Câu điều Kiện Loại 3 | Tổng Hợp Cấu Trúc Từ Cơ Bản đến Nâng Cao
Có thể bạn quan tâm
Đã bao giờ bạn muốn thay đổi quá khứ của mình chưa? “Nếu ngày ấy mình chăm chỉ hơn, thì bây giờ đã khác rồi”- Bạn có từng tự nhủ với bản thân như vậy chưa? Trong tiếng Anh, chúng ta sẽ dùng câu điều kiện loại 3 để diễn tả những trường hợp như thế. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về cấu trúc câu điều kiện loại 3 qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa
- Định nghĩa
- Ví dụ:
- Cách dùng câu điều kiện loại 3
- Cấu trúc:
- Ví dụ:
- Lưu ý:
- Ví dụ:
- Cấu trúc:
- Video về câu điều kiện loại 3
- Một số cấu trúc nâng cao
- Dạng đảo của câu điều kiện loại 3
- Công thức:
- Lưu ý: Ở dạng phủ định, “not” được đặt sau chủ ngữ.
- Ví dụ:
- Câu điều kiện hỗn hợp
- Cấu trúc:
- Ví dụ:
- Dạng đảo của câu điều kiện loại 3
Trước hết, chúng ta cần nắm được định nghĩa của câu điều kiện nói chung.
Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):
- Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề If) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện
- Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.
Ví dụ:
If I were a millionaire, I would travel around the world. / (Nếu tôi là triệu phú, tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới)
Phân tích ví dụ này ta sẽ có:
Mệnh đề điều kiện: If I were a millionaire / (nếu tôi là triệu phú)
Mệnh đề chính: I would travel around the world / (tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới).
Câu điều kiện nói chung gồm có 4 loại, bài viết này sẽ tập trung cung cấp kiến thức về câu điều kiện loại 3.
Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thật trong quá khứ, hay điều kiện giả định trong quá khứ. Nó thường được dùng để nói về một hành động, hiện tượng được tưởng tượng ra và sẽ khác với những gì nó thực xảy ra trong quá khứ.
► Câu điều kiện loại 2
Cách dùng câu điều kiện loại 3
Chúng ta sẽ sử dụng câu điều kiện loại 3 để diễn tả sự tiếc nuối, hối hận về chuyện đã qua, trách móc, phàn nàn về quá khứ, hoặc mô tả một sự việc không có thật trong quá khứ và giả định kết quả của nó.
Trong câu điều kiện loại 3, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì quá khứ hoàn thành. Động từ ở mệnh đề chính chia theo dạng “would (not) have + P.P”
Cấu trúc:
IF + S + had(not) + P.P, S + would(not) + have + P.PPP: quá khứ phân từ hay động từ chia ở cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc.
Ví dụ:
If John had done the homework yesterday, he would not have got bad mark. / (Nếu John làm xong bài tập về nhà hôm qua, anh ấy đã không bị điểm kém.)
Lưu ý:
- Mệnh đề chính và mệnh đề điều kiện có thể đổi chỗ cho nhau. Nếu mệnh đề chính đảo lên trước mệnh đề điều kiện, không cần đặt dấu phẩy giữa chúng.
- Với mệnh đề chính, ta có thể sử dụng một số động từ khác thay cho would như could, might.
Ví dụ:
- What would you have done if you had not chosen that job? / (Bạn sẽ làm gì nếu bạn không chọn công việc đó?)
- If Robert had tried harder, he might have won the contest. / (Nếu Robert cố gắng hơn, anh ấy có thể đã thắng cuộc thi.)
- If you had told me the truth, I could have helped to solve the problem. / (Nếu bạn nói cho tôi biết sự thật, tôi có thể đã giúp bạn giải quyết vấn đề.)
Video về câu điều kiện loại 3
Một số cấu trúc nâng cao
Dạng đảo của câu điều kiện loại 3
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về một phần kiến thức nâng cao hơn của câu điều kiện, chính là dạng đảo ngữ. Đảo ngữ là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ trong câu để nhấn mạnh một thành phần hay ý nào đó trong câu.
Đối với câu điều kiện loại 3, chúng ta đảo ngữ khi muốn nhấn mạnh ý ở mệnh đề giả thiết hơn bình thường. Để tiến hành đảo ngữ, bạn chỉ cần đảo Had lên đầu câu và bỏ If.
Công thức:
IF + S + had(not) + P.P, S + would(not) + have + P.P => Had + S + (not) + P.P, S2 + would/might/could… + have + P.PLưu ý: Ở dạng phủ định, “not” được đặt sau chủ ngữ.
Ví dụ:
- If you had gone to bed early last night, you would have come to work on time. / (Nếu bạn đi ngủ sớm tối hôm qua, bạn đã có thể đến chỗ làm đúng giờ.)
=> Had you gone to bed early last night, you would have come to work on time.
- If he hadn’t drunk, he wouldn’t have had the accident. / (Nếu anh ấy không uống say, anh có thể đã không gặp tai nạn.)
=> Had he not drunk, he wouldn’t have had the accident.
Câu điều kiện hỗn hợp
Câu điều kiện hỗn hợp là câu điều kiện kết hợp giữa câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3. Chúng dùng để diễn đạt giả thiết về một điều “trái với sự thật trong quá khứ”, nhưng kết quả muốn nói đến trái ngược với sự thật ở hiện tại.
Do vậy, mệnh đề điều kiện sử dụng thì quá khứ hoàn thành, còn mệnh đề có dạng Would/could/might + V(nguyên thể)
Cấu trúc:
If + S + Had + P.P, S + Would/Could/Might + V(nguyên thể)Ví dụ:
If Linh had listened to her teacher, she could do that exercise now. / (Nếu Linh đã nghe lời giáo viên, cô ấy có thể làm được bài tập này ngay bây giờ.)
Trên đây là những kiến thức tổng hợp về cấu trúc câu điều kiện loại 3. Những cấu trúc này không đơn giản nhưng nếu bạn chăm chỉ ôn luyện mỗi ngày thì sẽ có thể cải thiện vốn tiếng Anh của mình rất nhiều. https://vuihoctienganh.vn/ chúc bạn học tốt và thành công!
Từ khóa » Ví Dụ If Loại 3
-
Câu điều Kiện Loại 3 (Conditionals Type 3) - Học Tiếng Anh
-
Câu điều Kiện Loại 3: Định Nghĩa, Công Thức, Cách Dùng Và Bài Tập
-
3 Loại Câu điều Kiện Trong Tiếng Anh (Conditional Sentences)
-
Cấu Trúc Câu điều Kiện Loại 3 - Cách Dùng Và Những Biến Thể
-
Câu điều Kiện Loại 3 Cấu Trúc, Cách Dùng Và Bài Tập
-
Ví Dụ Câu Điều Kiện Loại 3
-
Câu điều Kiện Loại 3: Lý Thuyết Cách Dùng Và Bài Tập - IIE Việt Nam
-
Câu điều Kiện Kiểu 3 | EF | Du Học Việt Nam
-
Cách Dùng Câu điều Kiện Loại 0, 1, 2, 3 Trong Tiếng Anh
-
Tất Tần Tật Về Câu điều Kiện Loại 3 Trong Ngữ Pháp Tiếng Anh
-
Câu điều Kiện, Mệnh đề If 1,2,3 - Công Thức Và Bài Tập Vận Dụng
-
Câu điều Kiện Loại 3: định Nghĩa, Cấu Trúc, Cách Dùng, Bài Tập - AMA
-
Câu Điều Kiện Loại 1, 2, 3 - Mệnh đề If: Cấu Trúc & Bài Tập Chi Tiết
-
Cấu Trúc Câu điều Kiện Loại 0, 1, 2, 3 Và Các Dạng đảo Ngữ Của If - ISE