Cầu đường Sắt Bình Lợi – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Cầu Bình Lợi | |
---|---|
Quốc gia | Việt Nam |
Vị trí | Thành phố Hồ Chí Minh |
Tuyến đường | Đường sắt Bắc Nam |
Bắc qua | Sông Sài Gòn |
Tọa độ | 10°49′33″B 106°42′33″Đ / 10,8257°B 106,709244°Đ |
Thông số kỹ thuật | |
Kiểu cầu | Cầu dầm thép |
Tổng chiều dài | 1,3 km[1] |
Nhịp chính | 101,5 m[2] |
Số nhịp | 14[2] |
Tĩnh không | 7 m[1] |
Lịch sử | |
Khởi công | Tháng 4 năm 2015[1] |
Đã thông xe | Tháng 9 năm 2019[3] |
Vị trí | |
Cầu Bình Lợi là một cây cầu bắc qua sông Sài Gòn trên tuyến đường sắt Bắc Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền quận Bình Thạnh và thành phố Thủ Đức. Cầu được xây dựng nhằm thay thế cầu Bình Lợi cũ đã có từ hơn 100 năm trước.[3]
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]Cầu có chiều dài 1,3 km, tĩnh không cầu cao 7 m. Phần cầu đường sắt được thiết kế theo quy mô cầu vĩnh cửu bằng vật liệu thép tương ứng với đường sắt khổ 1.435 mm, hiện đặt ray khổ 1.000 mm, tốc độ thiết kế khoảng 100 km/h[1]. Cầu có quy mô 14 nhịp dầm thép. Trong đó, dầm thép chính có hình vòm, dài 101,5 m, rộng 7,72 m, cao 16 m và nặng 400 tấn.[2]
Thi công
[sửa | sửa mã nguồn]Công trình nằm trong Dự án xây cầu Bình Lợi mới và nạo vét 71 km luồng sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi đến cảng Bến Súc (Bình Dương), được đầu tư theo hình thức BOT, tổng vốn đầu tư là 1.302 tỷ đồng. Cầu được khởi công vào tháng 4 năm 2015 và chính thức thông tàu vào ngày 14 tháng 9 năm 2019.[3]
Cầu Bình Lợi cũ (1902 – 2019)
[sửa | sửa mã nguồn]Cầu Bình Lợi cũ được hoàn thành xây dựng vào năm 1902 dưới thời Pháp thuộc và là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn. Chiều dài cầu là 276 m với 6 nhịp. Do độ tĩnh không thông thuyền thấp, chỉ cao 1,8 m nên cầu có một nhịp quay 90 độ ở phía bờ Thủ Đức cho tàu thuyền qua lại (do hãng thầu Levalllois-Perret thi công). Cầu được kết cấu vòm thép, các thanh thép liên kết bằng đinh tán, mặt cầu bằng gỗ tấm lớn và có đường ray xe lửa nối Sài Gòn, Thủ Đức và Biên Hòa. Bên phải đường ray gần chân cầu phía Thủ Đức có một tháp canh.[4]
Từ ngày 8 tháng 5 năm 2020, cầu được tiến hành tháo dỡ. Theo đó, hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cầu phía bờ Thủ Đức được giữ lại để bảo tồn nguyên trạng.[5]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d “Cầu sắt Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn thông xe đầu tháng 9”. Báo điện tử VnExpress. 19 tháng 8 năm 2019.
- ^ a b c “Lắp nhịp cầu Bình Lợi có khoang thông thuyền rộng 101m do Việt Nam thiết kế”. Tuổi Trẻ Online. 23 tháng 4 năm 2019.
- ^ a b c “Chính thức thông cầu đường sắt Bình Lợi mới”. Báo Lao Động. 14 tháng 9 năm 2019.
- ^ “Cầu sắt Bình Lợi 117 tuổi trước ngày tháo dỡ, bảo tồn”. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 10 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Tháo cầu sắt Bình Lợi 118 tuổi, giữ lại 2 nhịp để bảo tồn”. Tuổi Trẻ Online. 8 tháng 5 năm 2020.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Cầu đường bộ Bình Lợi
- Cầu Bình Triệu
Bài viết liên quan đến một cây cầu cụ thể hoặc một nhóm các cây cầu này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
| ||
---|---|---|
Cầu Sài Gòn 2 · Cầu Sài Gòn 1 · Đập thủy lợi Dầu Tiếng · Cầu Mới · Cầu Bến Củi · Cầu Bến Súc · Cầu Phú Cường | ||
Cầu Phú Long · Cầu Bình Phước (2 · 1) · Cầu Bình Lợi (đường sắt · đường bộ) · Cầu Bình Triệu (2 · 1) · Cầu Sài Gòn (1 · 2) · Cầu Thủ Thiêm · Cầu Ba Son · Đường hầm sông Sài Gòn · Cầu Phú Mỹ · Cầu Kinh Thanh Đa |
Từ khóa » Cầu Sắt Là Ai
-
Cầu Sắt Lịch Sử 106 Năm Chính Thức Ngưng Hoạt động - Tiền Phong
-
Cầu Sắt Bình Lợi 117 Tuổi - Nơi Lưu Giữ Nhiều Ký ức Của Sài Gòn - Zing
-
TPHCM: Cận Cảnh Cây Cầu Sắt 120 Năm Tuổi đang Chờ Quyết định ...
-
Ai Về Cầu Sắt Nha Xuyên - Báo Thái Bình điện Tử
-
Sắt Là Gì? Vai Trò Của Sắt Với Cơ Thể - Vinmec
-
Bình Lợi - Cây Cầu 3 Thế Kỷ: Bao Cuộc Bể Dâu Trôi Qua Cầu
-
Tháo Cầu Sắt Bình Lợi 118 Tuổi, Giữ Lại 2 Nhịp để Bảo Tồn
-
Cầu Sắt Nha Trang - điểm Sống ảo Mang Nét Hoài Cổ!
-
Chính Thức Thông Xe Cầu Sắt An Phú Đông - PLO
-
CHIẾC CẦU SẮT CỦA TUỔI THƠ Ai đây? Dự Là điểm ... - Facebook
-
THIẾU MÁU THIẾU SẮT - Bệnh Viện Truyền Máu – Huyết Học
-
Cầu Sông Thương - Nơi Ghi Dấu Nhiều Chiến Công - Báo Bắc Giang
-
Những Cây Cầu Sắt Xuống Cấp Nghiêm Trọng ở TP.HCM - Công An