Câu Rút Gọn Là Gì? Cách Dùng Câu Rút Gọn - Rửa Xe Tự động

Bạn đã biết về khái niệm câu rút gọn là gì hay chưa? Cách dùng câu rút gọn như thế nào cho hợp lý. Những điều gì cần lưu ý khi sử dụng câu rút gọn. Bài viết này sẽ nêu ra định nghĩa cho bạn đọc biết về khái niệm câu rút gọn là gì? Và một vài ví dụ về câu rút gọn.

Nội dung bài viết

  • 1 Câu rút gọn là gì? Khái niệm về câu rút gọn
    • 1.1 Ví dụ về câu rút gọn:
      • 1.1.1 Câu rút gọn chủ ngữ:
      • 1.1.2 Câu rút gọn vị ngữ:
      • 1.1.3 Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ:
  • 2 Mục đích của câu rút gọn
  • 3 Cách dùng câu rút gọn
  • 4 Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Câu rút gọn là gì? Khái niệm về câu rút gọn

Câu rút gọn là khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Các thành phần có thể lược bỏ như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ,… Tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích nói của câu mà ta có thể lược bỏ những thành phần phù hợp.

Ví dụ về câu rút gọn:

Câu rút gọn chủ ngữ:

VD: A nói với B: – Sáng mai đi chơi nhé.

Câu ” Sáng mai đi chơi nhé” là câu rút gọn. Thành phần bị rút gọn là chủ ngữ. Câu đầy đủ là: Sáng mai tớ với cậu đi chơi nhé.

Câu rút gọn vị ngữ:

VD: A hỏi nhóm bạn: – Sáng mai ai đi chơi công viên không?

B,C đồng thanh: Mình.

Câu “Mình” là câu rút gọn thành phần vị ngữ. Câu đầy đủ là: Sáng mai mình đi chơi công viên.

Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ:

VD: A nói với B: -Bao giờ cậu về quê?

B: Cuối tuần này.

Câu: “Cuối tuần này” là câu rút gọn thành phần trạng ngữ. Câu đầy đủ: Cuối tuần này mình sẽ về quê.

Mục đích của câu rút gọn

Việc lược bỏ một số thành phần của câu để tạo thành câu rút gọn nhằm mục đích: làm cho câu trở nên gọn hơn. Làm cho thông tin nhanh, ngoài ra còn tránh lặp với những từ ngữ đã sử dụng trong câu trước đó. Những câu ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người tham gia hội thoại. (Lược bỏ chủ ngữ)

cach-dung-cau-rut-gon
Câu rút gọn là gì? Cách dùng câu rút gọn

Cách dùng câu rút gọn

Khi rút gọn câu cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh, không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai ý nghĩa hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
  • Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã, mang lại ấn tượng xấu cho người đọc, người nghe.
  • Tuỳ vào hoàn cảnh nói, mà xác định có hoặc không nên dùng câu rút gọn. 
  • Không sử dụng bừa bãi câu rút gọn.

Hiện nay, khi học bài rút gọn câu lớp 7, vẫn còn nhiều bạn hay nhầm lẫn giữa câu rút gọn và câu đặc biệt. 

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

  • Lược bỏ một số thành phần của câu đầy đủ ( chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ) là câu rút gọn.
  • Còn câu đặc biệt được cấu tạo từ 1 từ hoặc 1 ngữ, không xác định được chủ ngữ, vị ngữ của câu.
  • Câu đặc biệt có hình thức cấu tạo giống câu rút gọn ( đều hình thành từ 1 từ hoặc 1 cụm từ). Nhưng không phải là câu rút gọn. Bởi trong câu đặc biệt không có thành phần nào bị lược bỏ ( từ câu đầy đủ) như câu rút gọn.

Ví dụ:

VD1: Tùng tùng tùng! Tiếng trống tường báo hiệu giờ ra chơi đã đến, học sinh khắp các lớp ùa ra sân như ong vỡ tổ.

Trong đó “Tùng tùng tùng” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo về sự tồn tại của tiếng trống trường. Không xác định được thành phần của câu cũng như trong câu không có thành phần nào bị lược bỏ.

VD2: Hôm nay phải đi học.

Đây là câu rút gọn, lược bỏ thành phần chủ ngữ. “Phải đi học” là vị ngữ.

Câu đầy đủ: Hôm nay tôi phải đi học. Thêm chủ ngữ “tôi” để tạo thành câu đầy đủ.

Trên đây, ruaxetudong.org đã chia sẻ về khái niệm Câu rút gọn là gì? Mục đích, tác dụng của câu rút gọn. Cách dùng câu rút gọn và cách phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt. Hi vọng thông tin mình chia sẻ sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trong quá trình học tập.

4.4 / 5 ( 28 bình chọn )

Từ khóa » Câu Rút Gọn Là Gì Tác Dụng