Nguyên Nhân Cáu Gắt: 8 Lý Do Khiến Bạn Dễ Nổi Nóng - HelloBacsi

🐰Tặng Blindbox Baby Three cho thành viên mới, đăng ký nhận ngay!

hellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmCarePath

CarePath

Chuyên trang tiêu hoá và đề kháng cho bé!

Chuyên trang tiêu hoá và đề kháng cho bé!

Tăng tạo máu cho ngày thật "MÁU"

Tăng tạo máu cho ngày thật "MÁU"

Cả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi

Cả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?

Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?

Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm

Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm

Công cụ kiểm tra sức khoẻ da

Công cụ kiểm tra sức khoẻ da

Công cụ dự đoán chiều cao của bé

Công cụ dự đoán chiều cao của bé

Theo dõi cử động của thai nhi

Theo dõi cử động của thai nhi

Tính ngay với Hello Bacsi app

Hộp thuốc cá nhân

Hộp thuốc cá nhân

Tính ngay với Hello Bacsi app

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminMang thai•8 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminMang thai•22 days🔥 [Minigame] - Giáng sinh lung linh - Rinh blindbox "Baby three" 🔥 Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩTải AppCộng đồngSức khỏe tinh thầnNguyên nhân cáu gắt: 8 lý do khiến bạn dễ nổi nóng

🔥 Bài đăng hot nhất

Tham gia cộng đồngavatarNgười dùng ẩn danhSức khỏe tinh thần1 tháng trước

Hỏi bác sĩ tâm lý

Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko

... Xem thêm176710 bình luậnavatarNgười dùng ẩn danhSức khỏe tinh thần1 tháng trước

mình vừa chia tay 1 cuộc tình đầu tiên yêu trong vòng 3 năm mình thực sự lần đầu cảm thấy bế tắc và mình muốn tự tử 

mình muốn tự tử nhưng không muốn đau đớn hoặc nhảy cầu.

25610 bình luậnavatarNgười dùng ẩn danhSức khỏe tinh thần2 tuần trước

tôi điên thật rồi

mình dạo gần đây cảm thấy stress về mọi mặt cũng như lo lắng nhưng không nhiều , mình cảm thấy dạo này bản thân thật kỳ lạ , mình mặc định bản thân

... Xem thêm747 bình luậnavatarNgười dùng ẩn danhSức khỏe tinh thần1 tháng trước

SOS bác sĩ giúp em ạ

Chào bác sĩ, em bị sưng đỏ và ngứa ở bao quy đầu, đi tiểu buốt. Em có nên tự ý mua thuốc về bôi không? Và nếu bị viêm bao quy đầu thì có

... Xem thêm2016 bình luậnTTrâm AnhSức khỏe tinh thần3 tuần trước

Không ai quan tâm

Mẹ con lúc nào cũng chỉ nghĩ đến người khác có vui hay buồn , chỉ sợ con hoặc mẹ sẽ làm ah hai buồn , nhưng không ai hoặc mẹ quan tâm đến cảm xúc c

... Xem thêm635 bình luậnXem tất cả bài viếtTham gia cộng đồngavatarThư PhạmKiểm duyệt viênSức khỏe tinh thần3 năm trướcNguyên nhân cáu gắt: 8 lý do khiến bạn dễ nổi nóngℹ️ Cảm giác khó chịu, dễ gắt gỏng ở một người thường phát sinh bởi nhiều vấn đề khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất có thể là 8 vấn đề như sau: 1️⃣ Áp lực cuộc sống đè nặng khiến bạn dễ cáu gắt với mọi người Chịu đựng áp lực đè nặng lên tinh thần trong thời gian dài có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn bình thường. Từ đó, những trạng thái tiêu cực như cáu gắt có nhiều khả năng bộc phát. Căng thẳng trong cuộc sống có thể liên quan đến công việc, học tập, gia đình hoặc sang chấn. Một người trải qua cuộc sống căng thẳng có thể gặp khó khăn trong việc quản lý tâm trạng. Nếu tình trạng trên kéo dài, bạn có nguy cơ bị chai sạn về mặt cảm xúc. 2️⃣ Trầm cảm và những cảm xúc tiêu cực đi kèm Tình trạng sức khỏe này có thể dẫn đến hàng loạt cảm xúc tiêu cực như buồn bã, mệt mỏi và cáu gắt. Theo một số nghiên cứu, trong rối loạn trầm cảm, triệu chứng cáu gắt thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, nó còn thường đi chung với: - Dễ gây hấn - Mạo hiểm hơn - Lạm dụng chất gây nghiện 3️⃣ Lo lắng quá nhiều cũng dẫn đến cáu gắt Thông thường, lo lắng xuất hiện nhằm đáp ứng lại trước một tình huống căng thẳng hoặc nguy hiểm trong cuộc sống. Tuy nhiên, lo lắng sẽ trở nên bất thường nếu nó quá mức vào kéo dài hơn sự căng thẳng. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của một người, chẳng hạn như: - Hiệu suất công việc - Hoạt động hàng ngày - Mối quan hệ cá nhân Mặt khác, nếu trạng thái lo lắng quá mức kéo dài từ nửa năm trở lên, bạn có thể đang mắc rối loạn lo âu lan toả (GAD). 4️⃣ Nguyên nhân cáu gắt do rối loạn sợ chuyên biệt Thuật ngữ sợ chuyên biệt mô tả nỗi sợ hãi hoặc ác cảm mãnh liệt đối với một đối tượng, có thể là người, vật hoặc một tình huống nhất định. Suy nghĩ nhiều hoặc tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi có nguy cơ khiến bạn cảm thấy dễ hoảng loạn, khó chịu và cáu gắt hơn bình thường. Những người mắc rối loạn sợ chuyên biệt có thể cảm thấy cực kỳ sợ hãi và lo lắng về một số yếu tố như: Máy bay, độ cao, kim tiêm, động vật,... 5️⃣ Thiếu ngủ: nguyên nhân gây cáu gắt hàng đầu Việc không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ) thường dẫn đến cảm giác khó chịu, gắt gỏng. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị kích động và bộc lộ cảm xúc khác thường nếu ngủ không đủ giấc. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên rối loạn giấc ngủ, như lo âu, trầm cảm, và các bệnh lý y khoa khác… Theo thống kê từ nhiều nghiên cứu, hiện nay có khoảng 1/3 người trưởng thành bị thiếu ngủ. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) khuyến cáo rằng người lớn cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Đối với trẻ vị thành niên, giấc ngủ nên kéo dài 8–10 giờ, trong khi trẻ sơ sinh có thể cần đến 16 giờ để ngủ. Do đó, nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau: - Không ăn quá nhiều hoặc tiêu thụ caffeine hay cồn (rượu, bia…) trước khi đi ngủ - Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh - Không dùng thiết bị điện tử (tivi, máy tính, điện thoại…) khi chuẩn bị đi ngủ - Tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ mỗi ngày - Thường xuyên tập thể dục 6️⃣ Hạ đường huyết làm bạn dễ cáu gắt Hạ đường huyết là một trong những vấn đề dễ tác động đến tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần. Thông thường, hạ đường huyết phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) do sử dụng insulin hoặc một số thuốc điều trị đái tháo đường khác không đúng cách. Mặc dù vậy, người bình thường vẫn có khả năng hạ đường huyết khi nhịn đói trong nhiều giờ liền. Lượng đường trong máu thấp có thể kéo theo một loạt triệu chứng như: - Lo lắng hoặc Cáu gắt - Khó tập trung - Nhịp tim nhanh - Run tay chân - Đau đầu - Buồn ngủ - Cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng Ngoài ra, tình trạng hạ đường huyết cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Lúc này, bạn có thể gặp ác mộng hoặc đổ nhiều mồ hôi suốt đêm. 7️⃣ Mất cân bằng nội tiết tố gây thay đổi tâm trạng Người bị mất cân bằng nội tiết tố có thể biểu hiện nhiều triệu chứng cơ thể và tâm thần khác nhau, trong đó bao gồm cả triệu chứng cáu gắt. Các tình huống căng thẳng, chế độ dinh dưỡng kém và thiếu ngủ là những yếu tố trực tiếp gây nên sự rối loạn hormone. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố phổ biến khác có thể gồm: - Đái tháo đường - Cường giáp - Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Thời kỳ Mãn kinh Ở nam giới, nồng độ estrogen cao hoặc mức testosterone thấp cũng là nguyên nhân gây cáu gắt. 8️⃣ Nguyên nhân cáu gắt do hội chứng tiền kinh nguyệt Các triệu chứng tiền kinh nguyệt là ví dụ cụ thể cho tình trạng mất cân bằng hormone gây thay đổi tâm trạng theo hướng tiêu cực. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hội chứng tiền kinh nguyệt rất phổ biến. Hơn 90% phụ nữ có thể bắt gặp những dấu hiệu bất thường vào khoảng 1–2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt của họ, bao gồm: - Đau đầu - Mệt mỏi - Tâm trạng tệ, thường xuyên cáu gắt - Dễ lo lắng hoặc dễ khóc - Thèm ăn - Đầy hơi - Ngực căng tức hoặc sưng - Táo bón hoặc tiêu chảy ✓ Làm thế nào để đối phó với tình trạng cáu gắt, khó chịu? Để chấm dứt tình trạng khó chịu và cáu gắt, bạn cần xác định rõ nguyên nhân cáu gắt của mình là gì. Điều trị đúng nguyên nhân sẽ nhanh chóng xóa bỏ những triệu chứng như trên. Đối với những vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc chống trầm cảm cho bạn. Ngoài ra, trải lòng cùng một chuyên gia tâm lý cũng giúp giảm bớt một số triệu chứng như sợ hãi, lo lắng hoặc khó chịu. Nếu bạn dễ cáu gắt do mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sinh hoạt cần được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn liệu pháp hormone để điều trị. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng biện pháp này không hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung nội tiết tố. Tâm trạng không tốt, chẳng hạn như khó chịu và dễ cáu gắt, có nguy cơ khiến chất lượng cuộc sống của bạn đi xuống. Vì vậy, nếu nhận thấy những cảm xúc tiêu cực thường xuyên bộc lộ, bạn nên nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ y tế từ các chuyên gia trị liệu tâm lý.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Cảm xúc tiêu cực

Nguyên nhân cáu gắt: 8 lý do khiến bạn dễ nổi nóngNguyên nhân cáu gắt: 8 lý do khiến bạn dễ nổi nóngVitamin B6: Giải pháp mới giúp giảm triệu chứng ốm nghénTham vấn y khoa BS. Nguyễn Trường Thanh • 4 tuần trướcThíchChia sẻLưuBình luận7055252

2 bình luận

Mới nhất

avatarNgười dùng ẩn danh

Trầm cảm nguy hiểm lắm các bạn ơi, nếu thấy cáu gắt ko dừng dc đi khám ngay nhé

7 tháng trướcThíchTrả lờiavatarHân Lê

Nhiều áp lực cuoojc sống quá làm mình nhiều khi có trạng thái y như bài viết ấy, bực bội, khó chịu.

7 tháng trướcThíchTrả lờiTrò chuyện ngayDành riêng cho thành viên cộng đồngGia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!

Sức khỏe tinh thần

chủ đề
Tham gia
Trầm cảm
Theo dõi
Phòng ngừa tự tử
Theo dõi
Tìm kiếm sự hỗ trợ
Theo dõi
Vấn đề sức khỏe tinh thần khác
Theo dõi
Tin tức sức khỏe
Theo dõi
Quà tặng & Hoạt động cộng đồng
Theo dõi
Cảm xúc tiêu cực
Theo dõi
Cảm giác cô đơn
Theo dõi
Cảm giác thấp kém
Theo dõi
Cảm giác ghen tuông
Theo dõi
Khủng hoảng tâm lý
Theo dõi
Quan hệ gia đình
Theo dõi
Khó khăn trong cuộc sống
Theo dõi
Rối loạn giấc ngủ
Theo dõi
Quản lý cảm xúc
Theo dõi
Hành vi tự hại
Theo dõi
Rối loạn tiền đình
Theo dõi
Yếu sinh lý
Theo dõi
Cảm giác sợ hãi
Theo dõi

Bệnh truyền nhiễm

13 chủ đề
Tham giađang tải ...

Kiểm soát cân nặng

15 chủ đề
Tham giađang tải ...

Mang thai

23 chủ đề
Tham giađang tải ...

Nuôi dạy con

16 chủ đề
Tham giađang tải ...

Sức khỏe phụ nữ

15 chủ đề
Tham giađang tải ...

Thể dục thể thao

19 chủ đề
Tham giađang tải ...

Tiểu đường

chủ đề
Tham giađang tải ...

Chào mừng bạn đến Cộng Đồng!

Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết

Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.

Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.

Tiếp tục

Từ khóa » Dễ Cáu Gắt