Câu đặc Biệt Là Gì? Câu Rút Gọn Là Gì? Cách Phân Biệt - IIE Việt Nam

Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cách phân biệt

» Thuật Ngữ » Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cách phân biệt

Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Trong chương trình Ngữ Văn hai loại câu này thường được sử dụng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu về hai loại câu này.

Câu rút gọn và câu đặc biệt được hiểu như thế nào? Tác dụng của chúng và một vài ví dụ tiêu biểu được đưa ra. Nêu được điểm khác biệt giữa hai loại câu này. Đọc bài viết bên dưới để hiểu hơn về hai kiểu câu này nhé!

Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì?

Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì?

Contents

  • 1 Thông tin câu đặc biệt
    • 1.1 Khái niệm câu đặc biệt là gì?
    • 1.2 Tác dụng của câu đặc biệt
    • 1.3 Một vài ví dụ về câu đặc biệt 
    • 1.4 Bài tập câu đặc biệt được sử dụng trong một đoạn văn ngắn
  • 2 Thông tin câu rút gọn
    • 2.1 Khái niệm câu rút gọn là gì?
    • 2.2 Ví dụ về câu rút gọn
    • 2.3 Câu rút gọn có tác dụng gì và cách dùng
  • 3 Câu rút gọn và câu đặc biệt được phân biệt như thế nào?

Thông tin câu đặc biệt

Dưới đây là các thông tin về câu đặc biệt và bài tập thực hành. Lý thuyết đi đôi với thực hành sẽ giúp các bạn nắm vững và nhớ kiến thức lâu hơn.

Khái niệm câu đặc biệt là gì?

Câu đặc biệt là câu thường chỉ có một hay cụm từ. Cấu tạo của loại câu này không theo mô hình chủ vị.

Tác dụng của câu đặc biệt

Câu đặc biệt được sử dụng nhằm có nhiều mục đích cụ thể như:

  • Dùng để xác định được thời gian và nơi chốn diễn ra của sự việc. Ví dụ như: “Mùa xuân đến mọi vật như có một sự thay đổi kỳ diệu” → “Mùa xuân” trong câu đặc biệt chỉ thời gian.
  • Dùng để bộc lộ cảm xúc trong câu nói. Ví dụ như: “ Ôi! Cái túi xách mới đẹp làm sao” → “ ôi” bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên của người nói.
  • Không những vậy chúng còn được dùng để gọi đáp. Ví dụ như: “Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi.”
  • Liệt kê hoặc thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng. Ví dụ như: “Cả đoàn người xem hội nhốn nháo. Tiếng cười. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay”

Trên đây là những chức năng về Câu đặc biệt. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà sử dụng chúng sao cho phù hợp.

Một vài ví dụ về câu đặc biệt 

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về câu đặc biệt:

  • Dùng để hỏi đáp như: “Mẹ ơi, cho con đi chơi chút nhé?”
  • Bộc lộ cảm xúc: “ Thích quá! Lần này thi lại đứng nhất lớp rồi.”
  • Xác định thời gian, nơi chốn: “Một đêm mùa đông. Cái lạnh đến cắt da cắt thịt hòa quyện với màn sương mờ ảo bao trùm cả thành phố”
  • Liệt kê sự vật hiện tượng hay thông báo: “Gió. Mưa. Lạnh. Đó là nét đặc trưng của mùa đông trên Hà Nội”

Bài tập câu đặc biệt được sử dụng trong một đoạn văn ngắn

“Thời gian trôi qua nhanh thật, mới đây mà tôi đã rời xa ngôi trường cấp ba đã hai năm rồi. Ôi nhớ lắm! Cái cảm giác buổi đầu tiên đến trường bỡ ngỡ ngại ngùng. Mọi thứ đều mới đối với tôi, bạn bè mới, thầy cô mới, lớp học mới. Vừa mừng vui vừa lo sợ khi đối với mặt với những điều xa lạ. Làm quen và học tập với những điều mới lạ hơn”.

Trong đoạn văn trên sử dụng câu đặc biệt: “Ôi nhớ lắm” bộc lộ cảm xúc của người viết.

Thông tin câu rút gọn

Tiếp theo là tổng hợp các kiến thức về câu rút gọn về tác dụng cũng như cách dùng của chúng.

Khái niệm câu rút gọn là gì?

Câu rút gọn là câu mà một số thành phần phụ trong câu đã bị lược bỏ đi. Điều này giúp cho câu văn trở nên ngắn gọn hơn và súc tích. Tránh bị lặp từ nhiều trong câu.

Ví dụ về câu rút gọn

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • “Mai cậu đi học lúc mấy giờ?” – “7 giờ nhé”
  • Học ăn, học nói, học gói, học mở

Những câu trên đây đã lược bỏ đi các thành phần chủ ngữ và vị ngữ

Câu rút gọn có tác dụng gì và cách dùng

Sử dụng câu rút gọn trong câu giúp cho câu văn trở nên ngắn gọn hơn. Thông tin được truyền tải đến mọi người một cách nhanh hơn. Bên cạnh đó việc lặp từ cũng không diễn ra trong câu nữa.

Tuy nhiên không vì thế mà sử dụng câu rút gọn một cách tùy tiện. Cần sử dụng chúng sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Tránh việc rút gọn câu dẫn đến người đọc hiểu sai ý nghĩa hay nội dung muốn truyền tải. Trong nhiều trường hợp cũng không nên rút gọn câu trở nên cụt lủn và mất lịch sự.

Ví dụ như:

“Hôm nay con làm tiếng anh được mấy điểm?” – “6 điểm”. Trong trường hợp này không nên sử dụng câu rút gọn khiến cho câu văn trở nên cụt lủn và cộc lốc.

Câu rút gọn và câu đặc biệt được phân biệt như thế nào?

Có khá nhiều học sinh nhầm lẫn hai loại câu này. Điểm giống nhau của câu đặc biệt và câu rút gọn là đều có cấu tạo là một từ hay một cụm từ. Dưới đây là một số điểm khác nhau dễ phân biệt:

  • Trong câu đặc biệt phần cấu tạo của câu không có chủ ngữ hay vị ngữ. Vì thế mà không thấy khôi phục cấu tạo chủ vị của chúng. Trung tâm của cú pháp luôn là từ và cụm từ.
  • Trong câu rút gọn hai thành phần chủ vị đã bị lược bỏ đi. Điều này giúp cho câu trở nên ngắn gọn hơn. Tùy vào từng hoàn cảnh mà có thể xác định được các thành phần chủ vị có thể lược đi. Trong nhiều trường hợp thành phần chủ vị có thể được khôi phục lại.

Ví dụ như:

  • “ Lại mưa! Cơn mưa to như trút nước”. Trong câu “Lại mưa” là câu đặc biệt, chúng không theo mô hình chủ vị. Các thành phần đó không thể khôi phục được.
  • “Đi uống trà sữa không?” Đây là một câu rút gọn, câu hoàn chỉnh có mô hình chủ vị.

Trên đây là những kiến thức được tổng hợp chi tiết để mọi người hiểu hơn về câu đặc biệt là gì, câu rút gọn là gì. Chúng khá giống nhau về mặt cấu tạo nên rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy các bạn cần hiểu rõ để không làm bài sai nhé. Chúc các bạn làm tốt!

  • Xem thêm: Truyền thuyết là gì? Phân biệt truyền thuyết với cổ tích
Thuật Ngữ -
  • Truyền thuyết là gì? Phân biệt truyền thuyết với cổ tích

  • Thơ lục bát là gì? Hướng dẫn cách gieo vần trong thơ lục bát

  • Từ Hán Việt là gì? Tổng hợp đầy đủ các loại từ Hán Việt

  • Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng, cách sử dụng và ví dụ

  • Nói quá là gì? Biện pháp, tác dụng và ví dụ “Nói Quá”

  • Từ láy là gì? Từ ghép là gì? Cách phân biệt từ láy, từ ghép

  • Các loại từ trong Tiếng Việt đầy đủ và chi tiết nhất

DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Câu Rút Gọn Là Gì Tác Dụng