Tháo Cầu Sắt Bình Lợi 118 Tuổi, Giữ Lại 2 Nhịp để Bảo Tồn
Có thể bạn quan tâm
Công nhân tháo dỡ đường ray trên cầu sắt Bình Lợ i cũ trưa 8-5 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 8-5, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng, dịch vụ, thương mại Sông Lô (nhà thầu thi công) bắt đầu tháo dỡ cầu sắt Bình Lợi cũ 118 tuổi.
Đây là chiếc cầu đường sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên được xây dựng (năm 1902). Cầu dài 276m, gồm 6 nhịp với độ tĩnh không thông thuyền 1,8m nên có nhịp cầu quay ở phía bờ quận Thủ Đức cho tàu thuyền qua lại.
Ông Hoàng Tuấn Khoát, phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án 7 thuộc Bộ Giao thông vận tải - cơ quan có thẩm quyền nhà nước quản lý dự án xây dựng cầu Bình Lợi mới, cho biết theo kế hoạch thời gian tháo dỡ trong vòng 40 ngày.
Dự kiến đến giữa tháng 6-2020 sẽ hoàn thành tháo cầu sắt Bình Lợi.
Cũng theo Ban quản lý dự án 7, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với UBND TP.HCM giữ lại hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cầu bên phía bờ Thủ Đức để bảo tồn nguyên trạng.
Chiều 14-9-2019, đoàn tàu lửa Bắc - Nam đã chạy qua cầu Bình Lợi mới, từ đó cầu sắt Bình Lợi cũ chấm dứt sứ mệnh sau 117 năm hoạt động.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, việc tháo dỡ cầu Bình Lợi là điều kiện rất thuận lợi để TP.HCM kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ bằng các loại vận tải thủy có trọng tải lớn nhằm giúp giảm tải lượng hàng hóa từ Bình Phước, Bình Dương về các cảng biển bằng đường bộ.
Cầu sắt Bình Lợi cũ bên cạnh cầu sắt Bình Lợi mới - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với UBND TP giữ lại hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cũ bên phía bờ Thủ Đức để bảo tồn nguyên trạng - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Công nhân thi công tháo dỡ đường ray trưa 8-5 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Việc tháo dỡ cầu Bình Lợi là điều kiện thuận lợi để TP.HCM kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ bằng các loại vận tải thủy có trọng tải lớn - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Một đoạn đường ray đã hoàn thành việc tháo dỡ - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đường ray được tháo dỡ từng đoạn ngắn - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Một đoạn thanh chắn đã được tháo dỡ xong - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Khi tháo dỡ xong, các loại vận tải thủy có trọng tải lớn sẽ dễ dàng lưu thông giúp giảm tải lượng hàng hóa từ Bình Phước, Bình Dương về các cảng biển bằng đường bộ - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chiếc cầu sắt Bình Lợi 118 tuổi chỉ giữ lại 2 nhịp cầu để bảo tồn - Ảnh: H.TlK
Dự kiến đến khoảng giữa tháng 6 sẽ hoàn thành tháo cầu Bình Lợi - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đây là chiếc cầu đường sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên được xây dựng năm 1902, chiều dài 276m, gồm 6 nhịp với độ tĩnh không thông thuyền thấp 1,8 m - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Công nhân bắt đầu tháo dỡ các đường ray cầu Bình Lợi - Ảnh: H.TK
Việc tháo dỡ cầu Bình Lợi sẽ thực hiện trong thời gian 40 ngày - Ảnh: H.TK
Cầu Bình Lợi mới có tĩnh không cao 7m sẽ tạo điều kiện cho tàu thủy chở 200 - 300 hành khách từ trung tâm TP về Bến Súc (Bình Dương), Bến Đình (huyện Củ Chi, TP.HCM) và các bến thủy nội địa ở Tây Ninh.
Các tàu, sà lan có tải trọng đến 2.000 tấn chở 96 TEU (container) từ các cảng biển ở quận 2, quận 4, và quận 7 tại TP.HCM sẽ thuận lợi lưu thông đi các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
Việc thông tuyến sông Sài Gòn qua cầu Bình Lợi mới giúp giảm 30 - 60% chi phí vận chuyển so với vận tải bằng đường bộ, tùy theo cự ly và điều kiện xếp dỡ.
Xem xét xếp hạng di tích cho cầu sắt Bình Lợi 118 tuổiTTO - Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa báo cáo UBND TP.HCM về việc bảo tồn cầu sắt Bình Lợi 118 tuổi, sau khi được Bộ Giao thông vận tải thống nhất giữ lại 2 nhịp cầu và 1 tháp canh bên phía bờ quận Thủ Đức, TP.HCM.
Từ khóa » Cầu Sắt Là Ai
-
Cầu Sắt Lịch Sử 106 Năm Chính Thức Ngưng Hoạt động - Tiền Phong
-
Cầu Sắt Bình Lợi 117 Tuổi - Nơi Lưu Giữ Nhiều Ký ức Của Sài Gòn - Zing
-
Cầu đường Sắt Bình Lợi – Wikipedia Tiếng Việt
-
TPHCM: Cận Cảnh Cây Cầu Sắt 120 Năm Tuổi đang Chờ Quyết định ...
-
Ai Về Cầu Sắt Nha Xuyên - Báo Thái Bình điện Tử
-
Sắt Là Gì? Vai Trò Của Sắt Với Cơ Thể - Vinmec
-
Bình Lợi - Cây Cầu 3 Thế Kỷ: Bao Cuộc Bể Dâu Trôi Qua Cầu
-
Cầu Sắt Nha Trang - điểm Sống ảo Mang Nét Hoài Cổ!
-
Chính Thức Thông Xe Cầu Sắt An Phú Đông - PLO
-
CHIẾC CẦU SẮT CỦA TUỔI THƠ Ai đây? Dự Là điểm ... - Facebook
-
THIẾU MÁU THIẾU SẮT - Bệnh Viện Truyền Máu – Huyết Học
-
Cầu Sông Thương - Nơi Ghi Dấu Nhiều Chiến Công - Báo Bắc Giang
-
Những Cây Cầu Sắt Xuống Cấp Nghiêm Trọng ở TP.HCM - Công An