Câu Hỏi đáp Liên Quan đến Vắc Xin Sởi

Về trang chủ VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
  • home home
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Lãnh đạo đơn vị
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Tổ chức và cơ chế hoạt động
    • Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin địa phương
    • Tin chuyên ngành
    • Tin chỉ đạo
    • Tin cũ
  • HOẠT ĐỘNG
    • Phòng chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng chống bệnh không lây nhiễm
    • Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
    • Y tế cộng đồng
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
    • Chỉ đạo tuyến
  • HỆ THỐNG VĂN BẢN
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Thủ tục hành chính
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản dự thảo - góp ý
  • HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
    • Thư điện tử công vụ
    • Hệ thống văn bản điện tử

Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM

11 / 1 / 2021

Tin tức

Tin tức

  • Tin cũ

​Câu hỏi đáp liên quan đến vắc xin Sởi

31/01/2019 In bài viết

  • Video
  • Album

Hỏi đáp một số vấn đề liên quan đến bệnh Sởi Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sởi? Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là: - Trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vaccine. - Trẻ đã tiêm vaccine nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch. - Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vaccine trước đây. Do vậy, các nhóm này cần được bảo vệ bằng tiêm vaccine sởi. Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi. Làm thế nào để phòng bệnh sởi? Tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người. Có phải bị nhiễm virus sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không? Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với virus sởi do tiêm vaccine trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa. Khi có các biểu hiện nghi sởi. Tôi nên làm gì? Ngay lập tức đi đến cơ sở y tế để được khám, và khai các triệu chứng anh/chị nghỉ mình bị bệnh. Bác sĩ sẽ: • Xác định xem anh/chị có miễn dịch với bệnh sởi hay không dựa trên hồ sơ tiêm chủng hoặc bệnh sử trước đây đã mắc sởi, xét nghiệm chẩn đoán (nếu cần). • Khám để xác định anh/chị có bệnh sởi không?, tư vấn, có những lời khuyên theo dõi diễn tiến nặng của bệnh, chế độ nghỉ ngơi, cách ly (nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến nơi đông người…) tránh lây lan cộng đồng Nếu nghi ngờ đã lây nhiễm virus gây bệnh sởi nhưng chưa miễn dịch, vẫn có thể tiêm phòng không? Có thể, nhưng cần phải tiêm vắc xin càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với virus thì mới có hiệu quả. Tôi vẫn có thể bị sởi nếu tôi được tiêm phòng đầy đủ phải không? Rất ít người mắc sởi sau khi tiêm vắc xin đầy đủ vì hiệu quả tiêm ngừa vắc xin đạt 97%, nghĩa là vẫn còn 3% người thực hiện tiêm hai liều vắc-xin sởi vẫn sẽ bị sởi nếu tiếp xúc với vi-rút. Nguyên nhân có thể do miễn dịch của anh/chị không đáp ứng sau khi tiêm vắc-xin. Nhưng nếu được tiêm phòng đầy đủ, nếu có bị sởi sẽ mắc bệnh nhẹ hơn. Và khi được tiêm phòng đầy đủ cũng ít có khả năng truyền bệnh cho người khác. Tiêm ngừa Vắc xin sởi có hiệu quả như thế nào? Vắc xin sởi rất hiệu quả. Một liều vắc-xin sởi có hiệu quả khoảng 93% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi nếu tiếp xúc với vi-rút. Hai liều có hiệu quả khoảng 97%. Tại sao phải tiêm hai liều vaccine sởi? Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vaccine sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vaccine... Việc tiêm mũi vaccine sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vaccine sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%. Những đối tượng nào cần tiêm mũi vaccine sởi thứ hai? Tất cả trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất vaccine sởi, chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc sởi. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trên thực tế không cần xét nghiệm xác định tình trạng miễn dịch của trẻ để cán bộ y tế chỉ định tiêm vaccine. Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai vaccine sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai Miễn dịch sau tiêm vaccine sởi có bền vững suốt đời? Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vaccine hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời. Có thể tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không? Chỉ tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết. Tất cả trường hợp tiêm vaccine sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vaccine khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi vaccine. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vaccine sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vaccine sởi? Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch. Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine sởi? Những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vaccine sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của vaccine (gelatin, neomycin). Dị ứng với trứng không phải là chống chỉ định. Không nên tiêm vaccine sởi cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tăng tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các vaccine sống khác, cần tránh có thai ít nhất một tháng sau tiêm. Không tiêm văcxin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm. Có thể tiêm vaccine sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS. Tiêm vaccine sởi có thể bị nhiễm virus sởi không? Có, bởi vì vaccine chứa virus sởi đã bị làm yếu, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm vaccine bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm virus cho người khác nên không cần cách ly. 18. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vaccine sởi? Vaccine sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vaccine khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị gì. Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế. LỊCH TIÊM PHÒNG Trẻ em: • 9 tháng: Sởi đơn (TCMR) • 12 – 15 tháng: Sởi – Quai bị - Rubella (liều 1) • 4-6 tuổi: Sởi – Quai bị - Rubella (liều 2) Người lớn: Sởi – quai bị - Rubella (01 liều duy nhất) BIỆN PHÁP PHÒNG: • Tiêm vắc xin phòng bệnh: biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất • Hạn chế tiếp xúc người bệnh, nếu tiếp xúc phải mang khẩu trang • Vệ sinh cá nhân • Cách ly người bệnh: người lớn nghỉ làm trong khoảng thời gian 7-10 ngày Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Hội nghị triển khai công tác dân số năm 2019

Sáng ngày 18/01/2019, tại Hà Nội, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị triển khai công tác dân số năm 2019.

Xem chi tiết Next

Vận động phụ huynh tiêm chủng vắc - xin phòng bệnh sởi cho trẻ đầy đủ

Ngày 09/3/2019, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng chống dịch tại TPHCM.

Xem chi tiết Next

Lễ công bố loại trừ bệnh giun chỉ Bạch huyết tại Việt Nam

Sáng 17/01/2019 tại Hà Nội, Viện Sốt rét ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương long trọng tổ chức Lễ công bố Loại trừ bệnh giun chỉ Bạch huyết tại Việt Nam.

Xem chi tiết Next

Hội nghị sơ kết 3 năm và kế hoạch 2 năm của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020

Sáng ngày 11/4/2019 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Sơ kết 3 năm (2016-2018) và kế hoạch 2 năm (2019-2020) của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020. PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại Hội nghị.

Xem chi tiết Next
  • Tin nổi bật
  • Tin chỉ đạo
  • Tin địa phương

Tin tức nổi bật

Hội nghị Tổng kết công tác Phòng, chống bệnh Truyền nhiễm năm 2024 và triển khai Kế hoạch năm 2025

Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân

Thông tin về bệnh dại trên người

Thong ke Top

Từ khóa » Tiêm Sởi Xong Bị Phát Ban