Câu Hỏi Thường Gặp | Bảo Hiểm Phú Hưng
Có thể bạn quan tâm
1. Bảo hiểm mô tô – xe máy gồm các nghiệp vụ nào?
Bảo hiểm mô tô – xe máy gồm các nghiệp vụ sau:
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba
- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên mô tô – xe máy.
2. Bảo hiểm ô tô gồm các nghiệp vụ nào?
Bảo hiểm ô tô gồm các nghiệp vụ sau:
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba về người và tài sản
- Bảo hiểm TNDS tự nguyện của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba về người và tài sản
- Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe
- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa chở trên xe.
3. Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ bị hủy khi nào?
Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ bị hủy khi:
- Xe cơ giới bị thu hồi đăng ký và biển số theo qui định của pháp luật;
- Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Xe cơ giới bị mất được cơ quan công an xác nhận.
4. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm đối với xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
- Không có Giấy phép lái xe (GPLX) hợp lệ hoặc GPLX không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có GPLX;
- Có GPLX nhưng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn;
- Thiệt hại đối với tài sản bên thứ ba bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn;
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại;
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới;
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;
- Chiến tranh, khủng bố, động đất;
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
5. Bên thứ ba không phải là ai?
Cán bộ, nhân viên được chuyên chở trên xe của tổ chức, công ty; Người làm thuê để lái xe và phụ xe trên chính chiếc xe đó; Hành khách được chở trên xe.
6. Hành khách trên xe là ai?
Là người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển.
Từ khóa » Các Loại Rủi Ro Trong Bảo Hiểm Xã Hội
-
Rủi Ro Trong Bảo Hiểm Là Gì? Có Các Loại Rủi Ro Nào? - YouMed
-
Rủi Ro Là Gì? Các Loại Rủi Ro Trong Bảo Hiểm Người Mua Cần Biết
-
Các Loại Rủi Ro được Bảo Hiểm Mà Người Tham Gia Nên Biết - Prudential
-
Rủi Ro Là Gì? Nguyên Nhân Và Các Loại Rủi Ro Trong Bảo Hiểm?
-
Rủi Ro Và Những Khái Niệm Liên Quan Trong Bảo Hiểm
-
Những Rủi Ro Của Hệ Thống Bảo Hiểm Hưu Trí Trong Chính Sách An Sinh ...
-
RỦI RO TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO
-
Những Rủi Ro Mà Doanh Nghiệp Gặp Phải Khi Không đóng Bảo Hiểm
-
Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì? Các Loại Bảo Hiểm Xã Hội Mà Bạn Cần Biết
-
BHXH Một Lần ở Việt Nam - Lĩnh Vực Bảo Hiểm Xã Hội
-
Người Lao động Nên Thận Trọng Khi Nhận BHXH Một Lần
-
Các Loại Bảo Hiểm Hiện Nay Và Cách Phân Biệt Cơ Bản - Manulife
-
Định Nghĩa & Các Nguyên Tắc Trong Bảo Hiểm
-
Kế Hoạch 126/KH-UBND 2022 Thực Hiện Chỉ Tiêu Bao Phủ Bảo Hiểm ...