Sốt, Phát Ban Sau Tiêm Phòng Sởi Mũi 1 | Trung Tâm Chăm Sóc Sức ...
Có thể bạn quan tâm
Sốt, phát ban sau tiêm phòng sởi mũi 1
Câu hỏi 1: Thưa bác sĩ, bé trai nhà em 16 tháng tuổi, em cho bé đi tiêm phòng sởi mũi 1 (mũi 3 trong 1). Sau đó 1 ngày bé bị sốt, bé sốt 3 ngày liền nhưng không quá 38,5 độ C. Ngày thứ 2 của sốt, bé mọc ban lấm tấm khắp người, [Xem thêm: cach tri chung mat ngu] không theo thứ tự nào. Ngày thứ 3 của sốt thì các nốt ban dày hơn. Bé vẫn ăn và chơi bình thường, tuy không bằng mọi ngày. Bác sĩ cho em biết có thể bé bị sởi không ạ? Em cám ơn bác sĩ! Trả lời: Theo như triệu chứng của cháu, cháu không phải bị sởi mà bị phản ứng sau khi tiêm vắc-xin. Trẻ sau khi tiêm phòng về có thể có phản ứng như sốt, phát ban (ban đỏ, gần giống như ban sởi, nhưng nhẹ hơn) có thể xảy ra ở trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubella. Em có thể tham khảo một số phản ứng sau khi trẻ tiêm phòng về. – [Xem thêm: cách chữa bênh mất ngủ] Phản ứng tại chỗ: Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ một vài giờ đến 1 ngày, có thể làm trẻ nhỏ quấy khóc. Một số khác lại thấy nổi cục lên ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, có thể tồn tại 2-3 tuần mới tiêu tan. Cũng có trẻ bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3-6 ngày. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số các trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi. – Phản ứng toàn thân: Sốt là triệu chứng hay gặp nhất. Sau khi tiêm phòng một vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt. Sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39 độ C), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Sốt này hay gặp trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, ho gà. Cũng có trường hợp, sốt muộn, sau khi tiêm phòng tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt. Sốt này thường xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị. Tuy nhiên, tất cả các triệu chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường tự khỏi. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (paracetamol). Chúng tôi chưa hề gặp một tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên. – Phản ứng ngoài da: Ban mề đay, ngứa toàn thân, đôi khi có thể xảy ra ở một số trẻ có tiền sử hay bị dị ứng, và có thể tồn tại từ 3-6 ngày. Ngoài ra, tình trạng phát ban (ban đỏ, gần giống như ban sởi, nhưng nhẹ hơn) có thể xảy ra 2-10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc rubella. Ban này thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm phòng, có thể kèm theo sốt nhẹ, và thường tự khỏi không cần dùng thuốc. Một số trường hợp ban mề đay, gây khó chịu nhiều cho trẻ, thì có thể dùng thêm một số thuốc chống dị ứng (siro phenergan, Promethazine…). Ảnh minh họa Câu hỏi 2: Thưa bác sĩ, bé lớn nhà cháu được 5 tuổi đã tiêm 1 mũi sởi lúc 9 tháng và 1 mũi sởi, quai bị lúc khoảng hơn 2 tuổi. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu con cháu bây giờ có phải tiêm [Xem thêm: cach chua mat ngu] mũi nhắc lại không ạ? Bé nhỏ nhà cháu được gần 3 tuổi, cháu mới tiêm 1 mũi sởi, quai bị lúc hơn 1 tuổi, bác sĩ cho hỏi, bé nhà cháu có phải tiêm mũi thứ hai bây giờ không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều! Trả lời: Cả 2 cháu nhà em đều đã tiêm mũi 1 của sởi, quai bị, rubella hay còn gọi là mũi 3 trong 1. Theo quy định của nhà sản xuất loại vắc-xin này, các cháu bé sẽ tiêm nhắc lại mũi 2 của vắc-xin 3 trong 1 hay mũi 2 của sởi, quai bị, rubella là sau 4 năm. Cháu lớn tiêm mũi 1 lúc hơn 2 tuổi thì cháu sẽ tiêm mũi 2 khi cháu hơn 6 tuổi, còn cháu bé tiêm mũi 1 khi cháu hơn 1 tuổi thì cháu sẽ tiêm mũi 2 khi cháu hơn 5 tuổi. Theo tôi thì cháu không phải đi tiêm phòng sởi vào thời điểm này vì cả 2 cháu chưa đến thời gian cần tiêm mũi 2. Nhưng vào thời điểm hiện nay, nếu khu vực cháu ở đang có dịch sởi, thì có một số quan điểm cho rằng, với các cháu đã tiêm phòng mũi 1 của vắc-xin sởi, quai bị, rubella thì có thể tiêm mũi 2 sớm hơn quy định từ 1-2 năm. Nếu như vậy, cháu lớn có thể tiêm mũi 2 sớm hơn so với lịch, vì cháu đã tiêm được 3 năm, cháu bé mới tiêm được 2 năm thì chưa cần tiêm mũi 2. Tùy vào quyết định của em, có cho cháu lớn tiêm mũi 2 sớm hơn theo quy định của nhà sản xuất. Trong trường hợp, trạm y tế nơi 2 cháu đang sinh sống, gọi các cháu ra trạm tiêm sởi đơn (sởi tiêm miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng), nếu muốn tiêm cho 2 cháu mũi sởi đơn trong chương trình này, em vẫn cho 2 cháu tiêm mũi sởi đơn miễn phí được. Về nguyên tắc, có thể tiêm 2 mũi sởi tối thiểu cách nhau 1 tháng. Nhưng em nên nhớ, sau tiêm mũi sởi đơn này, đến thời gian tiêm mũi 2 của sởi, quai bị, rubella vẫn phải cho con đi tiêm theo đúng lịch hẹn thì cháu mới phòng được 3 bệnh sởi, quai bị, rubella. Chúc sức khỏe! BS. Nguyễn Thị Thúy Theo Suckhoedoisong.vn
Leave a Reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Comment *
Name
Website
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
Chuyên mục
Từ khóa » Tiêm Sởi Xong Bị Phát Ban
-
Các Phản ứng Có Thể Gặp Sau Tiêm Vắc - Xin Sởi - Rubella MMR II
-
Bé Phát Ban Rải Rác Trên Da Sau Khi Tiêm Vắc-xin Sởi-Quai Bị-Rubella ...
-
Sau Khi Chích Ngừa Sởi Trẻ Bị Phát Ban
-
Những Dấu Hiệu Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sởi Ai Cũng Cần Biết
-
Cha Mẹ Cần Chú ý Những Gì Khi Cho Con Tiêm Vắc Xin Sởi? | Medlatec
-
Giải đáp: Trẻ Bị Sốt Phát Ban Sau Khi Tiêm Vắc Xin 5in1 Có Sao Không?
-
3 Triệu Chứng Giúp Phát Hiện Bệnh Sởi Sớm, Phân Biệt Sởi Với Sốt Phát
-
Phản ứng Da Thường Gặp Sau Tiêm Vaccine COVID-19
-
Tiêm Sởi Có Sốt Không: Những điều Cha Mẹ Cần Biết | Hapacol
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Bệnh Sởi Và Vắc Xin Sởi
-
Hỏi đáp Về Chiến Dịch Tiêm Vắc Xin Sởi-rubella
-
Câu Hỏi đáp Liên Quan đến Vắc Xin Sởi
-
Giúp Mẹ Phân Biệt Bệnh Sởi Và Sốt Phát Ban - Bio-acimin
-
Một Số Phản ứng Có Thể Xảy Ra Sau Tiêm Phòng