Câu Hỏi Lý Thuyết Dãy điện Hóa - ăn Mòn Kim Loại

Câu hỏi lý thuyết dãy điện hóa – ăn mòn kim loại

Nhằm khắc sâu kiến thức lý thuyết quan trọng của chuyên đề đại cương về kim loại, mình viết thêm câu hỏi lý thuyết về dãy điện hóa -ăn mòn kim loại để các bạn 2k1 có thể luyện tập thêm. Cố gắng lên các bạn nhé! Trong đề thi THPT Quốc Gia môn Hóa, lý thuyết chiếm 60% và là phần có thể ăn điểm dễ nếu các bạn chăm chỉ!!!

Phần 1. Củng cố lý thuyết (mình đã viết trong chuyên đề Đại cương Kim loại, sau đây mình sẽ bổ sung để các bạn tiện theo dõi) 

A.  Dãy điện hóa:

-         Nguyên tắc sắp xếp: Từ trái sang phải:

+ Tính khử kim loại giảm dần

+ Tính oxi hóa ion kim loại tăng dần

-         Chiều phản ứng:  

 

B.  Ăn mòn kim loại

I. Khái niệm :Là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng các chất trong môi trường xung quanh

II. Các dạng ăn mòn kim loại : Có 2 dạng ăn mòn kim loại: Hóa học và điện hóa

1.                       Ăn mòn hóa học:quá trình oxi hóa khử, e của Kloại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường   

2. Ăn mòn điện hóa                                                        

a.     Khái niệm: quá trình oxi hóa khử, do tác dụng chất điện li→tạo dòng e di chuyển từ cực âm đến cực dương.

b.     Điều kiện ăn mòn: (hội tụ đủ 3 điều kiện)

-               Có 2 điện cực khác chất ( 2 KL khác nhau , KL-PK , KL- hợp chất ..)

-               2 điện cực tiếp xúc với nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp)

-               Đặt trong môi trường chất điện li (dung dịch ; không khí ẩm cũng là môi trường điện li)

c.      Cơ chế ăn mòn:

-               Cực âm (anot) = kim loại mạnh = quá trình oxi hóa = kim loại bị ăn mòn

Tóm lại: Nếu ăn mòn điện hóa thì kim loại mạnh bị ăn mòn trước

III. Chống ăn mòn kim loại   :  Có 2 cách chống ăn mòn:

1.Bảo vệ bề mặt: bôi, sơn, mạ, tráng….= vật liệu bền với môi trường

2.Phương pháp điện hóa: Dùng kim loại hoạt động hơn để bảo vệ (kim loại hoạt động hơn sẽ bị ăn mòn trước)    

Vd :  Vỏ tàu biển bằng thép được gắn vào các khối kẽm( khi đó Zn bị ăn mòn điện hóa ) 

Phần 2. Câu hỏi củng cố lý thuyết

Câu 1. Cho hợp kim Mg, Al, Ni, Ag vào hỗn hợp dd Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được 4 kim loại. đó là:

A.          Al, Zn , Ni, Cu

B.           Ag, Cu, Ni, Zn

C.          Al, Ni, Cu, Ag

D.          Al, Zn , Ni, Ag

Câu 2. Cho một thanh Al vào dung dịch chứa 0,03 mol HCl và 0,03 mol RCl2.sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh Al tăng 0,96 gam. Kim loại R đó là :

A.          Ni

B.           Mn

C.          Zn

D.          Cu

Câu 3. Theo dãy thế điện hóa của kim loại thì từ trái sang phải:

A.             Tính khử của kim loại tăng dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăngdần.

B.             Tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của cation kim loại giảmdần.

C.             Tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăngdần.

D.             Tính khử của kim loại tăng dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăngdần.

Câu 4. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+  trong dung dịch là:

A.          Mg, Fe2+. Ag

B.           Mg,  Fe, Cu

C.           Fe, Cu, Ag+

D.          Mg, Cu , Cu2+

Câu 5. Dùng phản ứng của kim loại với dung dịch muối không thể chứng minh:

A.                                                   Cu có tính khử mạnhhơnAg.      

B. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơnZn2+.

C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnhhơnFe2+.               

D. K có tính khử mạnh hơnCa.

Câu 6.Trong pin điện hóa Zn-Cu, quá trình khử trong pin là:

A. Cu → Cu2++2e.                                              B. Zn → Zn2+ +2e.

C. Zn2 + 2e→Zn.                                                D. Cu2+ + 2e →Cu.

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007)

 

Câu 7. Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng:

A.             điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cutăng.

B.             cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.

C.             điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cugiảm.

D.             cả hai điện cực Zn và Cu đềugiảm.

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008)

Câu 8. Cho các pin điện hóa được ghép bởi các cặp oxi hóa-khử chuẩn sau:

a. Ni2+/NivàZn2+/Zn               b. Cu2+/Cu vàHg2+/Hg

c.                            Mg2+/Mg vàPb2+/Pb

Điện cực dương của các pin điện hóa đó lần lượt là:

A.             Zn, Hg,Pb.

B.             Ni,Hg,Pb. 

C.             Ni,Cu,Mg.

D. Zn, Hg,Mg.

Câu 9. : Dãy kim loại nào dưới đây đã được xếp theo chiều tăng dần của tính khử:

A. Al, Mg,Ca,K.                   

B. K, Ca,Mg,Al.                   

C. Al, Mg,K,Ca.                   

D. Ca, K, Mg,Al.

Câu 10: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3

A. Fe, Mg, Cu,Ag,Al.                                         B. Fe, Zn, Cu, Al,Mg.

C. Cu, Ag, Au,Mg,Fe.                                        D. Au, Cu, Al, Mg,Zn

Câu 11:  Cho hợp kim Al, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là

A. Cu,Al,Mg.                        

B. Ag,Mg,Cu.                       

C. Al,Cu,Ag.                        

D. Al, Ag,Mg.

Câu 12: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là

A. Fe,Cu,Ag.                        

B. Al,Cu,Ag.                        

C. Al,Fe,Cu.                         

D. Al, Fe,Ag.

Câu 13 Cho các cặp oxi hóa khử:

(1):Fe2+/Fe;          (2):Pb2+/Pb;                   (3):2H+/H2;        (4): Ag+/Ag;

(5):Na+/Na;          (6): Fe3+/Fe2+; (7):Cu2+/Cu.

Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là:

A. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6)Zn2+.                      B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+>Zn2+.

C. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+> Pb2+>Fe2+.                      D. Zn2+>Sn2+ > Ni2+ > Fe2+>Pb2+.

(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007)

Câu 19. Khi điều chế khí H2 bằng cách cho Zn tác dụng với H2SO4 loãng. Để tăng hiệu suất người ta áp dụng cách nào sau đây:

A.nhỏ thêm vài giọt CuSO4

B.nhỏ thêm vài giọt AgNO3

C.dùng lá Zn không nguyên chất

D.tất cả đều được

Câu 20. Để điều chế H2  bằng phản ứng giữa Zn với axit H2SO4  loãng, người ta cho vài giọt CuSO4  , khi đó Cu sinh ra bám vào Zn tạo thành pin điện. hãy cho biết trong pin điện đó, tại anot xảy ra quá trình gì?

A.Khử H+

B.Khử Zn+

C.Oxh H+

D.Oxh Zn

Câu 21. Một sợi dây phơi quần áo bằng Cu nối với một đoạn dây Al để trong không khí. Hiện tượng và kết luận nào sau đây là không đúng?

A.Chỗ nối của hai  kim loại Cu – Al trong tự nhiên xảy ra ăn mòn điện hóa

B.Al là cực âm bị ăn mòn mạnh

C.Không nên nối bằng 2 kim loại khác nhau nên nối bằng đoạn Cu

D.Cu là cực âm bị ăn mòn mạnh

Câu 22. Trong quá trình ăn mòn điện hóa, khi nhúng miếng gang ( hợp kim Fe-C) vào dung dịch H2SO4 loãng dư, hãy cho biết tại cực dương xảy ra quá trình gì?

A.     Oxh Fe

B.      Khử Fe

C.      Oxh H+

D.     Khử H+

Câu 23. Hãy chỉ ra trường hợp nào sau đây vật dụng bị ăn mòn điện hóa:

A.     ống dẫn khí đốt bằng hợp kim sắt đặt trong lòng đất

B.      vật dụng bằng Fe đặt trong phân xưởng sản xuất có sự hiện diện của khí Clo

C.      thiết bị bằng kim loại ở lò đốt

D.     ống dẫn hơi nước bằng Fe        

Câu 24. Cho các phản ứng sau:

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Cu + Fe(NO3)3 → Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Thứ tự về tính khử có thể rút ra từ các phản ứng trên là:

A. Ag < Fe2+ < Cu Fe2+ > Cu > Fe.

C. Fe < Cu < Ag< Fe2+                                        D. Cu > Ag > Fe2+ >Fe.

Câu 25. Cho các phản ứng:

K2Cr2O7 + 14HBr → 3Br2 + 2KBr + 2CrBr3 + 7H2O Br2 +2NaI → 2NaBr +I2

Khẳng định nào sau đây làđúng:

A. Tính oxi hoá: I2 >Cr2O72-                      .        

B. Tính khử: Cr3+ > I-.

C. Tính khử: Br->Cr3+.       

D. Tính oxi hoá: I2 >Br2

Câu 26.Cho 2 phản ứng sau:

Cu+2 FeCl3 → CuCl2+ 2FeCl2(1)

 Fe+CuCl2 → FeCl2+Cu (2)

Kết luận nào dưới đây là đúng:

A. Tính oxi hoá của Cu2+ > Fe3+>Fe2+               

B. Tính oxi hoá của Fe3+ > Cu2+ >Fe2+

C. Tính khử của Cu > Fe2+>Fe.                         

D. Tính khử của Fe2+ > Fe >Cu.

Câu 27. : Cho biết các phản ứng xảy ra sau:

 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3.

2NaBr + Cl2 → NaCl + Br2.

Phát biểu đúng là:

A. Tính khử của Cl- mạnhhơnBr-.                     

B. Tính oxi hoá của Br2 mạnh hơnCl2.

C. Tính khử của Br- mạnhhơnFe2+.                    

D. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn củaFe3+.

Câu 28. Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau: X + 2YCl3→XCl2+ 2YCl2;

Y + XCl2 →YCl2+ X.

Phát biểu đúng là:

A.             Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ionX2+.

B.             Kim loại X khử được ionY2+.

C.             Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loạiY.

D.             Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ionX2+.

(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008)

Câu 29.Cho 3 phản ứng:

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Theo 3 phản ứng trên, tính khử của kim loại giảm theo thứ tự là:

A. Ag > Cu > Fe>Al.                                          B. Ag < Cu < Fe Cu > Ag>Al.                                          D. Al > Fe > Cu>Ag.

Câu 30. Cho một cây đinh Fe vào dung dịch muối Fe3+ thì màu của dung dịch chuyển từ vàng (Fe3+) sang lục nhạt (Fe2+). Fe làm mất màu xanh của dung dịch Cu2+ nhưng Fe2+ không làm phai màu của dung dịch Cu2+. Dãy sắp xếp các theo thứ tự tính khử tăng dần là:

A. Fe2+ < Fe

Từ khóa » Thứ Tự ăn Mòn Kim Loại