Cáu Gắt: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách điều Trị - Bảo Xuân – Viên Uống
Có thể bạn quan tâm
Cáu gắt gây ra những bất lợi cho chúng ta cả về thể chất, mối quan hệ, sức khỏe và sắc đẹp. Vậy vì sao chúng ta thường xuyên bị cáu gắt mà không thể kiểm soát tốt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Mục lục
Trạng thái cáu gắt là gì? Biểu hiện đi kèm
Giữa cuộc sống nhanh và xô bồ như hiện nay, sẽ không lấy làm lạ khi bạn nhìn thấy một người cáu gắt, tức giận, cảm xúc không tích cực. Vậy thực chất cảm xúc này là gì, có liên quan gì tới sức khỏe và tinh thần của người đó không?
Cáu gắt thực chất là gì?
Cáu gắt thực chất là một cảm xúc rất thường thấy, có thể vì một tác động phát sinh nào đó từ bên ngoài hoặc chính trong cơ thể bạn khiến bạn cảm thấy khó chịu, dễ bị kích động, cảm giác như bị làm phiền.
Biểu hiện đi kèm khi cáu gắt
Bên cạnh trạng thái cáu gắt, khó chịu thể hiện bên ngoài, người đang cáu gắt còn có những biểu hiện khác đi chung như:
- Khó tập trung, lơ đễnh
- Nhịp tim nhanh hơn
- Tuyến mồ hôi sẽ hoạt động quá mức
- Thở nhanh và dốc hơn
- Người bệnh luôn có cảm xúc bồn chồn
Vì sao chúng ta hay cáu gắt?
Dù nói cáu gắt là cảm xúc của cơ thể nhưng nguyên nhân dẫn tới cơn cáu gắt không phải chỉ xuất phát ở nội tại con người mà còn có nhiều nguyên nhân khác. Cụ thể:
Mất ngủ cáu gắt
Mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, không muốn làm gì. Điều này là do bán cầu đại não đang mệt mỏi, hệ thần kinh bị rối loạn. Chính điều này dẫn đến việc các hormone cortisol tăng đột ngột làm cho chúng ta luôn bị căng thẳng, dễ cáu gắt.
Áp lực đè nén
Theo số liệu thống kê, có tới 74% dân số toàn cầu đang bị tình trạng căng thẳng, áp lực làm phiền.
Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ phản ứng tương tự như lúc gặp tình huống nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Nồng độ hormone cung cấp năng lượng tăng, mọi giác quan trở nên nhạy cảm hơn hẳn.
Tuy nhiên, nếu bị áp lực đè nén quá lâu, liên tục sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tinh thần. Một trong số đó là biểu hiện cáu gắt thể hiện ra bên ngoài.
Lo lắng quá mức
Khi bạn lo lắng quá mức, tâm trí và cơ thể của bạn rơi vào trạng thái quá tải, bạn liên tục phải tập trung vào những điều “có thể xảy ra”. Rối loạn lo âu khiến bạn phải chịu đựng việc lo lắng cao độ, thậm chí là hoảng loạn.
Lúc này hiệu suất công việc sẽ giảm sút, tinh thần không được thoải mái, dễ cáu gắt hơn khi có tác động từ một sự việc không thuận lợi bên ngoài.
Bạn đã bị trầm cảm!
Trầm cảm hay những cảm xúc tiêu cực đi kèm sẽ khiến bạn hay cáu gắt hơn. Trong một số nghiên cứu, khi bị rối loạn trầm cảm, triệu chứng cáu gắt thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến hàng loạt cảm xúc tiêu cực như buồn bã, mệt mỏi, cáu gắt,…
Hạ đường huyết cũng khiến bạn dễ cáu gắt
Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên khi chúng ta bị hạ đường huyết thì sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu hơn.
Trong số những trường hợp bị giảm đường huyết đột ngột, tỷ lệ cáu gắt, lo âu, đổ mồ hôi, da nhợt nhạt, cảm giác ớn lạnh rất thường xuyên gặp phải.
Mất cân bằng nội tiết
Mất cân bằng nội tiết tố khiến các hormone lúc có quá nhiều hoặc quá ít trong máu. Theo thống kê, có tới 80% phụ nữ sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố nữ dẫn tới các biểu hiện như cáu gắt, bốc hỏa,…Các chức năng nội môi trong cơ thể bị rối loạn gây ra những triệu chứng bệnh lý khó chịu cho con người.
Có phải bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh không?
Estrogen là hormone kiểm soát hầu hết các chức năng sinh dục ở nữ giới, nhất là ở buồng trứng. Khi đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, buồng trứng sẽ sản xuất estrogen ít dần. Khi estrogen giảm não sẽ sản xuất ít serotonin (chất giúp điều chỉnh cảm xúc). Từ đó tâm trạng của bạn sẽ thường xuyên bất ổn, bị cáu gắt, các cảm xúc tiêu cực khác.
Hay cáu gắt có nguy hiểm không, có phải bị bệnh không?
Nếu cơn cáu gắt của bạn không xảy ra thường xuyên, chỉ xảy ra sau những áp lực nhất định hoặc do hệ quả của những áp lực trong cuộc sống, những cảm xúc bị dồn nén thì không quá đáng ngại.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị cáu gắt mà không rõ nguyên nhân, bản thân lại không thể kiểm soát được thì nó đã trở thành bệnh hay cáu gắt.
Lúc này, bệnh cáu gắt có thể đi kèm các biểu hiện của một số bệnh lý rất nguy hiểm như Gan, thận, nội tiết, u não, rối loạn tâm thần, đặc biệt là bệnh trầm cảm.
Đây là bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vừa không dễ nhận diện vừa gây ra những hệ quả nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của người bệnh.
Cách kiểm soát và điều trị cáu gắt
Để điều trị bệnh cáu gắt nên nhìn nhận thực tế vào tính chất, mức độ cáu gắt của mỗi người. Với mỗi nguyên nhân gây ra sẽ có các cách kiểm soát và điều trị riêng biệt.
Cách kiểm soát cơn cáu gắt hiệu quả
Nếu chỉ là những cảm xúc nhất thời, bộc phát, là tác động từ bên ngoài môi trường tới bạn, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cơn cáu gắt hiệu quả, nhanh chóng bằng những cách sau:
- Giảm tải áp lực công việc bằng cách lên kế hoạch công việc, sắp xếp phân chia công việc và nhờ người trợ giúp để giảm tải công việc, có thời gian thư giãn.
- Giảm gánh nặng cơm áo gạo tiền bằng cách quản lý chi tiêu tốt hơn, có kế hoạch.
- Thường xuyên thưởng cho bản thân những khoản thời gian tự thư giãn, thiền định, làm những công việc yêu thích, nấu những món ăn ngon, vui chơi bên ngoài cùng gia đình và bạn bè thân thiết
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, các loại đồ uống khiến bạn khó ngủ, chướng bụng hoặc ảnh hưởng tới dạ dày
- Học cách kiểm soát cảm xúc bản thân thông qua những khóa học của diễn giả nổi tiếng
Điều trị cáu gắt không quá khó!
Nếu cáu gắt là bệnh, liên quan tới các bệnh lý trong cơ thể, bạn cần chú trọng hơn, cần tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến bạn cáu gắt là gì.
Tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ, làm các xét nghiệm cơ bản, thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh lý và có kế hoạch điều trị phù hợp. Khi các bệnh lý này thuyên giảm, cảm xúc cơ thể bạn cũng sẽ tích cực hơn.
Trường hợp bạn cáu gắt do nguyên nhân mất cân bằng nội tiết ở tuổi trung niên, bạn cần có biện pháp để cân bằng lại nội tiết trong cơ thể. Điều này không chỉ giúp giữ gìn nhan sắc mà còn tốt cho sinh lý nữ.
Các sản phẩm giúp cân bằng nội tiết tố nữ hiện nay có thêm tinh chất mầm đậu nành, collagen tự nhiên, các dược liệu quý như Đương quy, xuyên khung, thục địa, vitamin D,… rất tốt cho chị em sau tuổi 30 để cải thiện các triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố như bốc hỏa, cáu gắt, lo âu, bồn chồn,…
Một trong những sản phẩm được chị em tin tưởng lựa chọn chính là viên uống Bảo Xuân Gold. Chỉ cần uống ngày 2 lần mỗi lần 2 viên, khi có hiệu quả duy trì ngày 1 lần x 2 viên bạn sẽ nhận thấy da dẻ đẹp hơn, cảm xúc tốt hơn, ít cau gắt, không hay lo âu bồn chồn như trước nữa.
Trên đây là những thông tin về cáu gắt cũng như những mẹo để bạn kiểm soát cơn cáu gắt của mình tốt hơn. Nếu có bất cứ điều gì băn khoăn cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
S.T
Từ khóa » Dễ Cáu Gắt
-
Hay Cáu Gắt Do đâu? 8 Nguyên Nhân Khiến Bạn Hay Nổi Nóng Cáu Gắt
-
Nguyên Nhân Cáu Gắt: 8 Lý Do Khiến Bạn Dễ Nổi Nóng - HelloBacsi
-
Dễ Nóng Giận, Cáu Gắt, Hay đau đầu, Chóng Mặt Và Buồn Nôn Là Dấu ...
-
Trở Nên Hay Cáu Gắt đã Là Bệnh? - Báo Tuổi Trẻ
-
Giải Mã Nguyên Nhân Con Gái Dễ Cáu Gắt Trong Ngày đèn đỏ - Ferrovit
-
HAY CÁU GẮT LÀ BỆNH GÌ? ĐÂY LÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT DÀNH ...
-
Dễ Tức Giận Là Dấu Hiệu Của Những Bệnh Nào? - Báo Thanh Niên
-
Tại Sao Phụ Nữ Lại Dễ Cáu Gắt Khi Mãn Kinh? - Suckhoe123
-
Cáu Gắt - NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
Tại Sao Chúng Ta Dễ Cáu Gắt Khi đói? | VIAM
-
Dễ Cáu Gắt, Khóc Nhiều, Không Muốn Giao Tiếp... Có Phải Cháu Mắc ...
-
Hay Mệt Mỏi, Dễ Cáu Gắt Và Suy Nghĩ Tiêu Cực, Dấu Hiệu Stress?
-
Các Rối Loạn Lưỡng Cực - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Cáu Gắt Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Nguyên Nhân Khiến Bạn Hay Cáu Gắt Và Cách điều Trị
-
Góc Giải đáp: Bệnh Rối Loạn Lo âu Lan Tỏa Là Gì Và Cách điều Trị?