Câu Hỏi: Để Phân Biệt Sự Vật, Hiện Tượng Này Với Các Sự ... - TopLoigiai

Câu hỏi: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

A. Lượng.      

B. Chất.

C. Độ.       

D. Điểm nút.

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. Chất

Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào chất. Bởi chất là thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Cùng Top lời giải tìm hiểu những thông tin hữu ích khác về quy luật của chất và lượng nhé!

Quy luật lượng – chất là một trong ba quy luật cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Diễn đạt một cách đầy đủ, đó là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

Mục lục nội dung 1. Chất2. Lượng3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất4. Sự khác nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất5. Trắc nghiệm

1. Chất

Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

* Ví dụ: Muối và đường.

- Điểm giống: Màu trắng, dễ hòa tan trong nước, dạng hạt, dùng để nấu ăn.

- Điểm khác:

Muối

Đường

Vị mặn, được làm từ nước biển

Vị ngọt, được làm từ mía

⇒ Những điểm giống và khác nhau được gọi là thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Thuộc tính là đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác.

+ Thuộc tính cơ bản: Quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng (Chỉ ra điểm khác biệt của sự vật, hiện tượng; giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác).

+ Thuộc tính không cơ bản: Không quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng (Chỉ ra điểm chung có ở tất cả sự vật, hiện tượng; không giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác).

→ Trong 2 thuộc tính nêu trên: Thuộc tính cơ bản sẽ tạo nên chất của sự vật, hiện tượng. Xét trong ví dụ trên: Chất của muối là vị mặn, được làm từ nước biển; chất của đường là vị ngọt, được làm từ mía. Như vậy, có rất nhiều thuộc tính, nhưng thuộc tính cơ bản mới tạo nên chất của sự vật, hiện tượng và mới giúp chúng ta phân biệt được sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

Như vậy, khi đánh giá chất của một sự vật hiện tượng thì ta đặt chúng trong mối quan hệ cụ thể để xác định chất.

2. Lượng

- Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều).... của sự vật và hiện tượng.

- Như vậy: Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.

- Ví dụ: Đối với mỗi phân tử nước, lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.

=> Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không nằm ngoài sự vật, hiện tượng, cũng không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại.

3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là độ.

- Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút.

- Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng

- Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng phù hợp với nó.

- Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

=> Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. Vì vậy, trong học tập, rèn luyện phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ, tránh hành động nôn nóng hoặc nửa vời.

4. Sự khác nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất

- Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượn. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

- Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.

5. Trắc nghiệm

Câu 1: Cách thức của sự biến đổi về của lượng

A. Lượng và chất biến đổi cùng lúc

B. Lượng biến đổi trước

C. Lượng biến đổi sau

D. Lượng không bị biến đổi

Câu 2. Thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Chất

B. Lượng

C. Đặc điểm

D. Tính chất

Câu 3. Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng

A. Thống nhất với nhau.

B. Tương tác lẫn nhau.

C. Gắn bó với nhau.

D. Tác động lẫn nhau.

Câu 4. Khi chất mới ra đời, lượng biến đổi theo hướng

A. Tương ứng với chất mới.

B. Lượng mới giảm đi.

C. Lượng tăng lên.

D, Lượng giữ nguyên như cũ.

Từ khóa » Sự Vật Hiện Tượng đó Là Gì