Câu đặc Biệt Là Gì? Câu Rút Gọn Là Gì? Phân Biệt Câu đặc Biệt & Câu ...
Có thể bạn quan tâm
Câu đặc biệt và câu rút gọn là kiến thức cơ bản của ngữ pháp Việt Nam, qua đó cũng thể hiện được sự phong phú, đa dạng, đặc sắc của Tiếng Việt. Bài viết sau đây thapgianhietliangchi sẽ cung cấp cho bạn biết câu đặc biệt là gì, câu rút gọn là gì, Cách để phân biệt hai loại câu này.
Câu đặc biệt là gì?
Định nghĩa
Câu đặc biệt được định nghĩa rất ngắn gọn, đó là kiểu câu thường chỉ gồm một từ hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo chuẩn mô hình đầy đủ chủ vị.
Câu đặc biệt là loại câu vô cùng quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Nó cũng được các tác giả văn học sử dụng trong văn học, thơ ca,…
Câu đặc biệt không được cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ. Nhưng nó không hề sai mà ngược lại còn có rất nhiều tác dụng trong lời nói, đoạn văn, đoạn thơ.
Tác dụng văn học và giao tiếp của câu đặc biệt
Câu đặc biệt thường được sử dụng có các mục đích khác nhau, cụ thể như:
- Câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm diễn ra sự việc.
Ví dụ về câu đặc biệt: Một đêm bão bùng. Người mẹ lê lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đỏ hỏn đi xin sữa.
“Một đêm bão bùng” là câu đặc biệt để xác định thời gian.
- Câu đặc biệt giúp bộc lộ cảm xúc trong câu nói.
Ví dụ: “Lạy chúa! May mà Mai đã qua cơn nguy kịch.”
“Lạy chúa” là câu đặc biệt giúp bộc lộ cảm xúc của người nói: cảm xúc vui mừng khôn xiết khi người bạn đã qua cơn nguy kịch.
- Câu đặc biệt với chức năng gọi đáp.
Ví dụ: “Thùy ơi! Thùy à! Nó vội kêu lên khi thấy bóng lưng quen quen, giống bạn thân của nó.”
“Thùy ơi! Thùy à!” là câu đặc biệt với chức năng gọi – đáp.
- Câu đặc biệt giúp liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: “Buổi sớm không khí trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng nói cười. Tiếng tiếng trống trường.”
“Tiếng chim. Tiếng nói cười.Tiếng trống trường” là câu đặc biệt với tác dụng liệt kê các âm thanh buổi sáng sớm tại sân trường.
Câu đặc biệt có rất nhiều chức năng và sử dụng được trong nhiều trường hợp khác nhau. Chính vì thế rất nhiều người nhầm lẫn câu đặc biệt với câu rút gọn, vậy làm cách nào để phân biệt chúng với nhau, thapgiainhietliangchi sẽ có phần phân biệt bên dưới, các bạn đừng bỏ qua nhé.
Ví dụ về câu đặc biệt
Thử đặt các câu đặc biệt
- Chị ơi? (tác dụng gọi đáp).
- May quá! Đủ điểm đỗ cấp 3 rồi. (“May quá” chính là câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc phấn khởi, vui mừng).
- Thành phố Hà Nội. Mùa thu năm 1975. (“Thành phố Hà Nội” là câu đặc biệt dùng để xác định thời gian, địa điểm).
- Gió. Sương muối. Mưa. Lạnh. Mùa đông Hà Nội vẫn luôn có những nét đặc trưng riêng của nó. (” Gió. Sương muối. Mưa. Lạnh” là câu đặc biệt với tác dụng liệt kê, thông báo về sự vật, hiện tượng).
Viết một đoạn văn ngắn mà có sử dụng câu đặc biệt
Thời gian trôi qua mau quá, mới đây thôi mà tôi đã rời xa ngôi trường cấp ba đã một năm. Ôi nhớ lắm! Buổi đầu tiên đến trường ngại ngừng, bỡ ngỡ và thẹn thùng biết bao. Thầy cô, bạn bè mới đều khiến cho tôi rụt rè, sợ sệt khi phải một mình đối mặt với những điều xa lạ. Rồi nay mai đây tôi lại phải làm quen với những điều mới mẻ bắt đầu tự lập, việc học tại một thành phố mới. Tôi tin mình sẽ vượt qua được.
“Ôi nhớ lắm!” chính là câu đặc biệt với tác dụng bộc lộ cảm xúc của chính nhân vật. Đó là cảm xúc bồi hồi, nhớ nhung khi nhớ về những buổi đầu tiên đến trường.
Tìm hiểu câu rút gọn là gì?
Khái niệm về câu rút gọn là như thế nào?
Câu rút gọn được giải thích một cách rõ ràng, câu rút gọn là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ có trong câu. Giúp câu văn trở nên ngắn gọn, súc tích.
Tác dụng chính của câu rút gọn chính là: khi rút gọn sẽ giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích hơn.
Ví dụ minh họa câu rút gọn
- Học sinh chúng ta cần phải học ăn, học nói, học gói, học mở.
Khi đã lược bỏ đi thành phần chủ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
- Khi nào cậu thi học kì môn Sinh học?
Sáng mai tớ sẽ thi học kì môn Sinh học.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ sẽ thành là: “Sáng mai”.
Tác dụng đặc biệt của câu rút gọn
- Trong khi giao tiếp hoặc viết, ta hoàn toàn có thể lược bỏ đi các phần trong câu, khi đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính cụ thể như sau:
- Giúp câu nói, câu văn trở nên ngắn gọn hơn.
- Giúp chuyển tải đầy đủ thông tin đến người đọc/người viết một cách nhanh chóng, đồng thời cũng tránh việc bị lặp từ ngữ ở phía trước.
Cách sử dụng câu rút gọn
Cách sử dụng câu rút gọn: không được sử dụng tùy tiện, mà tùy theo từng hoàn cảnh giao tiếp mà chọn có nên hoặc không nên rút gọn câu. Lưu ý khi rút gọn câu:
- Không rút gọn mà khiến cho người khác hiểu sai đi nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
- Không rút gọn mà khiến câu nói của bạn trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.
Ví dụ về câu rút gọn:
- Hôm nay môn Lịch Sử con được mấy điểm?
- 9.5 điểm
- Không nên rút gọn câu như trên bằng cách lược bỏ đi chủ ngữ, vị ngữ khiến cho câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.
Cách phân biệt giữa câu đặc biệt & câu rút gọn
Rất nhiều bạn học sinh bị nhầm lẫn giữa hai kiểu câu này. Câu đặc biệt và câu rút gọn có điểm tương đồng là chỉ gồm có cấu tạo một từ hoặc một cụm từ. Vì vậy một số hướng dẫn sau đây sẽ giúp phân biệt chúng sẽ rất hữu ích với học sinh.
Câu đặc biệt:
Cấu tạo của loại câu này sẽ không có thành phần chủ ngữ vị ngữ vì vậy không thể nào khôi phục chủ vị.
Từ và cụm từ sẽ luôn làm trung tâm của cú pháp câu
Câu rút gọn:
Là câu đơn mà bao gồm có hai thành phần đã bị lược bỏ đi chủ ngữ hay vị ngữ, khi nói hoặc viết lại sẽ trở thành câu rút gọn.
Dựa vào ngữ cảnh cụ thể mà có thể xác định được thành phần đã bị lược bỏ trong câu là chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Tùy trường hợp cụ thể mà có thể khôi phục lại phần đã lược bỏ của câu rút gọn.
Ví dụ:
- Lại bão ! Cơn bão kéo qua tàn phá rừng cây.
“Lại bão” là câu đặc biệt vì nó không theo chuẩn mô hình CN-VN và không thể nào khôi phục được các thành phần.
- Đi chơi không ?
Đây là câu rút gọn vì khi khôi phục lại ta được một câu hoàn chỉnh theo mô hình CN – VN bằng cách thêm CN vào cho câu “Lan đi chơi không?”
Dạng bài tập thường gặp về câu đặc biệt, câu rút gọn
Dạng 1: Xác định các loại câu có trong một đoạn văn cho trước
Với dạng bài này, người ra đề sẽ cho ta trước 1 đoạn văn ngắn và yêu cầu người học phải xác định câu đặc biệt, câu rút gọn. Để làm được dạng này, bạn cần đọc lại kĩ các kiến thức về hai loại câu này bên trên. Điều này sẽ giúp bạn xác định được, không bị nhầm lẫn khi phân biệt hai loại: câu rút gọn và câu đặc biệt.
Dạng 2: Xác định được nội dung của câu
Đây là dạng bài tập nâng cao, đầu tiên người học cần phải xác định được loại câu đặc biệt là gì trong đoạn văn đó. Sau đó, thể hiện năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học bằng cách hiểu được nội dung của câu.
Dạng 3: Viết một đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt hoặc câu rút gọn
Dạng đề khó này yêu cầu người học phải nắm và hiểu rõ từng đặc điểm và tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn. Sau đó, vận dụng những kiến thức và sự nhạy bén trong văn học để viết ra 1 đoạn văn có ý nghĩa. Cuối cùng, vẫn cần phải phân tích được tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn trong đoạn văn (chú ý tham khảo tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn bên trên).
Bài viết trên là những kiến thức về câu rút gọn là gì? Thế nào là câu đặc biệt? Cũng như cách để phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt. Hy vọng bài viết của thapgiainhietliangchi đã giải đáp được những thắc mắc của bạn. Nếu còn bất kì câu hỏi về vấn đề trên hãy để lại comment cho chúng tôi nhé!
Từ khóa » Ví Dụ Về Câu Rút Gọn Và Câu đặc Biệt
-
Câu đặc Biệt Là Gì, Câu Rút Gọn Là Gì? Nêu Ví Dụ - Daful Bright Teachers
-
Câu đặc Biệt Là Gì? Câu Rút Gọn Là Gì? Cách Phân Biệt - IIE Việt Nam
-
Phân Biệt Câu đặc Biệt Và Câu Rút Gọn. Cho Ví Dụ Cụ Thể - Tech12h
-
Câu đặc Biệt Là Gì? Ví Dụ Về Câu đặc Biệt - Luật Hoàng Phi
-
Cho Ví Dụ Về Câu đặc Biệt Và Câu Rút Gọn - Selfomy Hỏi Đáp
-
So Sánh Câu đặc Biệt Và Câu Rút Gọn - TopLoigiai
-
Cho Ví Dụ Minh Hoạ Về Câu Rút Gọn Và Câu đặc Biệt - Hoc24
-
Câu đặc Biệt Là Gì? Câu Rút Gọn Là Gì? Ví Dụ Minh Họa - Máy Nén Khí
-
Lấy Ví Dụ Về Câu đặc Biệt, Câu Rút Gọn., Trạng Ngữ - Olm
-
Câu đặc Biệt Là Gì? Câu Rút Gọn Là Gì? Cho Ví Dụ? - Lamsao
-
Câu đặc Biệt Là Gì? Tác Dụng Câu đặc Biệt? Lấy Ví Dụ Câu đặc Biệt
-
Câu đặc Biệt Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Phân Biệt Câu đặc Biệt Với Câu Bình Thường Và Câu Rút Gọn