng bé cười rộ lên, rồi nói: - Là chữ thái, có thế mà không biết! 太 Thằng bé nói xong, hin hin mũi chế giễu vị khách, rồi không chỉ đường cho khách, cứ thế tồng ngồng chạy vào làng. Vị khách, cuối cùng cũng tìm được nhà quan nghè Thứ. Khách kể chuyện cho chủ nghe và kết luận: trẻ con trong làng quan nghè thông minh quá. Thằng bé đố chữ tôi, ắt sau này phải là bậc nổi tiếng của đất nước chứ không chơi. Ông nghè họ Lê quát vào trong nhà, gọi con mang trà ra. Một thằng bé tóc trái đào, mặt mũi sáng sủa, quần áo gọn gàng phẳng phiu, tay bê khay trà ra. Vừa nhìn thấy khách, thằng bé vội cụp mắt xuống, cúi chào lí nhí. Khách “à” lên một tiếng sửng sốt, nói: - Vậy thì ra là thằng bé đố chữ tôi là con quan nghè. Quan nghè Thứ rất đỗi ngạc nhiên. Cơ sự hóa ra là như vậy. Quan nghè thét chú bé mang roi ra, nằm lên giường. Khách vội đứng dậy, vái hai vái và xin tha cho thằng bé. Hỏi tên, mới biết đó là Lê Quý Đôn. Để quan nghè bớt giận, khách bảo Đôn: - Cháu phải làm một bài thơ tạ tội. Bé Đôn ngẩng đầu: - Thưa, xin bác ra đề ạ! Khách quá ngạc nhiên, nói: - Ta cho cháu tự chọn là tìm lấy cái dễ để thoát tội, nếu ra đề, cháu bị gò, sẽ khó đấy. - Thưa, xin bác cứ ra đề. Cháu xin lĩnh ý. - Đã nói thế, bác ra đề bài, tức là phải đối đấy. Bác ra đề: “Rắn đầu biếng học”. Phải làm thơ Nôm, không làm thơ Hán. Làm một bài thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ), hứa chăm học. Bé Đôn ngẫm nghĩ một lúc, vẫn khoanh tay đứng bên cột nhà, xin phép đọc: - Được, nhưng nghĩ thêm tí nữa đi! – Khách lo lắng. - Thưa, cháu đã nghĩ xong. Và Lê Quý Đôn đọc bài thơ vừa kịp nghĩ trong đầu: Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà! Rắn đầu biếng học quyết không tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét, mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo, Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da. Từ nay Trâu , Lỗ xin siêng học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia! Khách kêu lên sung sướng: - Giỏi quá! Giỏi quá! Quả là thần đồng! Đầu đề ra có chữ rắn, ấy thế mà thằng bé đã tài tình cho tên từng loại rắn vào từng câu: rắn liu điu (1), rắn đầu (2), rắn hổ lửa (3), rắn mai gầm (4), rắn ráo (5), rắn thằn lằn (6), rắn hổ trâu (7), rắn hổ mang (8). Thơ lại hợp vần, đúng luật, ý tứ sâu xa và vươn tới, ví mình như Khổng Tử - Mạnh Tử (Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học), lại vẫn là thơ đứa trẻ con, hứa với cha mẹ xin siêng học. Giỏi đến thế là cùng! Đúng là thần đồng 11-03-2006 #2 banmai Hội viên Tham gia ngày: Oct 2005 Bài gởi: 1.478 Thanks: 64 Thanked 72 Times in 52 Posts Nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726 -1784) This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Bài tiểu luận mẫu Tài chính hành vi Mẫu sơ yếu lý lịch Trắc nghiệm Sinh 12 Thực hành Excel Hóa học 11 Đề thi mẫu TOEIC Giải phẫu sinh lý Đồ án tốt nghiệp Lý thuyết Dow Đơn xin việc Atlat Địa lí Việt Nam adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Câu Chuyện Về Nhà Bác Học Lê Quý đôn